Khen con “rất thông minh”, tưởng khích lệ con mà hóa ra lại gây tác dụng ngược
Việc khen con thông minh tưởng chừng nhưng vô hại nhưng lại có thể phản tác dụng và gây ra những hậu quả khó lường.
Việc con tham gia vào một cuộc thi nào đó hay giành được một giải thưởng, khen ngợi bé là một trong những phản ứng vô cùng tự nhiên của các bậc cha mẹ.
Theo sau những thành công của bé có thể sẽ có thêm nhiều phần thưởng khác. Nhưng khen ngợi là một trong những cách phổ biến nhất để khen thưởng và động viên trẻ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy rằng lời khen con không đúng cách có nhiều khả năng làm cho bé gian lận.
Khen ngợi quá mức có thể khiến con bạn gian lận
Theo hai nghiên cứu của giáo sư Kang Lee đến từ Học viện Nghiên cứu và Giáo dục Ontario (OISE) của Đại học Toronto (Canada), cùng với các đồng nghiệp, thì việc đánh giá sai về con của bạn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu.
Theo nghiên cứu thì những trẻ em được khen ngợi vì trí thông minh của mình đã sẵn sàng gian lận trong các cuộc thi và trò chơi (Ảnh minh họa).
Một nghiên cứu của nhóm tác giả trên đã được đăng trên tạp chí Khoa học Tâm lý cho biết: “Khen ngợi là một trong những cách phổ biến nhất để thưởng cho trẻ em. Tuy nhiên, ca ngợi con cái thông minh lại mang những hậu quả không mong muốn. Nó có thể làm suy yếu động lực đạt thành tích của bé khi thực hiện công việc”.
Nghiên cứu được khảo sát trên một nhóm các bé ở tuổi học mẫu giáo tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy các bé nhận được lời khen rằng “rất thông minh” dường như có xu hướng gian lận. Nhưng những đứa trẻ nhận được lời khen vì đã làm “rất tốt” hoặc không có lời khen như vậy thì lại ít có khả năng gian lận hơn.
Trong một nghiên cứu khác mà Giáo sư Kang Lee là đồng tác giả, những trẻ em ở Trung Quốc được khen ngợi vì trí thông minh của mình đã sẵn sàng gian lận trong các cuộc thi và trò chơi.
Tại sao việc khen ngợi lại có thể dẫn con bạn đến gian lận?
Video đang HOT
Trong 20 năm qua, Giáo sư Lee đã nghiên cứu lý do đằng sau một đứa trẻ có hành vi gian lận. Ông giải thích rằng ngay khi chúng học ngôn ngữ, trẻ em cũng đã học cách không trung thực.
Ông chia sẻ rằng việc khen ngợi thực sự có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên cách bạn thể hiện có thể có tác động tiêu cực.
Ngay sau khi trẻ học được ngôn ngữ, trẻ cũng đã có dấu hiệu của việc học cách không trung thực (Ảnh minh họa).
Theo ông, những điểu thường xảy ra là:
- Khen ngợi con của bạn vì trí thông minh của trẻ có thể làm cho trẻ cảm thấy bị áp lực để nổi trội vào mọi lúc.
- Do đó, trẻ có xu hướng sợ thất bại hoặc trở thành một nguồn gây thất vọng đối với phụ huynh và giáo viên.
- Sự sợ hãi này dẫn dắt trẻ đến việc gian lận để có thể đáp ứng được những kỳ vọng cao.
Về những nghiên cứu gần đây, ông chia sẻ: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trẻ 3 tuổi đã có thể có những hành động gian lận.”
Trong một nghiên cứu khác, giáo sư Lee cũng đã chia sẻ về sự ảnh hưởng của khả năng nói dối một cách thuyết phục đến sự phát triển về nhận thức xã hội của trẻ.
Bố mẹ nên khen con như thế nào mới đúng?
Thay vì khen bé thông minh, các bậc cha mẹ nên khen bé vì những nỗ lực của bé để đạt được kết quả (Ảnh minh họa).
Giáo sư Kang Lee đồng ý rằng đối với các bậc cha mẹ, việc khen ngợi con thông minh thật sự dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng để bảo vệ đứa trẻ khỏi những tác động tiêu cực của việc khen ngợi, ông đã chia sẻ một số lời khuyên đơn giản như sau:
- Tránh sử dụng các từ như “thông minh” khi khen con bạn.
- Tốt hơn hết là khen ngợi con của bạn vì những nỗ lực mà bé đã thực hiện hoặc các hành động cụ thể mà bé đã làm.
- Nên sử dụng các câu như “Con đang làm rất tốt” hoặc “Con đang chơi tốt” thay vì nói “Con thật thông minh!”.
Đồng thời, ông cũng khuyên rằng cha mẹ không cần phải mất hy vọng nếu họ phát hiện ra rằng con của mình đang gian lận. Học cách nói dối cũng là một mốc quan trọng của sự phát triển. Và bạn hoàn toàn có thể quản lý được trước khi nó trở thành vấn đề.
Khi khen ngợi con của bạn, hãy nhớ sử dụng các câu nói nói nghiêng về những nỗ lực hoặc hành động mà bé đang thực hiện để đạt được kết quả mong đợi.
