Khi cơ hội giáo dục khan hiếm
Các bản quy hoạch đô thị dường như đều thiếu đi một yếu tố quan trọng: Tương lai của những đứa trẻ.
Vào tháng 4-2014, tờ báo địa phương Baltimore Sun (Mỹ) đăng một bài viết chấn động về thành tích giáo dục của thành phố: “Theo kỳ thi Đánh giá quốc gia về tiến bộ giáo dục, chỉ 7% nam sinh da màu ở các trường học ở thành phố Baltimore có thể đọc, viết tương đương trình độ lớp 8. Tệ hơn, tại Maryland, 57% nam giới da màu tốt nghiệp trung học phổ thông. Hàng trăm nam sinh da màu bỏ học trung học ở Baltimore mỗi năm. Họ bước vào thế giới người lớn mà không thể đọc và hiểu được nội dung trong các tờ báo hằng ngày hoặc để tìm một công việc tối thiểu có hỗ trợ chi phí ăn uống và chỗ ở”.
Baltimore là một trong những thành phố có nền giáo dục công lập thiếu thốn và chất lượng thấp bậc nhất nước Mỹ. Ảnh: 21st Century
D. Watkins, một nhà văn sống ở Baltimore, kể lại trải nghiệm tồi tệ của cháu anh, Butta, tại một trường học ở Baltimore, trên trang Aeon.co: “Nó gặp rắc rối hằng tuần, phớt lờ ban giám hiệu, tự ý ra khỏi lớp, đến mức em gái tôi phải dành hẳn một khoảng thời gian mỗi tháng cho các cuộc gặp riêng với giáo viên nhưng cũng không hiệu quả mấy. Butta chưa bao giờ gặp rắc rối ngoài trường học, chi tiết này nói lên rất nhiều điều”. “Chuyện gì đã xảy ra với các lớp học của con” – tôi (Watkins) hỏi thằng bé. Nó đáp: “Các giáo viên của con ghét con và ném con sang chỗ của ông Ronald, người dạy thay suốt ngày ngồi nghịch điện thoại và luôn mồm nói rằng ông ta đi làm chỉ cho vui, vì có công ty riêng rồi. Ông ấy làm quái có công ty nào”.
Trường của Butta ném tất cả những đứa trẻ rắc rối vào một lớp, với một giáo viên dạy thay cả ngày có thể cho phép chúng làm tất cả những gì chúng muốn, từ nghịch Instagram, chơi Facebook, Twitter, nhảy lên bàn. Một ngôi trường công thật sự tệ hại, ở ngay tại đất nước mà hệ thống giáo dục được xem là hàng đầu thế giới.
Khi năm học mới bắt đầu vào đầu tháng 9 vừa rồi, gần 20 trường học trong hệ thống trường công lập ở thành phố Baltimore sẽ phải tan học sớm vài ngày trong tuần vì các lớp học không có máy lạnh. Baltimore hiện dự kiến sẽ nóng tới 34 độ vào những ngày tới và ít nhất 15 trường học thiếu cơ sở vật chất cần thiết.
Video đang HOT
Watkins mô tả rằng các trường học thuộc loại này là “thật khó để có một nền giáo dục tốt trong môi trường như thế”. Máy tính đã cũ kỹ, sách vở thì mục nát và phòng học thì quá nóng. Những đứa trẻ vẫn được đến trường nhưng vì gia đình nghèo, chúng chỉ có cơ hội đến vậy. Watkins cho rằng, những trường công lập kiểu vậy “làm rất tốt một việc, đó là dạy những đứa trẻ da màu nghèo ở lại dưới đáy xã hội Mỹ”.
Lý do, tất nhiên, không chỉ là chuyện giáo dục. Baltimore là một trong những thành phố phức tạp và nguy hiểm bậc nhất nước Mỹ, với số vụ giết người cao ngất ngưởng, và ma túy được buôn bán công khai. Quy hoạch của thành phố là tệ hại, dẫn đến việc các trường học và chi phí cho giáo dục, lẫn số lượng giáo viên, không thể đáp ứng nhu cầu dân số. Thành phố được thiết kế ngay từ đầu đã không có đất cho giáo dục. Không có những đứa trẻ xuất hiện trong bản quy hoạch chung từ khi bắt đầu.
