Khẩu súng thời chiến giúp giải mã cái chết của cựu binh
Bà giúp việc linh cảm chuyện chẳng lành khi không thấy người cựu binh Walter Yokum (76 tuổi) ra mở cửa như thường lệ.
Vòng ra phía sau nhà, bà thấy cửa sổ vỡ nên lập tức gọi cảnh sát. Dưới chân cầu thang lên tầng hai, cảnh sát hạt Boulder, bang Colorado phát hiện ông Yokum nằm chết trong tư thế hai tay giơ lên cao, cổ có vết thương như đạn bắn. Hôm ấy là ngày 20/10/1993.
Cảnh sát xác định có kẻ đột nhập qua cửa sổ tầng trệt. Vũng bùn quanh nhà in dấu giày, giống ủng bảo hộ. Trên tường thành cầu thang, một khu vực bị ám đen vì muội súng với vệt thẳng xuyên qua giữa, có vẻ như là vị trí tiếp xúc với nòng súng. Trên tầng hai, trong phòng ăn, cảnh sát thấy bao súng rỗng và vài viên đạn cỡ 11,5 mm nhưng không phát hiện khẩu súng nào trong nhà. Thẻ tín dụng và tiền mặt của ông Yokum không còn.
Vết muội súng bị một vạch thẳng xuyên qua giữa, cho thấy vị trí của họng súng. Ảnh: Filmrise.
Yokum là cựu binh từng tham gia Chiến tranh Thế giới II. Khi xuất ngũ, ông được giữ khẩu súng bán tự động dùng cỡ đạn 11,5 mm của hãng Colt. Như mọi bạn chiến đấu khác, Yokum đã mài số sê-ri trên khẩu súng.
Tư thế tử vong của Yokum được xác định đi ngược lại quy luật của trọng lực. Từ việc ông nằm ngửa, hai tay giơ lên cao vuông góc nhau, cảnh sát cho rằng thi thể đã bị lật lên khi nằm sấp trên sàn. Điều này cho thấy hung thủ ở trong nhà ít nhất ba tiếng vì đây là khoảng thời gian thi thể bắt đầu cứng.
Gần chân của Yokum, cảnh sát tìm thấy mảnh giấy gói kẹo bơ. Trong tủ lạnh cũng có bao bì đựng kẹo bơ cùng loại nhưng đã hết. Cảnh sát nhận định ông Yokum có thể đã nghe thấy tiếng kẻ đột nhập, rút súng chạy xuống thì bị trúng đạn của hung thủ đang đứng dưới cầu thang. Tuy vậy, viên đạn không còn nằm trong người nạn nhân.
Trên trần nhà có lỗ thủng cho thấy viên đạn đã xuyên qua mái ngói. Điều tra viên tìm kiếm khắp trên mái nhà và rãnh hốc nhưng không thấy viên đạn đâu. Việc rà soát bãi đất trống rộng vài ha xung quanh ngôi nhà để tìm viên đạn là bất khả thi.
Được cảnh sát yêu cầu trợ giúp, một giáo sư vật lý thu thập các dữ kiện để tính toán như vận tốc ban đầu, góc viên đạn được bắn ra, và sức cản không khí. Dựa trên độ rộng của vết thương trên cổ Yokum, viên đạn chết người được xác định có cỡ đạn 9 mm. Cỡ đạn này khi rời khỏi nòng súng ngắn thường di chuyển với tốc độ khoảng 300 m/s.
Để biết được tốc độ của viên đạn sau khi xuyên qua cơ thể người, trần nhà và mái ngói, cảnh sát đặt ba lớp vật chất lần lượt theo thứ tự: miếng thịt bò đại diện cổ nạn nhân, ốp trần nhà, và một phần mái nhà (cả hai cùng được lấy từ nhà Yokum). Qua bắn thử viên đạn có cỡ tương tự và đo đạc bằng thiết bị chuyên dụng, cảnh sát biết được tốc độ viên đạn sau khi xuyên qua các bề mặt này là khoảng 260 m/s.
Video đang HOT
Tiếp theo, cảnh sát xác định quỹ đạo di chuyển của viên đạn bằng cách dùng gậy nhỏ nối từ chỗ đặt nòng tới vị trí vết thương rồi đi qua lỗ trên trần nhà. Từ đây, viên đạn tạo với mặt đất một góc 68 độ.
Dựa vào dữ kiện trên, giáo sư tính toán được vùng rơi của viên đạn. Cảnh sát sau đó khoanh vùng khu vực và mang máy dò kim loại tới rà soát. Cuối cùng, họ tìm thấy một đầu đạn cỡ 9 mm cách ngôi nhà khoảng 27 m.
Đầu đạn này phù hợp với suy đoán của cảnh sát về viên đạn giết người. Tuy nhiên, phát hiện này không đem lại giá trị điều tra vì đầu đạn đã bị biến dạng nặng, không thể được mang đi giám định.
Cảnh sát nhận định Yokum bị bắn từ trên cầu thang. Ảnh: Filmrise.
