Khi Brexit đang trở thành “vết dầu loang” của thất vọng
Là một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, nhưng nay chính sự kiện được gọi là Brexit ấy đang có nguy cơ trở thành rào cản đối với tham vọng tái đắc cử của Thủ tướng Rishi Sunak.
Người Anh vỡ mộng với Brexit
Theo một cuộc khảo sát ý kiến của Công ty nghiên cứu thị trường và dư luận Opinium nhân kỷ niệm 3 năm ngày Vương quốc Anh rời khỏi EU, phần lớn công chúng Anh hiện nay tin rằng Brexit là điều không tốt cho nền kinh tế Anh, khiến giá cả tại các cửa hàng tăng cao và cản trở nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát nhập cư.
Một cử tri Anh bày tỏ sự thất vọng với những gì nhận được sau khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu. Ảnh: The Guardian
Cuộc khảo sát với hơn 2.000 cử tri Anh cũng cho thấy số lượng người tin rằng Brexit đã mang lại lợi ích cho họ hoặc đất nước rất thấp. Chỉ 1 trong 10 người được hỏi tin rằng việc rời khỏi EU đã giúp ích cho tình hình tài chính cá nhân của họ, so với 35% cho rằng điều đó có hại cho tài chính của họ và chỉ 9% cho rằng điều đó là tốt cho NHS (Dịch vụ y tế công quốc gia), so với 47% cho rằng điều đó đã có tác động tiêu cực.
Điều đáng lo ngại đối với Thủ tướng Rishi Sunak, người ủng hộ Brexit và tuyên bố rằng nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế, chỉ có 7% người dân cho rằng việc rời EU đã giúp giữ giá ở các cửa hàng ở Anh ở mức thấp, so với 63% cho rằng Brexit là một yếu tố thúc đẩy lạm phát và cuộc khủng hoảng chi phí sống.
Một trong những tuyên bố chính của những người ủng hộ Brexit là việc rời khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan của EU sẽ mở ra một kỷ nguyên thương mại toàn cầu mới cho Vương quốc Anh dựa trên các thỏa thuận thương mại với các khu vực khác trên thế giới. Song, nhiều cử tri giờ đây dường như đã kết luận rằng Brexit trên thực tế có tác động xấu đến thương mại. Khoảng 49% người được Opinium hỏi ý kiến cho rằng việc các công ty Anh nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài EU là điều không tốt, trong khi chỉ vỏn vẹn 15% nói điều đó đã giúp ích cho đất nước.
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, khi ấy đang là nghị sĩ, đã dẫn đầu các cuộc vận động rời khỏi EU hồi năm 2016 với cam kết Brexit sẽ giúp nước Anh kiểm soát biên giới tốt hơn. Ảnh: The Telegraph
Như vậy, cuộc thăm dò của Opinium cho thấy, 7 năm rưỡi sau cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU, công chúng Anh hiện coi Brexit là một thất bại. Chỉ 22% cử tri tin rằng điều đó tốt cho nước Anh nói chung. Chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2016 do 2 nghị sĩ Bảo thủ Boris Johnson (người sau này trở thành Thủ tướng Anh) và Michael Gove dẫn đầu đã hứa rằng Brexit sẽ thúc đẩy nền kinh tế và thương mại, cũng như mang về 350 triệu bảng mỗi tuần cho NHS và cho phép chính phủ giành lại quyền kiểm soát biên giới.
Video đang HOT
Nhưng, cho đến nay, thực tế đang diễn ra theo chiều ngược lại. Thay vì đóng cửa biên giới, Anh đã mở cửa biên giới. Chỉ khác là trong khi cắt giảm nhập cư cho công dân EU thì Anh lại nới lỏng hạn chế đối với những người đến từ nhiều nơi khác trên thế giới. Và, hệ quả là khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, việc nhập cư hợp pháp nhanh chóng bùng nổ. Di cư hợp pháp ròng – số người đến trừ đi những người rời đi – đạt gần 750.000 người vào năm 2022. Con số này cao hơn gấp đôi so với con số của năm trước cuộc trưng cầu dân ý về Brexit.
Nhập cư đang bổ sung lực lượng lao động của Anh và làm sâu sắc thêm sự đa dạng của các thành phố – một chiến lược có chủ ý, mặc dù phần lớn không được nói ra, có lẽ là di sản ban đầu hữu hình nhất của Brexit. Nhưng, nó cũng gây sốc cho những người bỏ phiếu rời khỏi châu Âu để kiểm soát tốt hơn biên giới đất nước. Và, điều đó khiến nó trở thành một thách thức chính trị đối với đảng Bảo thủ cũng như Thủ tướng Rishi Sunak.
Nỗi thất vọng đang lan rộng
James Crouch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách và các vấn đề công tại Opinium, cho biết nhận thức về việc Brexit bị xử lý tồi tệ và có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Vương quốc Anh dường như đang lan rộng.
