‘Khi áp lực trở thành bạo lực tinh thần’

Theo dõi VGT trên

Có đến 97,37% học sinh cho biết mình chịu áp lực với nhiều mức độ khác nhau và không chịu chia sẻ áp lực với người khác đã dấy lên lo ngại nguy cơ bùng nổ hành động thiếu kiểm soát.

Khi áp lực trở thành bạo lực tinh thần - Hình 1

Khánh Linh, Nhật Linh và giáo viên hướng dẫn – B.THANH

Đó là kết quả khảo sát gần 1.900 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, trong đề tài nghiên cứu khoa học “Khi áp lực trở thành bạo lực tinh thần” của em Trần Thị Khánh Linh và Trần Nhật Linh (học sinh Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của giáo viên Trần Thị Quỳnh Anh.

Học sinh lớp 12 chịu nhiều áp lực

Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, số lượng học sinh phải đối diện với áp lực của cả 3 khối lớp THPT là rất cao với 1.813 học sinh chiếm tỷ lệ 97,37%. Cụ thể ở mỗi khối lớp có mức độ chịu áp lực khác nhau, ở khối 10 có 437 học sinh (70,03%) cho biết đang chịu áp lực rất nhiều. Mức độ này ở khối 11 là 396 học sinh chiếm tỷ lệ 64,91%, nhưng đến khối 12 thì có đến 551 học sinh, chiếm tỷ lệ 87,74%.

Và trong tổng số học sinh nói trên, có 1.365 học sinh, chiếm tỷ lệ 73,31%, cho hay không chia sẻ áp lực của mình với bất kỳ ai.

Với những thống kê trên, 2 học sinh thực hiện đề tài đưa ra nhận xét, đây là số liệu đáng báo động vì ở độ tuổi này các bạn vẫn chưa đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết để có thể đối diện với những áp lực. Thống kê cũng cho thấy học sinh khối 12 phải chịu rất nhiều áp lực về thi cử…

Đặc biệt, đề tài nghiên cứu còn đưa ra số lượng học sinh chia sẻ áp lực của mình với người khác là rất thấp, 497 học sinh chiếm tỷ lệ 26,96%. Điều này dễ dẫn đến một lúc nào đó học sinh sẽ suy nghĩ, hành động thiếu kiểm soát.

Video đang HOT

Gia đình gây áp lực nhiều nhất

Cùng những áp lực do học sinh chỉ ra như từ chương trình học, gia đình, giáo viên…, thì nhiều người tham gia khảo sát đều cho rằng gia đình là yếu tố gây áp lực nhiều nhất. Áp lực đó thường đến từ việc phụ huynh thường xuyên đặt yêu cầu kết quả học tập cho học sinh (38,45%), học sinh áp lực khi bị so sánh (37,65%), áp lực khi chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng (17%)…

Tuy chịu nhiều áp lực từ phía gia đình nhưng học sinh chỉ thỉnh thoảng chia sẻ với gia đình về vấn đề của mình (45,6%). Phần lớn học sinh thường áp lực khi phụ huynh tự định hướng trước tương lai cho mình (55,65%). Từ đó, Khánh Linh và Nhật Linh cho rằng, giữa phụ huynh và học sinh, áp lực đến nhiều từ sự kỳ vọng của phụ huynh, họ vô tình đặt áp lực lên con cái nên giữa họ và con cái tồn tại những khoảng cách nhất định, khiến học sinh không thể chia sẻ những áp lực của mình với gia đình.

Giải pháp cho học sinh

Trước những vấn đề mà bạn bè mình đang gặp phải, Khánh Linh và Nhật Linh đã đưa ra các giải pháp tương ứng với những áp lực cụ thể. Chẳng hạn, đốivới những áp lực về gia đình, học sinh sẽ thực hiện viết thư gửi cho phụ huynh chia sẻ những áp lực của mình. Từ đó học sinh và phụ huynh có thể gần gũi với nhau hơn, giúp làm giảm đi những áp lực.Bên cạnh đó, học sinh nên tham gia những hoạt động ngoài trời, câu lạc bộ kỹ năng… để đối phó với áp lực.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đưa ra một bộ thẻ chuyển hóa cảm xúc có tên gọi “Khiêu vũ với áp lực” và ứng dụng kiểm soát mức độ áp lực mỗi ngày có tên EMemo. Ứng dụng này có sự liên kết trực tiếp với phòng tâm lý học đường, phòng y tế học đường cũng như phụ huynh học sinh nhằm kịp thời đưa ra những hướng điều trị và giúp đỡ cần thiết…

Theo thanhnien

Sao 'đày ải' con như thế?