Tiếp theo, cảnh sát chuyển sự chú ý tới mảnh giấy gói kẹo và bao kẹo ở hiện trường. Cho rằng hung thủ có thể đã ăn kẹo trong tủ lạnh, cảnh sát gửi những thứ này đi giám định nhưng không tìm thấy dấu vân tay. Trong nhà của Yokum cũng không xuất hiện dấu vân tay lạ nào.
Vì một số tài sản mất tích, cảnh sát cho rằng vụ án xuất phát là trộm cắp nhưng đã chuyển thành án mạng. Theo hướng này, cảnh sát rà soát mọi nghi can bị bắt giữ trong khu vực về hành vi đột nhập trộm cắp quanh thời điểm Yokum bị giết. Chỉ có một người phù hợp phạm vi tìm kiếm có tên James Dobson – kẻ vừa mãn hạn tù về hành vi đột nhập, vài ngày trước khi Yokum bị giết. Trùng hợp, kẻ này cũng có thói quen ăn uống tại hiện trường.
Để xác minh Dobson có phải nghi phạm hay không, cảnh sát cho hàng xóm của Yokum tới nhận diện vì người này nói từng trông thấy một số nam giới có điệu bộ khả nghi quanh khu vực vào tối xảy ra án mạng. Người hàng xóm ban đầu chọn ảnh của Dobson trong bộ ảnh nhưng cuối cùng không dám chắc chắn. Khi được thẩm vấn, Dobson phủ nhận liên quan tới vụ giết người.
Điều tra sâu hơn, cảnh sát cũng không tìm được chứng cứ cho thấy Dobson sở hữu khẩu súng có thể bắn cỡ đạn như viên đạn gây án. Nơi ở của Dobson cũng không có loại ủng có đế giày phù hợp với dấu giày tìm thấy tại hiện trường.
Bế tắc, điều tra viên mở rộng phạm vi tìm kiếm và rà soát kho dữ liệu cảnh sát để xác định xem có hoạt động bất thường nào quanh thời điểm án mạng hay không. Trong quá trình này, điều tra viên phát hiện một sự kiện nổi bật.
Trong lần làm nhiệm vụ theo dõi, hai thanh tra mặc thường phục đã phát hiện một chiếc bán tải có biển số của bang North Dakota rời nhà của kẻ buôn ma túy tại địa phương, một ngày sau khi có án mạng. Vì bang North Dakota cách hạt Boulder, bang Colorado hơn 700 dặm, hai thanh tra thấy lạ khi chiếc xe này xuất hiện ở đây nên ghi lại biển số.
Từ đây, cảnh sát xác định chiếc bán tải được đứng tên Kevin Dockter, 29 tuổi, cư trú tại thành phố Bismarck, bang North Dakota. Tên này có tiền sử phạm tội về ma túy và vũ khí.
Điều tra viên liên lạc với cảnh sát thành phố Bismarck, bang North Dakota để xác minh thông tin thì được biết Dockter cũng vừa bị bắt vì tàng trữ trái phép hai khẩu súng. Trong đó, một khẩu dùng cỡ đạn 9 mm, một khẩu thuộc hãng Colt, dùng cỡ đạn 11,5 mm, được sản xuất từ Chiến tranh Thế giới II, giống khẩu súng bị mất của Yokum. Khi bị bắt, trong xe của Dockter cảnh sát còn phát hiện gói kẹo bơ cùng loại với mảnh giấy gói kẹo bị vứt tại hiện trường.
Quan sát kỹ, cảnh sát thấy khẩu súng Colt dùng đạn đã bị mài bay số sê-ri, giống mô tả về súng của Yokum. Bên trong khẩu súng còn chứa loại đạn có dập dấu REM-UMC ở phần đáy – ký tự viết tắt cho hãng Remington, giống loại đạn tìm thấy tại nhà Yokum. Từ nhân viên của Công ty Remington, điều tra viên xác định loại đạn này không sẵn có trên thị trường vì chỉ được sản xuất trong thời gian 1912 tới 1961.
Trong khẩu súng còn lại của Dockter, cảnh sát tìm thấy viên đạn 9 mm. Nhận được mẫu vật, giám định viên đối chiếu thành phần hóa học của đầu đạn giết người, đạn trong súng của Dockter, và đạn tìm thấy trong xe của Dockter. Kết quả, cả ba loại đều có cùng thành phần phần trăm kim loại đồng.
Khi bị cảnh sát North Dakota bắt giữ, Dockter đang đi ủng bảo hộ. Tiếp tục đối chiếu, chuyên viên thấy rằng họa tiết trên đế ủng cùng loại với dấu giày tìm thấy trên vũng bùn ngoài nhà của Yokum.
Bạn bè của Dockter kể với điều tra viên nghi phạm là người hay khoe khoang. Hắn nói rằng từng cùng thực hiện vụ cướp tài sản tại bang Colorado với người bạn tên Jason Fowler (21 tuổi). Nhìn thấy ảnh của Fowler, cảnh sát thấy rằng người này có ngoại hình tương tự James Dobson – nghi can đầu tiên của vụ án. Điều này có thể lý giải tại sao hàng xóm của nạn nhân ban đầu đã nhận diện Dobson.
