Khát vọng gia nhập EU của Ukraine đối mặt thực tế
Tại Kyiv, “bộ ba quyền lực” EU ủng hộ trao tư cách ứng viên cho Ukraine. Dù vậy, khi xung đột chưa có dấu hiệu kết thúc, con đường gia nhập khối của quốc gia này còn rất dài.
Trong chuyến thăm tới Kyiv hôm 16/6, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Italy – ba nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) – và Tổng thống Romania Klaus Iohannis cùng tuyên bố ủng hộ tư cách ứng viên gia nhập EU của Ukraine.
“Cả bốn chúng tôi ủng hộ việc trao tư cách ứng viên ngay lập tức”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói, theo Politico.
Dù vậy, ông cũng lưu ý rằng đây chỉ là điểm khởi đầu của một quá trình dài. “Tư cách này đi kèm với một lộ trình và cũng hàm ý rằng tình hình ở bán đảo Balkan và khu vực lân cận, cụ thể là Moldova, được tính đến”, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố.
“Hôm nay là một ngày lịch sử với châu Âu”, Thủ tướng Italy Mario Draghi nói. “Italy, Pháp và Đức – ba quốc gia sáng lập EU – và tổng thống Romania đã tới Ukraine để bày tỏ sự ủng hộ vô điều kiện với Tổng thống Zelensky và người dân Ukraine”.
Với tư cách ứng viên, Ukraine sẽ giành “thắng lợi bước đầu”. Dù vậy, “danh hiệu” này không đồng nghĩa với việc Ukraine có thể sớm trở thành một thành viên của EU.
Sự ủng hộ rộng rãi
Một số quốc gia Tây Balkan – bao gồm Albania, Bắc Macedonia và Montenegro – đã trở thành ứng viên của EU trong nhiều năm. Dù vậy, triển vọng gia nhập khối trong tương lai gần của ba quốc gia này vẫn không mấy sáng sủa.
Tuy nhiên, hôm 16/6, Albania, Bắc Macedonia và Montenegro vẫn công khai bày tỏ ủng hộ trao tư cách ứng viên cho Ukraine và Moldova – qua đó dẹp bỏ một lý do được một số quốc gia trích dẫn để phản đối việc đưa Ukraine trở thành ứng viên EU.
Các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Italy và Romania ngày 16/4 cùng ủng hộ trao tư cách ứng viên EU cho Ukraine. Ảnh: Reuters.
Bất chấp tuyên bố ủng hộ, ông Macron, Scholz và Draghi đều để ngỏ khả năng Ủy ban châu Âu đặt ra các điều kiện cho Ukraine – như củng cố thể chế chính trị và nền pháp quyền – trước khi Kyiv khởi động các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU.
Nhiều quan chức và nhà ngoại giao EU nhận định Ukraine khó có khả năng đạt được thêm tiến triển trên con đường tiến tới vị thế thành viên trước khi chiến sự kết thúc. Bản thân ông Macron từng tuyên bố tiến trình này có thể kéo dài một thập kỷ, thậm chí lâu hơn.
Ông Draghi cũng nhấn mạnh rằng quá trình gia nhập EU của Ukraine sẽ tốn nhiều thời gian.
“Thông điệp quan trọng nhất từ chuyến thăm của chúng tôi là Italy mong Ukraine gia nhập EU và mong Ukraine có tư cách ứng viên, cũng như sẽ ủng hộ lập trường này trong phiên họp tiếp theo của Hội đồng châu Âu”, ông Draghi nói.
“Ukraine thuộc về gia đình châu Âu”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định. Theo ông, tư cách quốc gia ứng viên là một sự kiện quan trọng trong quá trình hướng về châu Âu của Ukraine.
“Các thành viên EU sẽ thảo luận về vấn đề này trong những ngày tới. Chúng ta biết rằng điều này cần sự đồng thuận của 27 nước EU. Tại Hội đồng châu Âu, tôi sẽ thúc đẩy một lập trường thống nhất. Nước Đức ủng hộ một quyết định tích cực, có lợi cho Ukraine, cũng như Cộng hòa Moldova”, ông Scholz tuyên bố.