Dù mới chỉ kết thúc học kỳ một nhưng nhiều bố mẹ có con học cuối cấp (lớp 5, lớp 9) bắt đầu tìm thầy, tìm lớp cho con học tăng ca. Nhiều em luôn trong tình trạng học không có ngày chủ nhật, thậm chí chuyện ăn tối trên xe trở thành chuyện bình thường như cơm bữa.

Học không kịp thở

5h15', tiếng trống thông báo kết thúc tiết học cuối cùng, Thái Anh (cô bé học lớp 9 một trường THCS ở Hà Nội) vội vàng lao ra cổng trường. Ở đó, bố em đã đợi sẵn. Nhác thấy bóng dáng con, ông đã vội vàng lấy sẵn mũ bảo hiểm, cởi sẵn quai rồi dúi vào tay con túi đồ ăn sẵn. Chỉ chờ cô bé yên vị trên xe, ông vội vàng vít ga đưa em tới một lớp học thêm bắt đầu lúc 5h45'.

Anh Quang (bố của Thái Anh) phân trần, nhà có hai cô con gái. Đứa đầu, anh chị để nó tự bơi, tự học. Ngoài học trên lớp, con không học thêm ở đâu, có lẽ vì thế nên kết quả vào cấp ba không được tốt, cháu phải học dân lập. Điều này khiến cháu cũng không có khả năng vào được trường đại học top đầu... Rút kinh nghiệm với cô con gái thứ 2, ngay từ lớp 6 anh chị đã cho con đi học thêm và đến lớp 9 thì tăng cường thêm. Thậm chí có những môn như Toán, tiếng Anh, vợ chồng anh chị còn cho con học hai nơi.

Sao đày ải con như thế? - Hình 1

Ảnh minh họa

"Cháu không quá xuất sắc nên thôi thì đành phải tìm nhiều chỗ học bổ sung những chỗ khuyết thiếu. Tôi chỉ mong cháu vào được lớp chọn của một trường cấp 3 công lập của quận Ba Đình thế là mừng lắm rồi, chứ chẳng mong gì hơn. Nhiều lúc nhìn con đi học cảm giác không kịp thở, xót lắm. Còn mấy tháng là đến ngày thi rồi nên tôi chỉ biết động viên cháu cố gắng", anh Quang thở dài nói.

Anh Quang cũng chia sẻ, không chỉ mỗi con anh rơi vào tình trạng học không có ngày nghỉ mà hầu hết các bạn trong lớp con gái anh đều trong tình trạng ấy. Cứ tan học là các con lại được đưa thẳng đến lớp học thêm, có bạn nhà xa 21- 22h đêm mới về đến nhà.

Có nên "đày ải" con như thế?

Không đồng tình với quan điểm "con mình học kém nên phải đi học thêm" rồi sau đó thấy chúng học nhiều mệt lại kêu rằng chương trình học nặng và đòi "giảm tải", chuyên gia giáo dục - TS Vũ Thu Hương đặt câu hỏi "ai là người làm khổ bọn trẻ?". Vị chuyên gia giáo dục cho rằng áp lực không đến từ chương trình, mà nó đến từ chính những bậc phụ huynh.

"Từng là phụ huynh học sinh lớp 12, tôi vẫn kiên nhẫn không cho con đi học thêm dù cháu đang gần cận với kì thi chung quốc gia để kiếm chỗ vào đại học. Bởi vì tôi không nghĩ đến việc tranh giành, giành giật 1 vị trí trong trường đại học. Đơn giản vì tôi nghĩ rằng nếu con đủ sức, chắc chắn con sẽ vào được. Còn nếu không, tốt nhất con hãy kiếm vị trí khác phù hợp với mình hơn. Vậy nhưng, rất ít phụ huynh giống tôi", TS Vũ Thu Hương thốt lên.

Bà Hương hết sức lo lắng khi "không hiểu lý do làm sao mà khi trẻ lên cấp 2, 3, các cha mẹ đã cuống cuồng tìm lớp học thêm cho con như vậy. Rõ ràng, thi đại học bây giờ không hề khó. Trường nổi danh lâu đời còn vất vả chứ có vô khối trường khác đơn giản lắm mà. Tại sao cuộc chiến lao đầu vào học thêm vẫn cực kì gay cấn?".

