Khép lại một mùa thi
Khẳng định của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi họp báo về kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra từ ngày 25 tới ngày 27/6 cũng chính là mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân cả nước về một kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia đánh giá lại quá trình 12 năm học phổ thông của hàng triệu học sinh.
Trước khi kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra suốt gần một năm qua, điều dư luận xã hội quan tâm nhất chính là các giải pháp chống tiêu cực mà Bộ GDĐT đặt ra để không lặp lại sự việc của năm 2018.
Mùa thi THPT 2019 khép lại với nhiều cảm xúc. Ảnh: Quang Vinh.
Nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều chuyên gia góp ý, hiến kế cho ngành giáo dục. Bất cứ phóng viên nào khi đặt câu hỏi với lãnh đạo ngành giáo dục từ Trung ương tới địa phương, thậm chí cả các ban ngành chức năng có liên quan tới kỳ thi THPT quốc gia đều xoay quanh nội dung chống tiêu cực trong tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia. Nay, câu trả lời đã phần nào được giải đáp.
Nếu xét riêng về số thí sinh vi phạm quy chế thi, cả nước có 79 thí sinh. Trong đó, 72 trường hợp bị đình chỉ thi do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, 3 thí sinh bị cảnh cáo, 4 thí sinh bị khiển trách. So với năm 2018, số thí sinh vi phạm là 77 em, ít hơn năm nay 2 em. Dẫu vậy, đây vẫn là những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành GDĐT, trực tiếp là các cán bộ coi thi, thanh tra các điểm thi… và các thầy cô giáo đã hàng ngày tuyên truyền, nhắc nhở và giáo dục cho học sinh về kỷ luật trường thi.
Từ cảnh những sân trường, cổng trường trắng phao thi sau mỗi buổi thi như báo chí phản ánh cách đây vài năm tới nhận định của ông Mai Văn Trinh- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nhìn chung, năm 2019 không còn hiện tượng phao thi là một hành trình dài trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về kỳ thi THPT quốc gia mà ngành giáo dục đào tạo đã làm được và đang nỗ lực làm tốt hơn.
Dẫu vậy, vẫn còn những sai sót cần khắc phục như trong hơn 38.000 phòng thi, tổng số cán bộ coi thi vi phạm Quy chế thi là 6 người. Trong đó, có những sai sót như cán bộ coi thi ký nhầm vào ô chấm thi, giám thị bắt thí sinh làm lại bài khi phát hiện thí sinh ghi số báo danh không đúng quy cách… sau đó đã được Ban Chỉ đạo thi quốc gia chỉ đạo tổ chức cho các thí sinh này thi lại môn thi gặp sự cố vào chiều ngày 27/6 để đảm bảo quyền lợi. Luôn luôn đặt quyền lợi của các thí sinh lên đầu tiên không chỉ là khẩu hiệu mà đã được Bộ GDĐT thực hiện bằng hành động cụ thể.
An toàn và nghiêm túc – mục tiêu đặt ra của kỳ thi đến thời điểm nay đã đạt được như khẳng định của ông Nguyễn Hữu Độ- Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 thông tin tại buổi họp báo, chưa khi nào có một kỳ thi lại nhận được sự hoan nghênh của dư luận như kỳ thi năm nay. Nhớ lại, cũng cuối buổi chiều 27/6 cách đây 1 năm, Bộ GDĐT trong buổi họp báo kết thúc kỳ thi cũng nhận định, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã được tổ chức đúng kế hoạch, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, an toàn đúng quy chế, đáp ứng các mục tiêu đề ra, đảm bảo phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhưng, những phát hiện chấn động sau đó từ phổ điểm cao bất thường của một số địa phương trong cả nước đã khiến dư luận một phen dậy sóng.
Video đang HOT
Hy vọng là không thể lặp lại với hàng loạt biện pháp chống gian lận, tiêu cực mà Bộ GDĐT đang riết róng thực hiện với sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban ngành chức năng có liên quan… Chẳng hạn, trong quá trình vận chuyển bài thi từ điểm thi đến nơi lưu trữ trước khi chấm có sự giám sát của lực lượng an ninh. Tại phòng lưu trữ bài thi cũng có camera giám sát 24/24 và cũng có lực lượng an ninh bảo vệ thường trực. Thậm chí, còn có cả lực lượng hỗ trợ, bảo vệ từ vòng ngoài.
Ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh: Qua kiểm tra cho thấy các hội đồng thi đang thực hiện tốt việc này. Bộ GDĐT không dung túng sai phạm, gian lận thi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tinh thần này đã ngấm vào phần lớn người tham gia kỳ thi, không những thế thí sinh cũng bày tỏ mong muốn có được kỳ thi nghiêm túc.