Con đường còn chông gai
Theo người đứng đầu chính phủ Đức, bản thân EU cũng cần thay đổi để phù hợp với quy mô lớn hơn. “EU cần tự chuẩn bị và hiện đại hóa cách tổ chức và các thủ tục của mình”, ông Scholz nói.
Một số quan chức đã chỉ ra việc Ukraine – quốc gia có dân số lớn – gia nhập EU sẽ khiến cán cân quyền lực trong khối dịch chuyển, đặc biệt trong các quyết định được đưa ra theo nguyên tắc đa số. Bên cạnh đó, Ukraine cũng sẽ có quyền gửi một số tương đối lớn nghị sĩ tới Nghị viện châu Âu.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky tỏ ra hài lòng trước tuyên bố từ các vị khách. “Đất nước chúng tôi đang làm hết sức mình để trở thành thành viên NATO”, ông nói. “Và cả nước mong muốn điều đó”.
Tổng thống Zelensky hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Kyiv hôm 11/6. Ảnh: Reuters.
Dù vậy, các quan chức tại Kyiv không hoàn toàn lạc quan. Họ nhận thấy các thách thức gây ra bởi chiến sự, cũng như hiểu rằng tư cách thành viên chỉ là bước đầu tiên trong quá trình chưa rõ ngày kết thúc.
Ngay sau chuyến thăm của bốn nhà lãnh đạo châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 17/6 cũng ra tuyên bố ủng hộ việc trao cho Ukraine tư cách ứng viên EU.
“Chúng ta đều biết rằng người Ukraine sẵn sàng chết vì tư tưởng châu Âu. Chúng tôi muốn họ sống cùng chúng tôi vì giấc mơ châu Âu”, bà von der Leyen nói. “Ukraine sẽ được hoan nghênh là một nước ứng viên”.
Dự kiến vấn đề này sẽ được các nhà lãnh đạo EU thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh vào tuần sau. Nếu không nước thành viên EU nào phản đối, tư cách ứng viên của Ukraine có thể sớm được thông qua.
Sau đó, các cuộc đàm phán có thể kéo dài hàng năm. Nước này sẽ cần thực hiện hàng loạt cải cách để tiếp cận các tiêu chuẩn của EU trên các lĩnh vực như kinh tế hay pháp quyền.
Các cuộc đàm phán được chia thành từng chương mục, dựa trên các lĩnh vực chính sách khác nhau. Nước ứng viên chỉ được công nhận “tốt nghiệp” một chương mục nếu toàn bộ thành viên EU thông qua.
“Tổng thống Zelensky tất nhiên hiểu rằng quá trình từ ứng viên tới thành viên là một con đường”, Thủ tướng Draghi tuyên bố. “Con đường này đòi hỏi sự cải cách sâu rộng trong xã hội Ukraine”.
Tiêm kích NATO chạm trán máy bay trinh sát Nga. Video mới được NATO giải mật cho thấy tiêm kích khối này có những lần giáp mặt sát với máy bay quân sự Nga bên trên bầu trời châu Âu, giữa lúc căng thẳng gia tăng vì Ukraine.
Ukraine thông báo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia, vào tháng 11 tới theo hình thức trực tuyến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 30/5, phát biểu tại hội thảo trực tuyến do Viện Cộng đồng chính sách đối ngoại Indonesia (FPCI) tổ chức mới đây, Tổng thống Zelensky cảm ơn Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã mời ông dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối năm nay. Ông cho biết sẽ tham dự hội nghị này, bằng hình thức trực tiếp hay trực tuyến sẽ tùy thuộc vào tình hình chiến sự trong nước.
G20 là diễn đàn quốc tế gồm 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu (EU). G20 được thành lập vào năm 1999 với mục đích thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia thành viên G20 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Italy, Canada, Hàn Quốc, Australia, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Mexico, Indonesia, Argentina, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ cùng EU.
Pháp nói Ukraine có thể mất vài thập kỷ mới có thể gia nhập EU Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu có thể mất nhiều năm. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron . Ảnh: TASS "Chúng ta đều biết rằng quá trình gia nhập EU có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Macron cho biết. Đồng thời, ông lưu ý...