Theo bà Hương, thày cô giáo dạy trẻ trên lớp theo sách giáo khoa nhưng đâu cấm con em mình tìm hiểu kiến thức ở các nguồn tài liệu khác. Tại sao bọn trẻ không thể chủ động tìm hiểu kiến thức các nguồn để bổ sung cho mình mà nhất thiết phải chạy tới lớp học thêm hòng nhặt nhạnh những kiến thức cô dạy cho mà có ở khắp mọi cuốn sách tham khảo?

Trước lo ngại của các bậc phụ huynh nếu bỏ bẵng, con sẽ đuối, khi đuối thì chúng sẽ sợ, chán học, TS Vũ Thu Hương cho rằng nếu con đuối, "tại sao không cho con đúp lớp để con học vững vàng hơn?". Bởi vì, "thêm 1, 2 năm học đâu phải đứa trẻ sẽ không thể ngóc đầu lên nổi. Ngồi nhầm lớp để luôn đuối nếu không học thêm sẽ không bao giờ là tốt đẹp với bọn trẻ. Phải chăng cho con đúp lớp đòi hỏi một sự dũng cảm mà nhiều cha mẹ không có?", TS Vũ Thu Hương nêu.

Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng trẻ con không tự giác nếu như không ép vào khuôn khổ và việc đưa trẻ đến lớp học thêm như là một cứu cánh, TS Vũ Thu Hương nêu vấn đề, nếu như vậy "tại sao chúng ta không tập trung rèn tính tự giác cho trẻ. Tại sao cứ nhắc chúng học để rồi lớn lên chúng phải đi học thêm mới chịu học?". Bà Hương kết luận "không, không có lời ngụy biện nào hết cho tình trạng trẻ ăn trên xe máy".

"Tôi không biết những đứa trẻ này về sau có thành công và hạnh phúc hay không nhưng chắc chắn rằng chúng nó hiện giờ đang vô cùng khổ sở và bất hạnh. Còn gì hại sức khỏe hơn là phải ăn trong khói bụi trên đường với những cái xóc xe máy nẩy người. Còn gì đáng thương hơn là bữa ăn đàng hoàng ngồi bên cha mẹ cũng không có? Còn gì khổ sở hơn là một cuộc sống tù túng mệt mỏi chỉ toàn ăn, ngủ, học?

Tôi đọc được một câu rất hay đại ý rằng, nếu muốn tham gia cuộc đua, tại sao không nuôi một con ngựa mà đẻ con làm gì? Vì thế, tôi hy vọng nếu các bậc phụ huynh biết rằng việc chạy đua cho con học thêm chỉ làm khổ con thì mong hãy dừng lại", TS Vũ Thu Hương kết luận.

HUYỀN ANH(Kiến thức gia đình số 52)

Theo nongnghiep

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ
23:42:29 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024
An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?
23:07:21 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù chung thân

Pháp luật

05:52:40 15/11/2024
Theo Bộ Công an, trong một số trường hợp, người tổ chức đua xe trái phép sẽ bị phạt hành chính đến phạt tù chung thân.

Căng thẳng ca đỡ sinh cho thai phụ sốt xuất huyết bất ngờ chuyển dạ

Sức khỏe

05:44:17 15/11/2024
Vị chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe, nhất là khi có các triệu chứng bất thường như sốt cao, mệt mỏi hoặc xuất hiện ban trên da.

Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?

Thế giới

05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.

Hồng Đăng ngọt ngào với vợ, Quốc Trường bị trêu là 'ông hoàng tiệc cưới'

Sao việt

23:37:33 14/11/2024
Diễn viên Hồng Đăng gửi lời ngọt ngào đến bà xã, Quốc Trường bị trêu là Ông hoàng tiệc cưới vì tham dự nhiều đám cưới.

Song Luân phản ứng bất ngờ vì bị nói có vai công tử Bạc Liêu 'nhờ quan hệ'

Hậu trường phim

23:34:38 14/11/2024
Diễn viên Song Luân bất ngờ khi nghe thông tin anh nhận vai công tử Bạc Liêu trong bộ phim cùng tên nhờ quan hệ quen biết với nhà sản xuất.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

Phim việt

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.