Khi có đủ nhiệt tâm, bạn có thể thay đổi cả một con người
Chính cậu bé học sinh bị coi là “cá biệt” là người đã truyền cảm hứng và đánh thức tình yêu nghề trong tôi, để tôi nhận ra rằng “khi bạn thực sự có tình yêu với con trẻ, khi bạn có đủ nhiệt tâm và nhiệt tình bạn có thể thay đổi cả một con người”.
Để thay đổi một đứa trẻ thì giáo viên và bố mẹ là những người đầu tiên cần thay đổi
Trước khi đến với Vinschool, tôi là giảng viên đại học và vẫn luôn loay hoay trong suy nghĩ “đây có thực sự là công việc phù hợp với mình?”. Dù rằng, tôi đang có một công việc thực sự rất nhàn hạ, có vị trí tốt, có nhiều thời gian dành cho gia đình – nhưng có lẽ – Vinschool đã giúp tôi tìm thấy tình yêu nghề thực sự và niềm vui khi nhìn đám trẻ khôn lớn từng ngày.
Ba năm trước, lớp chủ nhiệm của tôi có một học sinh được coi là “cá biệt” trong mắt các thầy cô khi cậu bé luôn không hoàn thành bài tập, không ghi chép bài, làm việc riêng trong giờ học, đánh nhau với các bạn… Tôi đã từng cố gắng nói chuyện với cậu bé, nhờ sự hỗ trợ của các thầy cô bộ môn nhưng chỉ được một hai ngày là cậu bé lại “cá biệt” như cũ.
Cho đến một ngày, giáo viên bộ môn phản hồi với tôi việc cậu bé không hoàn thành bài tập và có thái độ không tốt khi bị nhắc nhở, tôi đã gọi điện cho bố của cậu bé. Sáng hôm sau, khi tôi vừa vào lớp cậu bé chạy lên bàn nhìn tôi, vạch áo lên và chỉ vào những vết lằn đỏ chi chít còn rớm máu trên người và nói “nhờ cô gọi mà bố con đánh con thế này đấy, con ghét cô!”.
Video đang HOT
Tôi thực sự sững sờ khi nhìn những vết lằn đỏ rất lớn trên người và ánh mắt đầy uất ức của cậu bé khi nói “con ghét cô”. Tôi chợt nhận ra, cả tôi và bố cậu bé – những người lớn đủ trưởng thành, đủ hiểu biết, dễ tha thứ cho sai lầm của chính mình nhưng lại không đủ bao dung, kiên nhẫn mà chỉ muốn dùng hình phạt với một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi và để thay đổi đứa trẻ đó thì chính tôi và bố cậu bé là những người đầu tiên cần thay đổi.
Cậu bé rất thích chơi bóng rổ và tôi đã hứa “mỗi tuần con giảm số lỗi vi phạm xuống so với tuần trước đó con sẽ được ở lại chơi bóng rổ một ngày, cô sẽ đưa con về nhà”. Dù rằng, con đường về nhà của tôi và cậu bé đó hoàn toàn khác nhau; quãng đường hơn 10km từ trường về nhà cậu bé cũng chẳng hề gần. Nhưng trong suốt cả năm học đó, đều đặn mỗi tuần một ngày tôi ở lại trường làm việc muộn để chờ cậu bé chơi bóng rổ và đưa cậu bé về nhà, 40 phút đi đường đó lại trở thành quãng thời gian vô giá khi chúng tôi trò chuyện với nhau về mọi thứ: về bóng rổ dù rằng tôi chẳng hiểu gì, về cô bạn gái mà cậu đang để ý, về cả những ước mơ còn dang dở của chính tôi…
Vũ Thị Đào (Giáo viên Khoa học, trường Trung học cơ sở Vinschool Times City, Hà Nội)
Kỳ thi học kỳ, tôi lại trở thành “đôi bạn cùng tiến” của cậu bé khi mỗi buổi trưa lại ngồi cùng làm đề cương và ôn tập lại kiến thức. Dần dần, cậu bé đã thay đổi về cách cư xử với thầy cô và các bạn trong lớp. Tự giác và trung thực hơn khi nhận lỗi, cuối năm học đó tôi nhận được một email rất dài của bố cậu bé. Cảm ơn vì tôi đã làm cậu tích cực hơn mỗi ngày, vì hai bố con đã mở lòng hơn với nhau, vì bố đã không còn phải dùng đến đòn roi để nhắc nhở con…
Nhưng bố cậu bé không hề biết rằng chính cậu bé là người đã truyền cảm hứng và đánh thức tình yêu nghề trong tôi để tôi nhận ra rằng “khi bạn thực sự có tình yêu với con trẻ, khi bạn có đủ nhiệt tâm và nhiệt tình bạn có thể thay đổi cả một con người”. Để ngày hôm nay, trong một ngày nhà trường tổ chức tuần lễ sách rất đẹp trời, tôi đi qua hàng ghế lớp của cậu bé và chợt nghe tiếng gọi: “Mẹ Đào ơi!”. Đấy là cậu bé của tôi 3 năm về trước nhưng bây giờ đã trưởng thành, lớn khôn hơn rất nhiều!