Khi thành phố bất ổn và thiếu không gian cho giáo dục thì cơ hội của những đứa trẻ ở tầng lớp dưới lại nhỏ đi. Christopher Doob, một nhà xã hội học ở Connecticut, thậm chí đã đề ra một lý thuyết có tên “tái tạo xã hội”, để phản ánh hiện tượng này. Dù cho rằng nó diễn ra “không cố ý” nhưng ông nhận định quá trình này diễn ra rất bền vững: Những người thiếu cơ hội hưởng môi trường giáo dục thực sự sẽ ngày càng xa rời môi trường học vấn khi lớn lên. Thậm chí, ông cho rằng xã hội có xu hướng tạo ra một số lượng người lao động chân tay có mức lương tối thiểu nhất định – một tập hợp những người kiếm ăn ở tầng đáy – để chủ nghĩa tư bản được duy trì và các cấu trúc xã hội ủng hộ điều này, bao gồm cả việc thiết kế các đô thị để hướng tới tăng trưởng, không phải với mục đích tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả.
Tất nhiên, lập luận này có màu sắc “thuyết âm mưu” nhưng những gì diễn ra ở Baltimore hiện tại là đúng như thế: Các học sinh nghèo hưởng điều kiện giáo dục tồi tệ đa số bỏ học và thậm chí trở thành tội phạm khi trưởng thành.
Cơ hội học tập cần phải là bình đẳng ở mọi nơi, nhưng quá trình đô thị hóa và các chỉ tiêu tăng trưởng có thể hạn chế điều này. Ảnh: The Guardian
Chuyện bốc thăm để vào mẫu giáo
Cuối tháng 8 vừa rồi, chuyện học sinh phải bốc thăm để tìm suất vào trường mầm non Hoàng Liệt (Hà Nội) gây xôn xao dư luận và mọi người đổ lỗi cho ngành giáo dục, rằng tại sao lại để cho các con phải khổ sở thế, trong khi giáo dục là bình đẳng với mọi người.
Nhưng, có lẽ trường cũng lực bất tòng tâm. Gần một ngàn học sinh cần chỗ học nhưng nhà trường chỉ có thể tiếp nhận 459 cháu. Địa bàn phường chỉ khoảng gần 5 km2 nhưng có đến 120 ngàn dân, với 80 chung cư và kết quả là các con phải “cạnh tranh” may rủi ngay từ độ tuổi bước chân vào nền giáo dục.
Trong báo cáo mới nhất gửi UBND TP Hà Nội sau vụ bốc thăm, UBND quận Hoàng Mai cũng chỉ ra rằng chính tốc độ đô thị hóa quá nhanh đang khiến cơ hội giáo dục trở nên khan hiếm: phường Hoàng Liệt hiện vẫn còn 5 tòa chung cư nữa đang chuẩn bị hoàn thành.
Theo số liệu thống kê Báo Thanh niên đưa, số trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi của phường là 19.327 trẻ và số trẻ trong độ tuổi mầm non là 8.155 trẻ. Nhưng, địa bàn phường hiện chỉ có 6 trường công lập (2 THCS, 3 trường tiểu học, 1 trường mầm non) và 5 trường mầm non tư thục. Trên lý thuyết, toàn quận thiếu đến… 36 trường để có thể giải quyết chuyện học tập cho chừng ấy học sinh trong độ tuổi đến trường.
Bạn có thể lờ mờ nhận thấy những chi tiết của câu chuyện Baltimore ở đầu bài viết: Quy hoạch đô thị phục vụ cho tăng trưởng, không phải cho cơ hội giáo dục. Nếu muốn hưởng một cơ hội giáo dục tương đương khi các chỗ công lập đã hết, phụ huynh buộc phải chạy đôn chạy đáo và mất nhiều tiền hơn để cho con theo học trái tuyến. Những phụ huynh không có lá thăm may mắn để đưa con vào đúng trường mầm non công lập trên địa bàn mình sinh sống sẽ phải tìm một giải pháp khác và không phải ai cũng có đủ nguồn lực để thích ứng với tình huống. Và, đây mới là câu chuyện ở cấp độ mầm non.
Năm 2014, câu chuyện Baltimore trở nên cay đắng hơn: Thống đốc bang Maryland quyết định cắt giảm 35 triệu đô-la cho giáo dục công lập, khiến sĩ số các lớp tăng vọt và điều kiện giáo dục ngày một tồi tệ hơn. Rất nhiều trẻ em đã chọn bỏ học ngay từ đầu, khi nhìn vào bức tranh tương lai ấy.
