Khát vọng sống của cô bé mồ côi bị bệnh hở van tim 3 lá và bệnh dạ dày
Ngô Thị Hà Linh (SN 2009) ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn từ khi sinh ra đã không biết mặt cha. Điểm tựa duy nhất để em sống, học tập, chiến đấu với căn bệnh hở van tim 3 lá và bệnh đau dạ dày là mẹ.
Thế nhưng mẹ cũng bỏ em đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Trước mặt Linh đang là tương lai mờ mịt.
Tranh thủ lúc rảnh rỗi bác Thi lại qua động viên, chăm sóc Hà Linh
Căn nhà cấp bốn cũ kỹ, xuống cấp nơi Hà Linh ở nép mình trong ngõ nhỏ ở thôn Đại Đồng 1, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn. Thời điểm tôi đến, căn nhà vắng tanh, vắng ngắt.
Anh Nguyễn Văn Hưng, hàng xóm của bé Hà Linh không khỏi cảm thương khi nhắc tới hoàn cảnh gia đình em: “Tội lắm, nhà nghèo, có mỗi mình mẹ để nương tựa thì mới đây mẹ cũng bỏ cháu ra đi vì căn bệnh ung thư. Mẹ mất, xóm giềng còn phải quyên góp tiền để lo ma chay. Giờ cháu Hà Linh đang được người bác cho ở nhờ trong căn nhà cấp 4 cũ của ông bà để lại. Gia cảnh nhà bác ruột cũng rất khó khăn”.
Theo anh Hưng thì hàng xóm, thầy cô ai cũng thương cho hoàn cảnh côi cút của cháu. Lo hơn, khi Hà Linh cùng lúc mang trên mình căn bệnh hở van tim 3 lá và đau dạ dày, cần phải có số tiền khoảng 300 triệu đồng để điều trị.
Video đang HOT
Mẹ mất bỏ lại Hà Linh một mình côi cút, chống chọi với bệnh tật
Khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc thầy Lê Thanh Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Thắng cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đưa Hà Linh về nhà.
Thầy hiệu trưởng ngậm ngùi: “Trường hợp của Hà Linh đặc biệt khó khăn, nhà trường vừa tổ chức quyên góp, ủng hộ từ phụ huynh, học sinh được số tiền khoảng gần 20 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền là không đáng kể và về lâu dài để Hà Linh tiếp tục đến trường và điều trị bệnh là không đủ”.
Bé Hà Linh gầy gò, ốm yếu, đôi mắt đỏ hoe nước mắt chực trào muốn khóc cứ rụt rè núp sau lưng thầy chủ nhiệm.
Thầy Nguyễn Đức Hạnh, chủ nhiệm lớp 6A của Hà Linh cho biết, cháu học giỏi, chăm ngoan. Tuy nhiên, từ khi mẹ mất, cháu ít giao tiếp và trở nên rụt rè với bạn bè.
Thầy Hạnh vẫn nhớ như in trước hôm mẹ Hà Linh mất. Hôm đó mẹ cháu còn nhờ người thân đến nhà nhờ thầy giúp đỡ, chăm lo cho Hà Linh được tiếp tục theo học, thực hiện ước mơ sau này của cháu, vì nhiều lần cháu đòi bỏ học để lo bệnh tình cho mẹ.
Theo thầy Hạnh, nhà trường đã nỗ lực với nhiều hình thức hỗ trợ để em được theo học như miễn toàn bộ các khoản đóng góp, hỗ trợ sách vở, học bổng. Tuy nhiên, cốt yếu vẫn là vấn đề sức khỏe. Để chữa trị thì phải có số tiền lên tới 300 triệu đồng mới có hy vọng chữa khỏi bệnh.
Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình nhà bác ruột Hà Linh là ông Ngô Văn Thi cũng rất khó khăn. Gia đình 7 khẩu, trông chờ chính vào mấy sào ruộng lúa.
Ông Thi nghẹn ngào cho biết: “Nếu gia đình neo người thì để cháu về ở cùng, tuy nhiên do nhà cấp 4 chật hẹp lại đông thành viên nên để cháu ở bên căn nhà cũ của ông bà để lại yên tĩnh học tập. Ăn uống thì cháu ăn cùng gia đình tôi, tối đến bác gái lại sang ngủ cùng Hà Linh”.
Hà Linh mong muốn vượt qua khó khăn, bệnh tật, học giỏi để sau này trở thành bác sĩ.
Hà Linh từ khi sinh ra đã còi cọc, thường xuyên đau ốm, về sau lại phát hiện cháu bị bệnh hở van tim 3 lá và dạ dày. Để có tiền lo chữa trị, mẹ cháu đã phải bán đi căn nhà, mảnh đất ông bà chia cho để điều trị bệnh cho con, về ở nhà cũ của ông bà. Chưa lo xong bệnh tình cho con, thì bản thân cũng bị ung thư rồi mất, bỏ lại Hà Linh 1 mình côi cút.