Tuy nhiên, nhìn từ vụ việc trong buổi thi môn Ngữ văn, có thí sinh ở Phú Thọ mang điện thoại vào phòng và chụp đề ra ngoài cho người giải hộ cho thấy quy định chỉ cho thí sinh mang thiết bị chỉ có chức năng ghi nhằm phát hiện tiêu cực đang có những kẽ hở. Việc kiểm soát đâu là thiết bị chỉ có chức năng ghi mà không có chức năng phát tán dù có được tập huấn kỹ lưỡng thì với phương tiện kỹ thuật ngày càng tinh vi, rất khó để các cán bộ coi thi phát hiện được. Vì vậy, đề xuất Bộ GDĐT cần xem xét lại quy định những năm tới có nên cho thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng thu vào phòng thi nữa hay không.
Bên cạnh đó, việc chống gian lận thi cử quan trọng là phải nâng cao ý thức của phụ huynh và học sinh để sao cho thí sinh không mang thiết bị vào phòng thi, phụ huynh không có việc làm gian lận trong thi cử mới là giải pháp căn cơ, bền vững để thực sự có một kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Thu Hương
Theo daidoanket
Cha mẹ đột ngột qua đời, thí sinh có được đặc cách tốt nghiệp?
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết sẽ xem xét đối với các trường hợp thí sinh không may có cha mẹ đột ngột qua đời, làm sao vừa đảm bảo đúng quy chế, vừa có tính nhân văn.
Tại cuộc họp báo chiều 27-6, PLO đặt câu hỏi tới Bộ GD&ĐT về việc một số thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 vừa qua không may bị tai nạn giao thông, hoặc có cha mẹ đột ngột qua đời, khiến không thể tiếp tục tham gia kỳ thi. Liệu Bộ GD&ĐT có xem xét, tính toán tới phương án đặc cách tốt nghiệp cho những trường hợp này?
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết trong quy chế thi đã có một điều để xét đặc cách tốt nghiệp cho các thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Dựa theo quy định này, các hội đồng thi sẽ xem xét đối với những trường hợp phát sinh, làm sao vừa bảo đảm quy chế, vừa có tính nhân văn.
Trước đó, như PLO đưa tin, trưa 25-6, hai vợ chồng ông Tô Văn Mai (47 tuổi, ngụ thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) làm gà chuẩn bị đám giỗ cha mẹ. Trong lúc làm gà, hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên cãi nhau. Đỉnh điểm, ông Mai dùng con dao cầm sẵn trên tay đâm bà Võ Thị Bảy (45 tuổi, vợ ông Mai) tử vong.
Sự việc xảy ra đúng ngày em Tô Văn Phú (học sinh trường THPT Trần Phú, huyện Hiệp Đức) - người con của hai vợ chồng đang dự thi kỳ thi THPT quốc gia.
Sau khi hoàn thành bài thi Ngữ Văn buổi sáng, Phú nghỉ ngơi để chuẩn bị tiếp tục dự thi các môn còn lại. Nhưng chứng kiến cảnh tượng mẹ chết, Phú đã bỏ dở kỳ thi, ước mơ bước chân vào giảng đường đại học tạm gác lại.
Hoặc như trường hợp của em Nguyễn Diệu Linh (học lớp 12A2, Trường THPT Phúc Trạch, huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh).
Đêm 24-6, Linh được cha là anh Nguyễn Ngọc Bang chạy xe máy chở từ nhà đến tá túc trong nhà người thân ở gần điểm thi để Linh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2019. Về đến nhà, anh Bang đưa lưới đi ra con sông để đánh bắt cá rồi không may tử vong.
Đến ngày thi thứ hai cũng là ngày đưa tang anh Bang nên buộc gia đình phải cho cháu Linh biết "bố đã mất". Linh phải rời trường thi về nhà để chịu tang cha. Hai ngày nay, Linh quá sốc, đau buồn và lo tang lễ cho cha nên không thể tiếp tục đến trường thi tiếp các môn tiếp theo.
Điều kiện để được đặc cách tốt nghiệp THPT
a) Bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
- Điều kiện: xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;
- Hồ sơ: gồm hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.
b) Bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.
- Điều kiện: điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 trở lên; xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên; hạnh kiểm từ khá trở lên.
- Hồ sơ: đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).
Theo điều 34, Quy chế chi THPT quốc gia
T.PHAN - H.PHƯỢNG
Theo PLO
Sẽ công bố muộn đáp án chính thức các môn thi THPT quốc gia 2019 Năm nay, đáp án chính thức đề thi THPT quốc gia 2019 các môn sẽ được công bố muộn hơn so với các năm trước. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh - Ảnh minh họa Thông tin thêm với báo chí về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho...