Khát vọng đổi thay từ xây dựng nông thôn mới ở Thạch Kênh
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, vùng quê Thạch Kênh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đổi thay rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên; tạo sức bật để tiến bước trên con đường xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Nhờ sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Hùng (thôn Chi Lưu) có cơ hội tiếp cận nguồn vốn SXKD để mở cửa hàng chuyên cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp: lân, đạm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc…
Dẫn chúng tôi vào tham quan cơ ngơi của gia đình, ông Nguyễn Văn Hùng (thôn Chi Lưu, xã Thạch Kênh) chia sẻ: “Trước đây, thu nhập của chúng tôi chỉ phụ thuộc vào 5 sào ruộng, trung bình mỗi năm xấp xỉ 20 triệu đồng. Năm 2016, nhờ sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tôi có cơ hội tiếp cận nguồn vốn SXKD để mở cửa hàng chuyên cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp: lân, đạm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc…
Vào mùa thu hoạch, gia đình còn cho bà con trong thôn thuê máy để xay xát. Sau 6 năm, việc kinh doanh khá thuận lợi, mỗi tháng đưa lại nguồn thu hơn 10 triệu đồng, nhờ đó, kinh tế của gia đình dần ổn định”.
Theo ông Hùng, việc chủ động, nỗ lực mở hướng làm giàu của gia đình cũng là cách đóng góp vào phong trào xây dựng NTM, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Ông Trần Hữu Luận – Trưởng thôn Chi Lưu (áo trắng) trao đổi với ông Hùng về việc thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao.
Ông Trần Hữu Luận – Trưởng thôn Chi Lưu cho hay: “Toàn thôn có 312 hộ dân với gần 1.200 nhân khẩu. Sau khi cán đích NTM vào năm 2016, thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu vào đầu năm 2021 và đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao vào cuối năm nay”. Từ năm 2016 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại thôn Chi Lưu tăng từ 25 triệu đồng lên 40 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm từ 17 hộ còn 6 hộ. Toàn thôn đã thực hiện bê tông hóa 100% các tuyến đường, nâng cấp hơn 3.000m đường, có tất cả 16 vườn đạt chuẩn vườn mẫu.
Nhân dân thôn Chi Lưu đang ra sức thực hiện các tiêu chí khu dân cư NTM nâng cao; tiếp tục nâng cấp, rải thảm thêm 200m đường bê tông, xây 270m hàng rào xanh, thường xuyên vận động bà con ra quân vệ sinh môi trường; đồng thời, khuyến khích, vận động người dân tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thôn Chi Lưu được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu vào đầu năm 2021.
Video đang HOT
Tại cuộc họp Chi bộ thôn Trí Nang, đông đảo người dân bày tỏ vui mừng trước sự đổi thay rõ nét của làng quê sau 6 năm (2016-2021) xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu. KT-XH phát triển, cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng khang trang, đời sống Nhân dân được nâng cao với mức thu nhập bình quân từ 28 lên hơn 37 triệu đồng/người/ năm.
Người dân Thạch Kênh thực hiện chỉnh trang hàng rào xanh.
Ông Nguyễn Văn Bình – Trưởng thôn Trí Nang chia sẻ: “Nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền cấp xã, thôn thường xuyên phát động phong trào thi đua xây dựng NTM, đề ra mục tiêu cụ thể hằng tuần, tháng, quý, năm.
Đồng thời, tập trung tuyên truyền, giới thiệu các gương điển hình, các mô hình làm kinh tế giỏi như anh Nguyễn Xuân Cường (nuôi lươn, ốc bươu đen), chị Nguyễn Thị Tươi (nuôi ốc)…; cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM nâng cao để người dân tham khảo, học hỏi”.
Từ tháng 1/2022 đến nay, toàn xã đổ mới 530m đường bê tông, chỉnh trang 120 vườn hộ, xây 1,2 km bồn…
Việc được công nhận về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào tháng 12/2021 đã trở thành động lực tinh thần lớn lao cho ban cán sự thôn cũng như toàn thể Nhân dân.