Kim Vi
Theo afamily
Tạo áp lực cho con - đừng để giật mình hối tiếc
Khi không làm chủ được bản thân, quá mệt mỏi với những áp lực của gia đình và xã hội mà một số học sinh đã phải tìm tới sự trốn chạy tiêu cực. Mới đây, một câu chuyện thương tâm đã khiến nhiều ông bố, bà mẹ phải trăn trở về cách nuôi dạy con của mình.
Nạn nhân của những ước mơ dang dở
Kết cục xót xa của một học sinh tại Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TPHCM) mấy ngày qua đã làm cho bao ông bố, bà mẹ phải giật mình suy ngẫm. Sáng 10/4 một nam sinh lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TPHCM) đã gieo mình từ mái tôn lầu 4 của lớp học xuống sân trường tự tử. Mặc dù một số thầy cô và bạn bè nhìn thấy em có ý định tìm đến cái chết cho bản thân mình, nhưng không thể nào ngăn cản được.
Trong lá thư tuyệt mệnh được gửi lại, em cho biết mình đã chịu nhiều áp lực trong học tập và không đáp ứng được kỳ vọng từ gia đình. Sự việc xảy ra khiến ai cũng bàng hoàng, thương xót. Tương lai của một cậu bé 16 tuổi đã vĩnh viễn bị đóng sập lại chỉ vì em không thể chịu đựng hơn được nữa những áp lực đến với mình.
Một phụ huynh trên mạng xã hội đã bày tỏ quan điểm: "Vì mong muốn con thành đạt mà nhiều phụ huynh đã tạo cho con những áp lực của bản thân. Họ không biết rằng điều mà họ mong muốn lại khiến những đứa trẻ phải gồng mình lên hàng ngày...
Cứ thế giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi của các con bị co hẹp lại, thay vào đó là những giờ học thêm ngoài các lớp học chính khóa. Bởi những người cha, người mẹ quan niệm rằng chỉ có học thật giỏi, thật tốt thì các con mới thi đỗ vào những trường danh tiếng để có tương lai xán lạn. Vì vậy, những đứa trẻ đáng thương cứ lùi lũi cố gắng theo những gì mà người lớn mong muốn còn bản thân các con liệu có hạnh phúc? Nhiều đứa trẻ trở thành nạn nhân của những ước mơ dang dở của bố mẹ chúng. Có lẽ đó là những điều bất hạnh nhất."
Sau mỗi một vụ việc thương tâm xảy đến, có lẽ mọi người mới nghĩ hãy để cho con trẻ được sống và học tập theo những mong muốn thật sự của chúng. Điều quan trọng là cha mẹ cần trang bị cho các con niềm tin vào cuộc sống và nghị lực của chính bản thân mình.
Yêu thương con bằng sự hiểu biết của mình
Việc trẻ em trầm cảm và dẫn tới tự tử có rất nhiều vấn đề liên quan và không thể có một phương thức chung nào giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, bố mẹ và những người thân phải quan tâm, để ý hàng ngày tới con mình mới giảm thiểu được những tác động đưa con tới những sự việc nghiêm trọng đáng tiếc.
Trong 20 năm làm việc ở báo Hoa học trò, nhà báo Thu Hà tại TPHCM đã nhận được khá nhiều bức thư cùng những tâm sự của các bạn học sinh. Vì vậy chị hiểu được những diễn biến tâm lý cùng những biến đổi trong quá trình trưởng thành của các bạn trẻ. Chị đã chia sẻ từ trải nghiệm của bản thân mình với các phụ huynh: Việc làm nhiều bài tập không giúp con học giỏi lên. Điều quan trọng hơn là tạo hứng thú học cho các con.
Theo chị, nếu con hứng thú học và bài học được chuyển tải một cách sinh động thì con chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là đã lĩnh hội được kiến thức. Ở nhiều nước trên thế giới như Phần Lan, Canada hay Mỹ... trẻ con liên tục được tham gia các hoạt động học tập và tự các con khám phá, tự các con lên dự án để học tập. Với cách học như vậy trẻ rất thích thú. Điều mà các con nên được học đó là cảm xúc, là những kết nối, là cách giao tiếp, là các bộ môn nghệ thuật, thể thao...Như vậy có rất nhiều điều cần phải học chứ không phải chỉ có việc học thuộc lòng những kiến thức trong sách.
Chị Thu Hà cũng cho biết: Bố mẹ không nên đặt áp lực lên con cái. Việc trẻ con bị khủng hoảng, trầm cảm được phản ánh trên mạng xã hội cũng chỉ là một phần của tảng băng chìm. Đa số các nguyên nhân dẫn đến việc con bị trầm cảm là xuất phát từ người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ thường không nhận ra việc mình cũng rất cần phải học, phải thay đổi để hiểu con và nuôi dạy con một cách hợp lý. Bố mẹ phải biết yêu thương con bằng sự hiểu biết của mình.
Thanh Xuân
Theo giaoducthoidai.vn
Con hay đố kỵ, cách nào giúp con? Cậu bé Bin lên 8 tuổi ngụ ở Q. Gò Vấp, TP.HCM luôn cảm thấy khó chịu khi thấy bạn bên hàng xóm có đồ chơi đẹp. Thấy ai có gì hơn mình là cu cậu lại tỏ ra hậm hực. Tranh: Nguyễn Ngọc Thuần Gia đình Bin rất phiền lòng về tính ghen ghét, đố kỵ của con nhưng rất khó nhắc...