“Sự bất mãn của công chúng về cách chính phủ xử lý Brexit vẫn tiếp tục, với những thất bại được cho là ngay cả ở những lĩnh vực trước đây được coi là lợi ích tiềm năng khi rời khỏi EU. 53% số cử tri rời bỏ giờ đây cho rằng Brexit có tác động xấu đến khả năng kiểm soát nhập cư của Vương quốc Anh, thậm chí còn gây thêm áp lực lên một vấn đề mà chính phủ dễ bị tổn thương”, ông James Crouch nói.
Lạm phát ở Anh đã lên đến 9%, cao nhất 4 thập kỷ. Ảnh: CNBC
Nhận định về nỗi thất vọng của cử tri với Brexit, ông Robert Ford, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Manchester, cho biết: “Sức hấp dẫn của “Hoàn thành Brexit” không chỉ ở việc hoàn thành quá trình Brexit kéo dài mà còn ở việc giải phóng hệ thống chính trị và giải quyết các vấn đề bị bỏ quên từ lâu khác. Brexit đã hoàn tất, nhưng điều này vẫn chưa giải phóng được hệ thống chính trị và những rắc rối ở những nơi khác chỉ ngày càng sâu sắc hơn. Nhiều cử tri ủng hộ đảng Bảo thủ đưa ra sự thay đổi giờ đây có vẻ bị thuyết phục rằng để đạt được sự thay đổi, họ cần loại bỏ đảng Bảo thủ khỏi tiến trình này”.
“Sự thay đổi trong quan điểm này có thể đặc biệt rõ ràng trong số những cử tri thuộc nhóm “bức tường đỏ”, những người đã nhiệt tình ủng hộ ông Johnson 4 năm trước nhưng lại phải đối mặt nhiều nhất với các hóa đơn tăng cao và sự sụp đổ của các dịch vụ công kể từ đó”, giáo sư Ford nhấn mạnh.
Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Vương quốc Anh dự kiến sẽ được tổ chức trong năm 2024 và không muộn hơn ngày 28/1/2025. Nó sẽ quyết định thành phần của Hạ viện, cơ quan quyết định chính phủ tiếp theo của Vương quốc Anh. Trong lúc này, ngoài cuộc thăm dò dư luận của Opinium thì nhiều cuộc khảo sát khác của những công ty thăm dò ý kiến là thành viên của Hội đồng Thăm dò ý kiến Anh (BPC) hầu hết đều cho thấy đảng Bảo thủ cầm quyền nhận được sự ủng hộ thấp hơn khoảng 17 điểm phần trăm so với Công Đảng.
Nhiều nhà quan sát chính trị tại Anh dự đoán rằng chính phủ Bảo thủ đương nhiệm sẽ trì hoãn cuộc bầu cử càng lâu càng tốt trong khi nỗ lực giành lại ưu thế trước đảng Lao động đối lập trong việc thăm dò ý kiến.
Cứu cánh nằm ở việc thúc đẩy kinh tế
Tuy nhiên, giáo sư Robert Ford cho rằng tình hình cũng chưa đến nỗi quá bi quan với đảng Bảo thủ cũng như Thủ tướng Sunak. Bởi, mặc dù hiện nay có bằng chứng cho thấy nhận thức tiêu cực về Brexit, đặc biệt là về nền kinh tế, có thể ảnh hưởng đến phiếu bầu tại cuộc tổng tuyển cử, nhưng Brexit rất khó có thể đóng vai trò trực tiếp như như đã xảy ra ở 2 cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak từng nhiều lần cam kết sẽ ngăn chặn dòng người xin tị nạn vượt qua eo biển Manche. Ảnh: AFP
“Sự chú ý của cử tri đã chuyển sang hướng khác, trong đó cử tri rời đi và cử tri ở lại đều tập trung vào chương trình nghị sự trong nước về hóa đơn gia tăng, dịch vụ công đang gặp khó khăn và tăng trưởng kinh tế yếu kém”, giáo sư Ford nhận định.
Báo The Guardian nhận định, nhiều khả năng cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Anh có thể diễn ra vào các thời điểm: Tháng 5/2024; mùa thu năm 2024; hoặc cụ thể là ngày 31/10/2024. Từ nay đến lúc ấy, chính phủ của ông Sunak còn khá nhiều việc phải làm để cải thiện những vấn đề cốt lõi mà cử tri đang trăn trở, như đề cập của giáo sư Ford.
Một người tị nạn Ukraine viết sơ yếu lý lịch trong thư viện ở làng Meopham, nơi cô đang ở cùng những người bảo trợ khi sống ở Anh. Di cư ròng vào nước Anh đã tăng mạnh kể từ Brexit. Ảnh: New York Times
Nhưng, đấy cũng là thách thức khó khăn chẳng kém việc giảm bớt số lượng người nhập cư. Nền kinh tế Anh đã phát triển chậm chạp trong những năm gần đây, chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý đầu tiên của năm 2023, do lãi suất tăng, lạm phát cao dai dẳng. Và, nếu mọi thứ không được cải thiện, Brexit lại càng được nhắc đến như một trong những nguyên nhân hàng đầu.