Chia tay tôi, Hà Linh ngấn lệ, nói về ước mơ, dự định của mình: “Con muốn được đi học, muốn được chữa khỏi bệnh để sau này thực hiện ước mơ làm bác sĩ cứu chữa bệnh cho người nghèo”.
Quyền từ chối...
Thiếu 0,25 điểm, Ngô Văn Hiếu, cậu học sinh 10 năm cõng bạn đến lớp ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã không trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội theo nguyện vọng 1.
Ảnh minh họa/INT
Cũng từ đây, có nhiều ý kiến cho rằng, với trường hợp này, Trường Đại học Y Hà Nội nên xét tuyển đặc cách...
Với 28,15 điểm, Hiếu học giỏi. Ước mơ vào giảng đường đại học và học ngành y là phù hợp với học lực của em. Hơn nữa, là nguyện vọng được học ngành y để chữa bệnh cho mọi người cũng như bạn của mình. Cậu cũng muốn cùng bạn "đi tiếp" chặng đường những năm học đại học. Hiếu không muốn xa bạn của mình - đó là mong muốn chính đáng, của một trái tim nhân hậu.
Hiếu cũng không làm đơn xin xét tuyển đặc cách. Những ý kiến đề xuất đặc cách không phải từ mong muốn của Hiếu. Tất nhiên, không trúng tuyển được nguyện vọng 1 Hiếu rất buồn. Nhưng có câu "học tài, thi phận", không ai có thể trách em, bởi em đã nỗ lực hết sức mình.
Còn việc có được xét đặc cách hay không còn tùy thuộc vào các quy định hiện hành. Như ý kiến của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội là quy chế tuyển sinh không cho phép đặc cách trong trường hợp này. Vì vậy, nhà trường phải tuân thủ và không được phép làm trái quy chế. 0,25 điểm - có vẻ rất ít nhưng trong tuyển sinh, đó là cơ hội của hàng trăm thí sinh khác.
Mỗi kỳ tuyển sinh, luôn có nhiều trường hợp đặc biệt khác nhau, do vậy, nếu đặc cách cho trường hợp này, sẽ không công bằng với các trường hợp khác. Sau này, Hiếu vẫn có cơ hội vào Trường Đại học Y Hà Nội nếu em thi đỗ vào hệ đào tạo bác sĩ nội trú. Lúc đó, Trường Đại học Y Hà Nội sẵn sàng đón em - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh.
Tạm khép lại những "ồn ào" thời gian qua về việc có nên xét đặc cách hay không, Hiếu đã lựa chọn Trường Đại học Y Dược Thái Bình - với tâm sự: Em rất xúc động và cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là các thầy cô giáo đã âm thầm lo lắng cho em và có ý định gọi ra Trường Đại học Y Hà Nội để xem có cách nào giúp em.
Quả thực, những ý tốt của thầy cô, em không được biết. Nhưng dù Trường Đại học Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin từ chối. Không nên sử dụng sự nổi tiếng của mình là cõng bạn 10 năm qua để xin vào trường đại học. Vào đại học phải là bằng năng lực của mình. Được xét vào đại học nào em cũng rất hài lòng chứ không phải vì sự nổi tiếng của em với bạn.
Có thể, nếu Trường Đại học Y Hà Nội đồng ý xét đặc cách trong trường hợp này sẽ không có nhiều ý kiến phản đối. Thế nhưng, với ngành học có nhiều đặc thù như ngành y, "đầu vào" chưa nói lên được nhiều. Phía trước là chặng đường 6 năm và dài hơn thế nữa để các em có thể khẳng định được mình...
Hiếu có quyền từ chối và đã thực hiện quyền từ chối của mình. Tin rằng, với sự nhân hậu, lòng tự tôn của mình, Hiếu sẽ vượt qua tất cả để đi đến đích: Trở thành một bác sĩ giỏi, dù học ở Trường Đại học Y Dược Thái Bình hay Trường Đại học Y Hà Nội. Quan trọng hơn, Hiếu đã tự tạo và nắm bắt được cơ hội cho mình một cách công bằng, sòng phẳng.
Nam sinh 10 năm được cõng đến nhập học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, không có bạn thân bên cạnh Nam sinh 10 năm được bạn cõng đến trường chính thức nhập học vào ĐH Bách khoa Hà Nội vào sáng 9/10. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên cậu xuất hiện mà k có bạn thân bên cạnh sau 10 năm đồng hành. Nam sinh 10 năm được bạn cõng đến nhập học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, không có...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

2,9 triệu người hóng pha đón con "hot nhất MXH": Đơn giản mà thiên tài, phụ huynh có con nhỏ xem ngay kẻo lỡ!
Netizen
5 phút trước
Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang
Tin nổi bật
11 phút trước
Nga vạch ra lộ trình riêng với Trung Quốc
Thế giới
12 phút trước
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
1 giờ trước
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Sức khỏe
1 giờ trước
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?
Sao châu á
1 giờ trước
Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã
Lạ vui
1 giờ trước
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc
Sáng tạo
1 giờ trước
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
1 giờ trước
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
1 giờ trước