Khát vọng học tập của cậu bé viết chữ bằng chân
Mắc bệnh bại não bẩm sinh, bị co rút hết chân tay, trải qua nhiều năm khổ luyện, cậu bé Nguyễn Tấn Sang viết chữ bằng chân thành thục và có thể đến trường.
Năm 1997, chị Đỗ Thị Bé (ngụ xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) sinh con trai đầu lòng. Đôi vợ chồng trẻ chưa kịp mừng vui thì các bác sĩ thông báo cháu bé mắc bệnh bại não, chân tay bị co rút. Không đầu hàng số phận, họ đi làm thuê kiếm tiền chạy chữa cho con khắp nơi mà không khỏi.
“Còn nước còn tát”, vợ chồng chị Bé mua dụng cụ về để con tập luyện, hy vọng có thể đi lại được. 6 tuổi, cậu bé tên Nguyễn Tấn Sang tỏ ra thích đến trường. “Thấy mấy đứa trẻ quanh xóm đều đi học mầm non, con tôi cũng đòi đến trường. Nhiều ngày liền, nó đứng ngoài cửa sổ nhìn vào lớp thèm khát được đi học khiến tôi không cầm được nước mắt”, người mẹ kể lại.
Nhiều năm, chị Bé gõ cửa khắp nơi tìm trường cho con học, nhưng họ đều bảo nên đưa về nhà với lý do duy nhất: Đôi tay của Sang bị cong queo, co quắp không cầm bút được thì khó đến lớp. Hành trình khổ luyện viết chữ bằng chân của cậu bé bắt đầu từ đó.
Dù vất vả ngược xuôi mưu sinh nhưng chị Bé lúc nào cũng chăm lo cho con chu đáo từng bữa ăn, giấc ngủ, giúp Sang vượt qua nỗi đau thể xác, duy trì khát vọng đến trường học tập.
Sau nhiều năm dài luyện tập viết chữ bằng chân thành công, 15 tuổi, Sang mới được Trường tiểu học Đức Phú (huyện Mộ Đức) nhận vào lớp 1.
Video đang HOT
Do quãng đường từ nhà đến trường xa khoảng 4 km nên hàng ngày người mẹ chở các con đi học. Hiện Sang (18 tuổi) học cùng lớp 4C với em gái út Nguyễn Đỗ Thúy Tiễn (10 tuổi). Em gái kề của cậu bé này là Nguyễn Đỗ Thúy Tiên (12 tuổi, học lợp 6 THCS Đức Phú).
Gia đình đặt thợ mộc đóng cho cậu bé cái bàn rộng khoảng 1 m2 đặt ở cuối lớp. Nam sinh này có thể ngồi và có không gian đặt vở để viết chữ bằng chân thuận lợi.
Cô giáo Huỳnh Thị Kim Thoa hướng dẫn Sang học môn tiếng Anh. “Dù em viết chữ bằng chân nhưng nét luôn mềm mại, tròn trịa. Em cũng tiếp thu bài rất nhanh. Tôi thật sự cảm phục nghị lực, ý chí của Sang và tin rằng em sẽ còn tiến xa hơn nữa”, cô giáo Thoa nói.
Bàn chân phải của Sang kẹp bút viết chữ tiếng Anh mềm mại vào vở.
Giờ ra chơi, cậu bé vô tư nô đùa cùng các bạn trong lớp.
Tan học về nhà, Sang dùng chân kẹp vật dụng đưa thức ăn hay rót nước chăm sóc chú chim cưng.
Nam sinh cùng em gái vuốt ve, vui đùa cùng gà trống. Suốt ba năm học, năm nào Sang cũng đạt thành tích học tập xuất sắc.
Theo Zing
Cô gái xương thủy tinh và con đường du học Úc
"Với nhiều người, một cô gái xương thủy tinh vượt đại dương du học là chuyện cổ tích. Nhưng hãy tin, chính bạn là người tạo ra câu chuyện của đời mình", Nguyễn Phương Anh viết.
Trong một thế giới mà mọi người luôn khuyến khích bạn "hãy là chính mình", nhưng đôi khi ta lại thấy tự ti về bản thân, thật khó có thể sống thật với những gì vốn có. Đối với những người khuyết tật, điều đó có lẽ còn khó hơn gấp bội.