Trong năm nay, thôn tập trung xây dựng thêm 5 vườn mẫu, nâng tổng số vườn mẫu lên 12; tập trung chỉnh trang vườn hộ, san đắp lề đường, xây dựng rãnh thoát nước, làm hàng rào xanh ở các khu dân cư; đổ thêm 450m đường bê tông…
Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh thẩm tra mức độ đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu tại thôn Trí Nang vào tháng 12/2021.
Ngoài 2 thôn Trí Nang, Chi Lưu, 3 thôn còn lại (Thượng Nguyên, Hòa Hợp, Tri Lễ) dù có xuất phát điểm thấp nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của người dân đã tạo nên sức mạnh tổng hòa, góp phần giúp Thạch Kênh chuyển mình rõ nét trên con đường xây dựng NTM nâng cao.
Người dân không ngừng nỗ lực, vượt khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế. Nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, hiến đường, đóng góp ngày công xây dựng đường làng, ngõ xóm, làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc.
Trụ sở cơ quan hành chính xã Thạch Kênh được xây dựng từ sự vận động, đóng góp của Nhân dân và con em xa quê, được khánh thành vào chiều 18/5 .
Trong năm 2021, Thạch Kênh hoàn thành 1,9 km rãnh thoát nước, 0,94 km kênh bê tông, đổ lề đường 2,58 km, làm mới 2 km đường điện thắp sáng làng quê, xây 1,8 km hàng rào thoáng, chỉnh trang 282 vườn hộ, xây dựng 5 vườn mẫu…
Từ tháng 1/2022 đến nay, toàn xã đổ mới 530m đường bê tông, chỉnh trang 120 vườn hộ, xây 1,2 km bồn và trồng mới 6,5 km hàng rào xanh, trồng 250 cây bóng mát, xây dựng mới 3 mô hình kinh tế…
Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh Nguyễn Thiện Chung: Từ nay đến cuối năm, chúng tôi tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch theo tiêu chí NTM nâng cao, tập trung thực hiện và phát động các đợt cao điểm xây dựng NTM…
Ông Nguyễn Thiện Chung – Chủ tịch UBND xã khẳng định: “Chứng kiến Thạch Kênh thay da đổi thịt từng ngày là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã nhà.
Từ nay đến cuối năm, chúng tôi tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch theo tiêu chí NTM nâng cao, tập trung thực hiện và phát động các đợt cao điểm xây dựng NTM; thường xuyên tổ chức đối thoại với Nhân dân để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; quyết tâm về đíchNTM nâng cao theo đúng lộ trình đề ra trong năm 2022″.
Nông thôn mới trong lòng đô thị
Huyện Trảng Bom đang trong quá trình phấn đấu trở thành đô thị loại 4. Do đó, các tiêu chí về nông nghiệp, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, an ninh trật tự... phải thực hiện theo chuẩn đô thị, TX.Trảng Bom. Như vậy, huyện sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện mà cùng lúc đạt 2 mục tiêu vừa nông thôn mới (NTM) nâng cao, vừa đô thị.
Đoàn công tác của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh (thứ 2 từ phải sang) tham quan mô hình trồng và chế biến dược liệu xáo tam phân tại xã Hưng Thịnh, H .Trảng Bom. Ảnh: H.Lộc
Đây là ý kiến của Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi trong buổi làm việc mới đây với H.Trảng Bom về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.
* Chưa có đột phá
Phó chủ tịch UBND H.Trảng Bom Đỗ Ngọc Nam cho biết, địa phương được tỉnh chọn thí điểm xây dựng NTM gắn với đô thị hóa giai đoạn 2020-2025 nhưng phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn mới chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển chung của huyện, chưa có đột phá rõ ràng. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều áp lực.
Dẫn chứng về hạ tầng kỹ thuật, ông Nam cho rằng, hầu hết các tuyến đường xương cá khi triển khai đều "bỏ quên" hệ thống mương thoát nước. Thời điểm hiện tại, huyện vừa phải đầu tư mương thoát nước, vừa phải nâng cấp đường, kết hợp với trồng cây xanh. H.Trảng Bom có mức độ gia tăng dân số cơ học cao dẫn đến áp lực lớn về trường, lớp, đặc biệt các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn... thực hiện tiêu chí trường chuẩn quốc gia cần phải có thời gian, nguồn vốn. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều thiếu nước sạch sinh hoạt.
