Khi chủ đề bài học lên tiếng
Tích hợp những nội dung từ một số đơn vị bài giảng, môn học… có liên hệ với nhau để làm thành nội dung học trong một chủ đề – Dạy học theo chủ đề giúp HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
ảnh minh họa
Phương pháp giảng văn hữu hiệu
Đây là hình thức dạy học được nhiều GV bộ môn ở TPHCM thực hiện thông qua việc tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự tương đồng nhau để xây dựng một chủ đề có ý nghĩa hơn và thực tế hơn.
Có thể thấy, dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại Trường THCS Cầu Kiệu (quận Phú Nhuận) để HS hệ thống hóa kiến thức văn học trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, tổ Ngữ văn đã cho HS tham gia tiết Dạy học theo chủ đề “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại”. Có thể nói đây là chủ đề bao quát nhất trong những tác phẩm tiêu biểu được chọn giảng trong chương trình cấp THCS như: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Đặng Gia Thiều) và một số bài thơ của Hồ Xuân Hương.
Ngoài thuyết trình và sân khấu hóa, hình thức tổ chức tiết dạy còn có thảo luận nhóm, trao đổi phản biện để làm nổi bật hơn những kiến thức đã học và đặc biệt tô đậm hơn phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam được phản ánh qua những trang văn của các tác giả trung đại.
Khác với cách học truyền thụ và tiếp thu một chiều, người học tích cực làm việc, chủ động trong khâu tra cứu tài liệu, đặc biệt khả năng làm việc nhóm được phát huy. Bên cạnh đó các kỹ năng sáng tạo, giao tiếp, đóng vai hóa thân cũng được ứng dụng linh hoạt.
Người học còn được bồi dưỡng kỹ năng trình bày trước mọi người, nâng cao năng lực giải quyết tình huống thực tiễn và đặc biệt là niềm vui, say mê môn học và bồi dưỡng tình yêu thương con người.
Video đang HOT
Rõ ràng so với cách dạy truyền thống, dạy học theo chủ đề có những lợi thế như: giúp các em tiếp nhận tri thức có hệ thống trong một sự giao thoa và kết nối chặt chẽ. Không chỉ dừng lại mức độ hiểu, biết, vận dụng ở tầm thấp mà các em còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá ở tầm cao hơn.
Dạy học theo chủ đề có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm sau: Các nhiệm vụ học tập được giao cho HS, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Nội dung bài học được tổ chức theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ.
Mức độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà còn biết Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Kiến thức không dừng lại ở tiếp thu mà mở rộng, liên quan đến những lĩnh vực nào đó trong cuộc sống, vận dụng nó như thế nào.
Tuy nhiên thực tế vẫn còn những khó khăn vì dạy học theo chủ đề không có một giáo án sẵn mà bắt buộc GV bộ môn phải tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Đây là động lực kích thích cho những ai ham làm việc, thích sáng tạo nhưng lại là rào cản cho những ai không muốn đổi mới, “có sao dùng vậy”.
Nhiều HS rất thích cách học này vì phát huy được tính tích cực chủ động, xây dựng tiết học sôi nổi, có thêm cơ hội hóa thân vào tiết học để phát huy sở thích và năng khiếu cá nhân nhưng với HS quen thói thụ động, lười làm việc lại ảnh hưởng nhiều đến tiết học.
Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc của nhiều khối lớp, GV nên chọn những bài học nào hoặc phân môn nào có mối liên quan chặt chẽ nhau. Từ những nội dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ đề.
Ở những bài học cùng chủ đề, từ yêu cầu kiến thức theo chuẩn, GV cần xác định giữa các tiết đó liên quan ở những nội dung cụ thể nào. Khi dạy ở tiết trước, GV định hình những nội dung nào để HS chuẩn bị cho những tiết sau.
Khi thực hiện dạy những tiết sau, GV cho HS vận dụng những gì từ tiết trước để HS tìm hiểu cho bài mới. Và từ bài dạy tiết sau, các em sẽ hệ thống, củng cố lại được kiến thức nào đã được nắm bắt từ những tiết trước. Tất cả những nội dung này được thể hiện cụ thể ở hệ thống câu hỏi, những vấn đề đặt ra cho HS thực hiện trong nội dung chuẩn bị ở nhà, trong tiết học.
Ví dụ: Chủ đề Thơ Hồ Chí Minh (trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8).
- Ở lớp 7, khi dạy hai bài thơ Rằm tháng giêng và Cảnh khuya, GV hướng dẫn các em chuẩn bị tìm hiểu về thể thơ tứ tuyệt, đề tài về trăng trong thơ Bác (trong cả thơ xưa, nếu những em có khả năng và điều kiện), và tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác.