Khuôn viên Đại học Curtin, nơi Phương Anh đang theo học.
Bạn và tôi, nếu tìm được hướng đi cho riêng mình và tự tạo nên động lực để phấn đấu, chắc chắn phải trải qua nhiều thử thách và cần biết nắm bắt cơ hội nữa.
Đối với tôi, hành trình tìm đến thành phố Perth học đại học và coi nơi đây như ngôi nhà thứ hai đã và đang biến nhiều ước mơ tưởng chừng viển vông trở thành sự thật.
Chỉ trong vài nốt nhạc, thành phố thuộc phía Tây Australia đã chiếm trọn trái tim của cô gái mới đến. Bên cạnh sự sẵn sàng của cơ sở vật chất dành cho người khuyết tật, con người nơi đây khiến tôi yêu mến.
Dù cô gái khuyết tật vụng về hay lăn bánh xe qua chân của ai đó hoặc va vào người khác cả chục lần một ngày, tôi biết họ không để ý tới những điều ấy, mà quan tâm năng lực của tôi.
Tiệc Halloween đầu tiên với những người bạn mới.
Còn tuyệt vời hơn khi tôi được gặp những người bạn có chung hoàn cảnh, học cách sống độc lập của họ và sẻ chia sự đồng cảm mỗi khi nhớ gia đình.
Tại đây, tôi được kết bạn với những người có chung lý tưởng, không phải bởi họ cảm thấy thương cảm hay có nghĩa vụ phải đối xử tốt với người khuyết tật. Thời gian qua sống và học tập tại Perth, tuy vẫn chưa lâu, nhưng có thể chắc chắn một điều, đây sẽ là những năm tháng đẹp và đáng nhớ nhất.
Tất cả những điều tích cực đó làm tăng sự tự tin của một tân sinh viên trong việc phấn đấu để đạt những mục tiêu và ước mơ của bản thân.
Đối với nhiều người, đây thực sự là câu chuyện cổ tích khi một cô gái xương thủy tinh vượt đại dương sang học tập tại nước ngoài. Nhưng hãy tin bạn chính là người tạo ra câu chuyện của cuộc đời mình và quyết định xem nó sẽ đi theo hướng nào.
"Nơi tôi sống chỉ cách nhà chị Prue ít phút. Chị ấy thật hài hước và là một luật sư giỏi. Chị ấy cũng sống chung với bệnh xương thủy tinh", Phương Anh chia sẻ.
Sau vô số lần thử nghiệm và thất bại, tôi nhận ra rằng, đây chính là con đường dành cho mình. Đây là nơi tôi thấy được hình ảnh của mình trong tương lai, bởi con người ta đạt được thành công chính nhờ sự phấn đấu của họ, chứ không phải bởi may mắn hay được đối xử đặc biệt. Họ đã phải đi một con đường khó khăn hơn những người khác.
Gửi tới tất cả những anh chị em khuyết tật của tôi, bạn chính là người quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình. Dù dự định của bạn là gì, không học đại học, mở công ty hay du học Australia, chơi nhạc cụ hoặc trở thành nhà thiết kế thời trang, hãy quyết tâm thực hiện.
Tháng 10/2015, Nguyễn Phương Anh sang Australia du học với học bổng toàn phần của Đại học Curtin. Cô gái xương thủy tinh giàu nghị lực là một trong những thí sinh xuất sắc đạt số điểm IELTS 8.0.
Phương Anh cũng là giọng ca ấn tượng tại cuộc thi Vietnam's Got Talent mùa đầu tiên, đồng thời là gương mặt được UNICEF lựa chọn tham dự Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về người khuyết tật năm 2013.
Hiện Phương Anh học năm nhất ngành Truyền thông. Cô cũng được bầu chọn là Đại sứ Sinh viên quốc tế của trường.
Theo Zing
Ai đẩy những học sinh này tới bất hạnh? Trẻ ít nói, trầm tính, ít chịu vận động, giáo viên lập tức kết luận bị tự kỷ, "xúi" phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viện để... lấy giấy xác nhận. Từ nghi ngờ đến khẳng định: Khoảng cách mong manh Anh Lê Trọng Hiếu, nhà ở phường 16, quận Gò Vấp kể, năm học 2014- 2015, khi con trai Lê Trọng Nhân...