Theo anninhthudo
60 năm đồng hành đưa ngôn ngữ, văn hóa Nga tới các thế hệ
Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển khoa tiếng Nga (1959 - 2019) thuộc Đại học Hà Nội.
Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt giúp nhìn lại chặng đường thành tựu tự hào, tạo nên bởi tâm huyết của đội ngũ lãnh đạo và giảng viên của Khoa qua nhiều thế hệ.
Phát biểu tại sự kiện, PGS-TS Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội xúc động chia sẻ, tháng 11 gợi lại những hồi ức lịch sử vẻ vang của Trường Bổ túc Ngoại ngữ Hà Nội (tiền thân của Đại học Hà Nội - HANU) và của Khoa tiếng Nga.
"Là đơn vị đào tạo có lịch sử lâu dài nhất và phát triển liên tục tại Trường ĐH Hà Nội với mốc son là ngày 1/11/1959 tại cơ sở dựng tạm bằng tre nứa ở Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Qua 60 năm lịch sử, Khoa tiếng Nga đã trải qua những giia đoạn lịch sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc", ông Nguyễn Văn Trào cho biết.
Dù trong hoàn cảnh nào, thầy và trò khoa tiếng Nga cũng luôn đoàn kết, không ngừng cố gắng, nỗ lực, nghiêm túc thực hiện đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, xây dựng Khoa trở thành một trong những khoa có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong Trường và toàn ngành Nga ngữ ở Việt Nam về chất lượng và uy tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; đóng góp to lớn trong quá trình khẳng định uy tín, vị thế, vai trò và kiến tạo tầm vóc HANU.
Có được thành quả này là nhờ sự đồng hành của các thầy cô nhiều thế hệ, những người thầy, người cô với hiểu biết sâu rộng về chuyên môn lại mang tâm thế của một thi sĩ, truyền cảm hứng và ngọn lửa cảm mến ngôn ngữ, văn hóa Nga đến với người đọc.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Trào, trong những năm tới đây, Nhà trường cùng với Khoa tiếng Nga tiếp tục đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, tiệm cận chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và khu vực. Nhiệm vụ bao trùm đối với các thầy, cô chính là chủ động nâng cao trình độ và ứng dụng các thành tựu của công nghệ số vào công tác chuyên môn, quan trọng hơn là tạo cho mình năng lực truyền cảm hứng.
Lễ kỷ niệm đã diễn ra trong không khí đầm ấm, trang trọng. Nhiều thế hệ sinh viên đã tới chia sẻ những kỷ niệm trong suốt quá trình trau dồi tại mái trường cũng như lời tri ân cho các thế hệ thầy cô. Đây cũng là dịp để Khoa tiếng Nga tổng kết, điểm lại những thành tích nổi bật và những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần làm dày thêm truyền thống và thành công của Khoa cũng như Trường Đại học Hà Nội trong thời gian tới.
Theo kinhtedothi
Trả tiền mời gọi người học thạc sĩ: Thầy không phải 'cò' GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn không tán thành đề xuất trả tiền giảng viên để mời gọi người học thạc sĩ. Trước thực trạng lượng số lượng tuyển sinh mới trình độ thạc sĩ vào các trường đại học công lập giảm, trong khi trường tư thục tăng mạnh, có ý kiến đề xuất...