Với các cử tri Anh, Brexit đã góp phần vào tình trạng lạm phát đặc biệt cao ở Anh bằng cách làm giảm giá trị đồng bảng Anh, khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Một nghiên cứu gần đây của Trường Kinh tế London cho thấy Brexit là nguyên nhân gây ra khoảng 1/3 lạm phát giá thực phẩm ở Anh kể từ năm 2019, làm tăng thêm gần 7 tỷ bảng Anh (8,8 tỷ USD) vào hóa đơn hàng tạp hóa của Anh. Chỉ khi nào những con số này được cải thiện, nó mới giúp xua đi nỗi ám ảnh mang tên Brexit và giúp đảng Bảo thủ xoay chuyển lại cảm tình nơi công chúng Anh
Rwanda có thể rút khỏi hiệp ước di cư mới với Anh
Ngày 6/12, Rwanda cho biết nước này có thể rút khỏi hiệp ước di cư vừa đạt được với Anh nếu London không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh những người theo đường lối cứng rắn ở Anh đang phản đối chính sách của Thủ tướng Rishi Sunak.
Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly (trái) và Ngoại trưởng Rwanda Vincent Biruta ký hiệp ước di cư mới tại Kigali, ngày 5/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Suella Braverman, đã đưa ra tối hậu thư yêu cầu Thủ tướng Rishi Sunak - lãnh đạo đảng Bảo thủ, có biện pháp cứng rắn hơn trong vấn đề nhập cư nếu không muốn gặp bất lợi trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2024. Tối hậu thư kêu gọi Thủ tướng Sunak dỡ bỏ tất cả rào cản pháp lý để mở đường cho các chuyến bay đưa người di cư đến Rwanda trước thời điểm diễn ra tổng tuyển cử, đồng thời ban hành các quy định về giam giữ và trục xuất người di cư.
Trước diễn biến này, Ngoại trưởng Rwanda Vincent Biruta - người vừa ký hiệp ước di cư mới với Anh trong tuần này, tuyên bố nước này sẽ rút khỏi hiệp ước nếu Anh vi phạm các công ước quốc tế. Ông nhấn mạnh: "Nếu Vương quốc Anh không tuân thủ luật pháp quốc tế, Rwanda sẽ không thể tiếp tục tham gia thỏa thuận Sáng kiến đối tác phát triển kinh tế và di cư Rwanda-Anh".
Ngày 5/12, Anh và Rwanda đã ký hiệp ước di cư mới nhằm khôi phục thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 4/2022, theo đó những người nhập cư bất hợp pháp và những người xin tị nạn tại Anh sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này. Yêu cầu của những người nhập cư và xin tị nạn sẽ được xử lý tại Rwanda. Chính phủ Anh hy vọng hiệp ước di cư sẽ giúp ngăn chặn người di cư thực hiện hành trình mạo hiểm qua eo biển Manche.
Theo dữ liệu chính thức, từ đầu năm đến nay, hơn 30.000 người di cư đã vượt eo biển Manche để đến Vương quốc Anh trên những chiếc thuyền nhỏ.
Tuy nhiên, hiệp ước di cư mới với Rwanda đang gây tranh cãi tại Anh. Hôm 15/11, hội đồng gồm 5 thẩm phán tại Tòa án Tối cao Anh (SCUK) đã giữ nguyên phán quyết hồi tháng 6 năm nay của Tòa phúc thẩm, trong đó khẳng định chính sách này không phù hợp với nghĩa vụ của Anh theo quy định của các hiệp ước quốc tế.
Hội đồng cảnh báo nguy cơ hiện hữu về việc biện pháp "tái định cư" này có thể sẽ buộc Rwanda phải gửi trả lại những người xin tị nạn và người tị nạn về một quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Ngày 6/12, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly - người kế nhiệm bà Suella Braverman, đã công bố dự luật khẩn cấp mang tên "Dự luật về sự an toàn của Rwanda", trong đó tuyên bố Rwanda là quốc gia an toàn đối với người di cư, nhằm xúc tiến kế hoạch đưa người di cư tới quốc gia Đông Phi. Sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick xác nhận ông đã từ chức do dự luật khẩn cấp này "không đạt yêu cầu".
Lucy Letby đã sát hại các trẻ sơ sinh như thế nào? Ngày 21/8/2023 tòa án đã kết án nữ y tá Lucy Letby tù chung thân không ân xá. Phán quyết đã chấm dứt vụ án hình sự khủng khiếp nhất nước Anh thời hiện tại. Đó là vụ án về việc những đứa trẻ sơ sinh sinh non bị sát hại bởi bàn tay tàn độc của chính nữ y tá có trách...