Câu chuyện này không phải cá biệt ở nước Mỹ: Có những trường học ở Philadelphia sĩ số lên đến 50 học sinh. Tại Baltimore, các thầy cô giáo thậm chí đã biểu tình để phản đối tình trạng lớp học thiếu thốn thời gian gần đây.
Đấy không chỉ là câu chuyện của riêng nền giáo dục, vốn cũng đang thiếu thốn về cơ sở vật chất lẫn giáo viên. Câu trả lời có thể nằm ở những nơi cao xa hơn một ngôi trường, như là trong một văn phòng đẹp đẽ, nơi các bản quy hoạch đang chờ được phê duyệt. Nếu người đặt bút ký lưỡng lự thêm một chút, nghĩ về những đứa trẻ, trước khi đặt thêm một tòa chung cư vào đất trống thì sự bình đẳng về cơ hội có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp cho nhiều chục năm sau.
Nhưng, bao giờ cũng vậy, bán chung cư lúc nào cũng dễ hơn xây một ngôi trường.
Tổng thống Mỹ đưa ra cam kết hạn chế súng đạn trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/8 đã có bài phát biểu tại bang Pennsylvania trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới, trong đó nhấn mạnh đến kế hoạch hạn chế bạo lực súng đạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Rockville, Maryland, ngày 25/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bài phát biểu của ông Biden diễn ra tại thành phố Wilkes-Barre, nhằm quảng bá "Kế hoạch nước Mỹ an toàn hơn" (Safer America Plan), đồng thời khẳng định quyết tâm của ông trong thực hiện mục tiêu ban hành lệnh cấm các vũ khí tấn công tại Mỹ. Safer American Plan, do ông Biden khởi xướng, đã tài trợ hàng trăm tỷ USD cho các bang để thúc đẩy các chương trình thực thi pháp luật và an toàn công cộng.
Kế hoạch hạn chế súng đạn của ông Biden đề xuất việc huy động thêm 100.000 cảnh sát nhằm tăng cường an ninh đường phố, cũng như tăng đầu tư cho các hoạt động chống tội phạm và "các bước cần thiết để ngăn những đối tượng nguy hiểm sở hữu, sử dụng các loại súng".
Bài phát biểu trên là 1 trong 3 lần xuất hiện trước công chúng tại bang Pennsylvania của ông Biden trong tuần này, trong đó ông dự kiến có một bài phát biểu quan trọng tại thành phố Philadelphia vào ngày 1/9. Đây được coi là một trong những bang được quan tâm nhất trong thời gian vận động tranh cử, cũng là quê nhà của ông Biden.
Tối 1/9, ông Biden sẽ đến Philadelphia - thành phố được coi là nơi khai sinh ra nước Mỹ hiện đại - trong chuyến thăm mang tính biểu tượng. Tại đây, Tổng thống Biden sẽ có bài phát biểu với chủ đề "cuộc đấu tranh cho linh hồn của quốc gia". Đây là chủ đề tiếp nối nội dung tranh cử của đảng Dân chủ hướng tập trung vào việc bảo vệ lợi ích xã hội.
Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump - nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong đảng Cộng hòa - cũng dự kiến có bài phát biểu riêng tại bang Pennsylvania ngày 3/9.
Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới. Kết quả cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới ở Pennsylvania có thể quyết định liệu đảng Dân chủ có giữ được quyền kiểm soát Thượng viện trong 2 năm tới hay không.
Giới quan sát nhận định để bảo toàn được thế kiểm soát lưỡng viện như hiện tại, đảng Dân chủ và Tổng thống Biden sẽ phải xử lý tốt rất nhiều thách thức đối nội và đối ngoại như kinh tế, bạo lực súng đạn, xung đột Nga-Ukraine... Trong đó, vấn nạn bạo lực súng đạn được coi là chủ đề nóng tại Mỹ. Theo trang web Gun Violence Archive, mỗi năm quốc gia này ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp thiệt mạng do bạo lực súng đạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu công du Trung Đông Ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Israel, chính thức bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 4, trái) lên máy bay Không lực 1 tại căn cứ không quân Andrews ở Maryland, chuẩn bị khởi hành thăm Trung Đông, ngày 12/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...