Khép lại năm học đặc biệt
Hôm nay, khoảng 26.000 thí sinh của 27 tỉnh, thành trong cả nước hoàn tất Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, hoàn thành nhiệm vụ sau 12 năm học.
Thí sinh Đắk Lắk làm thủ tục vào phòng thi môn Toán.
Qua ngày thi đầu tiên, đề thi được học sinh và giáo viên nhận xét có độ khó – dễ tương đương đợt 1. Dù số lượng thí sinh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng thí sinh thi tốt nghiệp THPT cả nước, nhưng tất cả điểm thi đợt 2 đều thực hiện tốt quy trình, quy chế thi, bảo đảm một kỳ thi công bằng nghiêm túc. Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh lịch triển khai công tác xét tuyển ĐH, CĐ và kết quả thi của các em đợt này sẽ được xem xét bình đẳng như thí sinh khác.
Để kỳ thi diễn ra an toàn, bảo đảm sức khỏe cho thí sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi, các điểm thi đợt 2 đã thực hiện cực kỳ nghiêm túc những hướng dẫn của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, mang lại niềm tin cho phụ huynh, học sinh và xã hội. Thực hiện việc ghép thí sinh 27 tỉnh, thành trong các hội đồng thi, các địa phương cũng đã có kế hoạch cụ thể, chu đáo về việc hỗ trợ các em và người nhà đi lại, ăn ở, bảo đảm an toàn… khi đi thi. Đặc biệt, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của thí sinh phải đi lại xa xôi thi ghép, nhiều hoạt động hỗ trợ, tiếp sức mang tính nhân văn đã diễn ra, mang lại cảm xúc ấm áp.
Video đang HOT
Thí sinh được đo thân nhiệt trước khi di chuyển về phòng thi tại điểm thi tỉnh Quảng Nam.
Hoàn tất nhiệm vụ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020, toàn ngành Giáo dục sẽ khép lại một năm học trọn vẹn dù nhiều gian khó. Vì dịch dã chưa từng thấy, biết bao biến động, khó khăn đã diễn ra trong năm: Bộ GD&ĐT 2 lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học; Các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện phương châm “dừng đến trường, không ngừng việc học” với các mô hình dạy học mới qua Internet, trên truyền hình và đào tạo trực tuyến; Các trường học, trường thi phải thực hiện yêu cầu phòng dịch gắt gao; Kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tổ chức với 2 đợt… Nhưng bằng sự bình tĩnh, nỗ lực, quyết tâm vượt khó, trên hết là vì quyền lợi của học sinh và sự công bằng trong giáo dục, toàn ngành đã từng bước hoàn thành mục tiêu và kế hoạch năm học.
Hoàn thành công tác tổ chức kỳ thi cuối cùng của năm học 2019 – 2020 chiều nay, ngay trong sáng mai, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước lại xắn tay vào nhiệm vụ khai giảng năm học 2020 – 2021. Diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp, năm học mới này toàn ngành lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch vừa dạy học. Bên cạnh mục tiêu chung phải thực hiện là 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản, năm học 2020 – 2021 còn là năm đầu tiên toàn ngành triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Khó khăn, thử thách vẫn còn nhiều ở phía trước, nhưng tâm và thế của toàn ngành tràn đầy niềm tin, sức mạnh tiến bước. Bởi chúng ta đã “làm được những việc tưởng chừng bất khả thi” trong năm học đặc biệt vừa qua.
Thi tốt nghiệp THPT đợt 2: Đề Xã hội dễ giành điểm 8, môn Lí khó nhất đề Tự nhiên
Hôm nay là ngày cuối của kì thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Buổi sáng, các thí sinh làm bài thi tổ hợp Tự nhiên hoặc Xã hội. Dù theo nhiều thí sinh, đề bài có độ khó "nhích" hơn đợt 1 một chút nhưng không làm khó được các sĩ tử.
Kết thúc 150 phút làm bài thi Tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Tổ hợp Khoa học Xã hội, giữa tiết trời nóng bức khá gay gắt của Đà Nẵng, các bạn thí sinh nhanh chóng rời phòng thi.
Ảnh: Thi Nga
Theo nhận xét của đa số thí sinh thi ban Xã hội, đề thi đợt 2 tương đối cơ bản, trừ môn Sử có tính phân hóa cao, cần sử dụng nhiều suy luận.
Bạn Diễm Quỳnh, trường THPT Phan Châu Trinh chia sẻ: "Với đề thi tổ hợp Xã hội năm nay, bản thân mình có thể đạt trung bình từ 8 điểm. Đối với môn Sử, mình phải suy luận rất nhiều, có rất ít câu có thể sử dụng phương pháp loại trừ. Còn môn Địa lý và môn Giáo dục công dân khá dễ và vừa sức, mình hoàn thành 2 môn này khá nhanh".
Trao đổi về bài thi trong khi chờ bố mẹ đến đón - Ảnh: Thi Nga
Bạn Phạm Ngọc Hào, trường THPT Phan Châu Trinh cũng cho biết: "Vì chỉ dùng tổ hợp môn này để xét tốt nghiệp nên mình cũng không đặt nặng vấn đề điểm. Đối với mình đề thi này khá dễ, mình chỉ mất tầm 15 phút cho môn Địa".
Đối với đề thi Tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Vật lý được các thí sinh khá chú tâm nên đa số các bạn đều tự tin sẽ đạt điểm số như mong muốn. Bạn Ngô Trần Ngọc Vinh, trường THPT Phan Châu Trinh chia sẻ: "Mình thi khối A1 nên thấy đề thi khá ổn, đối với những bạn đầu tư về môn Lý thì sẽ làm bài tốt. Về độ phân hóa, với đề Lý mình thấy chỉ phân hóa ở 4 câu cuối, nếu các bạn chuyên Lý sẽ làm được bài."
Ảnh: Thi Nga
Trước tinh thần khá thỏa mái và tự tin với điểm số thi dự đoán, đây sẽ là động lực cho các sĩ tử tiếp tục làm nên những thành tích tốt ở môn cuối cùng của kì thi tốt nghiệp THPT đợt 2 - môn Ngoại ngữ diễn ra vào chiều nay.
Nữ sinh tại Hà Nội bị 0 điểm môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2020: Giáo viên chủ nhiệm nói gì? Giáo viên chủ nhiệm của nữ sinh tại Hà Nội bị 0 điểm môn Địa lý cho biết, học sinh này có hoàn cảnh gia đình khó khăn, khả năng nhận biết hơi chậm. Từ 0h ngày 27/8, bộ GD&ĐT công bố điểm thi của 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 110 bài thi bị điểm 0 và 248 bài thi đạt...