Khi học chương trình Ngữ văn 8, GV giúp HS ôn kiến thức về thể thơ tứ tuyệt qua những bài thơ của Bác được học từ lớp 7, biết tổ chức định hướng cho các em dùng những hiểu biết về nội dung những bài đã học để tìm hiểu những bài thơ của Bác trong chương trình lớp 8.
Có một lợi thế khác là khi dạy học theo chủ đề chúng ta đã thực hiện tốt chủ trương tinh giản kiến thức. Vì chương trình được cấu trúc theo hướng đồng tâm nên đôi chỗ bị lặp ở một số kiến thức nào đó. Soạn chung trong một chủ đề, GV thấy rõ hơn điều này nên có thể lược bỏ, tránh sự nhàm chán cho người học, giảm bớt thời gian vốn bị thiếu khi thực hiện mỗi tiết học.
Cách dạy học theo hướng này, GV có thể, tùy bài, cấu trúc lại chương trình, sắp xếp lại các đơn vị kiến thức theo hướng phù hợp hơn với điều kiện giảng dạy và rõ ràng sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức hơn cách học truyền thống.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hồi hộp đợi chương trình môn học
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, trong tháng 1 này, Dự thảo chương trình môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được công bố để xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Những ngày gần đây, một số nội dung đã được hé lộ liên quan đến các môn học cụ thể.
Trong tháng 1-2018, sẽ có Dự thảo chương trình các môn học phổ thông cụ thể. ẢNH: P.T
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu hoàn thiện Dự thảo các chương trình môn học, tiếp tục tổ chức góp ý thực nghiệm, thẩm định chương trình mới bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi. Các công việc này phải hoàn thành trước ngày 30-4-2018.
Vụ Giáo dục trung học và Vụ Giáo dục tiểu học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tuần tự trong từng cấp học: Từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp của tiểu học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 với lớp đầu cấp THPT.
Ban Quản lý dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học (do Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức) đáp ứng lộ trình triển khai thực hiện chương trình, SGK mới, ban hành kế hoạch trước ngày 31-1-2018.
Trả lời PV về một số những nội dung liên quan đến chương trình môn Ngữ văn, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - cho biết: Sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm văn học bắt buộc. Cụ thể là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Từ đó, các nhóm tác giả viết SGK có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách, nhưng đều hướng đến việc thông qua các ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Còn nội dung chủ yếu của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề giáo dục chính trị, giáo dục công dân, kinh tế, hành chính và pháp luật; hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học, được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mình.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, : Chương trình môn Toán mới được ban soạn thảo xây dựng trên phương châm 10 chữ: Tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo. Nội dung phải tinh giản, phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hóa toán học. Đây là nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, phản ánh nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học.
Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế và các môn học khác, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính...
Cũng theo của GS Nguyễn Minh Thuyết, hoạt động trải nghiệm thực tế được điều chỉnh linh hoạt hơn với 4 nội dung: Hoạt động phát triển cá nhân; hoạt động lao động; hoạt động xã hội, thiện nguyện; hoạt động hướng nghiệp. Thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm ngoài các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sẽ có các tiết học theo chuyên đề, hoạt động ngoài giờ lên lớp (8 tiết/tháng). Các môn Lịch sử, Địa lý hứa hẹn sẽ không còn kiểu tư duy học thuộc, thay vào đó là sự thay đổi mạnh mẽ vào việc chú trọng các bài học, ý nghĩa lịch sử.
Trước thời điểm Ban soạn thảo công bố Dự thảo chương trình môn học, rất nhiều ý kiến chờ đợi và bày tỏ sự quan tâm đối với chương trình môn học mới, nhất là ở những nội dung tích hợp và hoạt động trải nghiệm. Để hoàn toàn thay đổi về phương pháp tiếp cận trong chương trình giáo dục, giúp học sinh Việt Nam bớt nặng nề lý thuyết, thiếu kỹ năng, thay đổi từ chương trình môn học là rất quan trọng. Cũng có không ít ý kiến băn khoăn về việc hiệu quả của chương trình có như mong muốn. Việc công bố Dự thảo chương trình cũng là tiền đề cho quá trình tham gia biên soạn sách giáo khoa.
Theo Phapluatxahoi.vn
Mừng vui và lo lắng trước ngày công bố chương trình môn học mới Nhiều ý kiến bày tỏ vui mừng trước những cải tiến về các môn học tại phổ thông, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều băn khoăn, đặc biệt về đội ngũ giáo viên... Nhiều người vui mừng trước những đổi mới dự kiến trong chương trình mới nhưng vẫn còn đó những băn khoăn. (Ảnh minh hoạ: TTXVN) LTS: Trước khi Bộ Giáo...