James Dobson (trái) và Jason Fowler có ngoại hình tương tự. Ảnh: Filmrise.
Bị thẩm vấn, Fowler mau chóng thừa nhận vai trò trong vụ cướp. Fowler khai rằng hai cần tiền nghiện hút nên thường cùng Dockter đột nhập nhà dân trộm tiền. Tối hôm ấy, Fowler và Dockter quan sát nhà của Yokum, thấy không sáng đèn nên tưởng không ai trong nhà. Dockter phá cửa sổ vào nhà, Fowler đứng ngoài cảnh giới. Một lúc sau, Fowler thấy Dockter chạy ra. Hai kẻ sau đó tới quán bar, uống vài chầu rượu rồi quay lại căn hộ để vét tài sản. Tuy vậy, chúng chỉ lấy được 20 USD, thẻ tín dụng, và khẩu súng đặc biệt của Yokum.
Từ đây, công tố viên cáo buộc sau khi đột nhập, Dockter nhìn thấy nạn nhân trước nên giơ súng bắn. Hắn thích ăn kẹo bơ nên khi thấy gói kẹo bơ trong tủ lạnh của nạn nhân đã lấy hết chỉ để lại túi không.
Với chứng cứ nhà chức trách thu thập được, Dockter nhận tội Giết người cấp độ II và bị phạt 40 năm tù. Fowler lãnh án 25 năm tù về tội Đột nhập trộm cắp.
Quốc Đạt
Nhân viên y tế chặn đoàn xe biểu tình đòi dỡ phong tỏa
Hai nhân viên y tế kiên nhẫn đứng chặn đoàn xe của người biểu tình đòi dỡ phong tỏa ở Denver, bang Colorado, bất chấp bị phản ứng.
Hàng trăm người hôm 19/4 tập trung trước tòa nhà cơ quan lập pháp ở Denver, bang Colorado, Mỹ, kêu gọi chính quyền bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn Covid-19 . Bức ảnh do phóng viên ảnh Alyson McClaren chụp ghi lại khoảnh khắc hai nhân viên y tế chặn đoàn xe chở đoàn người biểu tình này.
Trong ảnh, hai nhân viên y tế đeo khẩu trang N95, đứng giữa đường, đối đầu đoàn xe ôtô chở người biểu tình gần trụ sở cơ quan lập pháp bang. Những người biểu tình xếp xe thành hàng dài để phản đối lệnh phong tỏa, một số mang khẩu hiệu "Mọi nghề nghiệp đều là thiết yếu", phản đối việc chính quyền bang cấm các cơ sở kinh doanh không thiết yếu hoạt động.
Bị nhân viên y tế chặn trước đầu xe, một phụ nữ tham gia biểu tình nhoài người ra khỏi cửa sổ xe, hét lên rằng "Đây là một đất nước tự do, vùng đất tự do" và yêu cầu anh "hãy đến Trung Quốc".
"Anh có thể đi làm thì tại sao tôi không thể?", bà này nói, nhưng nhân viên y tế chỉ kiên nhẫn đứng im. Phóng viên McClaren cho hay hai nhân viên y tế "chặn đoàn biểu tình cho đến khi cảnh sát tới".
Nhân viên y tế Mỹ chặn đoàn xe biểu tình ở Denver, bang Colorado, Mỹ, hôm 19/4. Ảnh: Reuters.
Nhiều bang ở Mỹ đang áp dụng các lệnh phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau, khi nước này đã ghi nhận hơn 759.000 ca nhiễm nCoV, hơn 40.000 ca tử vong. Bang Colorado đã phát hiện 9.730 người nhiễm, 420 người chết.
Hầu hết mọi người tuân thủ các biện pháp phong tỏa và ủng hộ những nhân viên y tế tuyến đầu đang phải gồng mình chống dịch, với lượng bệnh nhân khổng lồ tại các bệnh viện tuyến địa phương. Tuy nhiên, nhiều người ở một số bang đang xuống đường tổ chức biểu tình đòi mở cửa, bất chấp quy định cách biệt cộng đồng.
Trong hai tháng qua, hơn 9.000 nhân viên y tế Mỹ nhiễm nCoV, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong đó ít nhất 27 người đã tử vong tính đến tuần trước.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, khiến hơn 2,4 triệu người nhiễm, hơn 165.000 người chết. Mỹ và châu Âu hiện là những vùng dịch lớn nhất thế giới.
Mai Lâm
Lễ tốt nghiệp đặc biệt của Học viện Không quân Mỹ giữa mùa dịch Không có gia đình và bạn bè đến chúc mừng, các sinh viên của Học viện Không quân Mỹ phải diễu hành cách nhau 1,8 m và ngồi cách nhau ít nhất 2,4 m trong buổi lễ tốt nghiệp hôm 18/4. Đây là năm đầu tiên trong lịch sử, lễ tốt nghiệp của Học viện Không quân Mỹ diễn ra không như thông...