Phó chủ tịch UBND xã Sông Trầu Phạm Trường Giang cho rằng, nước sạch đang là vấn đề nan giải của xã. Trên địa bàn xã có công trình cấp nước tập trung do Sở NN-PTNT quản lý, nhưng đã ngưng hoạt động vì hết nước ngầm. Nhiều năm qua, người dân địa phương phải mua nước sạch từ xe cấp nước lưu động của Trung tâm Dịch vụ công ích huyện. Công ty CP Cấp nước Đồng Nai đang đầu tư tuyến ống chính, hoàn thành mới bàn giao cho chi nhánh Trảng Bom khảo sát nhu cầu, làm đường ống vào nhà dân.
Chia sẻ thêm về những áp lực trong xây dựng NTM, Phó chủ tịch UBND H.Trảng Bom Nguyễn Ngọc Tiên cho hay, H.Trảng Bom đã hình thành được 2 dự án cánh đồng lớn: cây điều và ca cao xen điều, nhưng duy trì và phát triển như mục tiêu ban đầu rất khó. Ông Tiên dẫn chứng, năm 2016, địa phương thực hiện dự án cánh đồng lớn ca cao xen điều tại xã An Viễn. Khi đó có 55 hộ đăng ký tham gia với diện tích hơn 110ha, huyện đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ đạt 1 ngàn ha và có nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu, nhưng hiện tại vùng dự án chỉ được 47ha.
Ông Nguyễn Văn Thu, hộ trồng ca cao xen điều tại xã An Viễn cho rằng, nguyên nhân diện tích cánh đồng lớn ca cao xen điều không đạt vì khi hợp tác Công ty TNHH Bamboo Agriculture hứa hỗ trợ phân bón, cây giống cho bà con nhưng việc hỗ trợ chậm, nhiều hộ chuyển sang trồng cây khác. Một số hộ có tâm lý chờ đợi xem người khác làm có hiệu quả kinh tế mới làm theo. Biến động về đất đai lớn, người dân tách thửa đất nông nghiệp bán. Bên cạnh đó là chi phí phân, thuốc cao, lợi nhuận thấp khiến nhiều người không còn mặn mà sản xuất nông nghiệp như trước.
* Áp tiêu chí đô thị vào xây dựng NTM
Theo Sở NN-PTNT, H.Trảng Bom có nhiều sản phẩm nông nghiệp lợi thế như: chuối cấy mô, bưởi da xanh, thanh long, dược liệu xáo tam phân; chăn nuôi gia súc, gia cầm..., nhưng các sản phẩm này chưa xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ - chế biến, nông dân vẫn tự sản, tự tiêu. Trong khi đó, 2 dự án cánh đồng lớn có đơn vị bao tiêu đầu ra, được hưởng đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ lại khó đạt mục tiêu về diện tích, sản lượng. Do đó, địa phương cần xác định lại sản phẩm nông nghiệp lợi thế, ưu tiên xây dựng thương hiệu và mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết tiêu thụ - chế biến sâu.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, H.Trảng Bom kiến nghị một số vấn đề: mở rộng dự án cánh đồng lớn ca cao xen điều sang các xã khác vì quỹ đất nông nghiệp tại xã An Viễn còn ít; tỉnh quan tâm tổ chức hội nghị kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư nông nghiệp đã có nhưng thủ tục phức tạp, nông dân khó tiếp cận. Cùng với đó, tỉnh hỗ trợ vốn đưa nước sạch đô thị về các xã: Sông Trầu, Trung Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Quảng Tiến và hỗ trợ người dân một phần chi phí lắp đặt đường ống. Tỉnh sớm đầu tư các công trình hạ tầng giao thông kết nối trên địa bàn huyện, đồng thời hỗ trợ địa phương nguồn vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng theo tiêu chí NTM nâng cao và đô thị.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho rằng, công nghiệp hóa và đô thị hóa đang tạo nhiều áp lực cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM của H.Trảng Bom. Đó là hạ tầng giao thông, trường lớp, cơ sở sinh hoạt văn hóa, nhà ở cho người dân; các vấn đề liên quan đến môi trường và quản lý đất đai; an ninh trật tự... Tuy nhiên, khó khăn nào cũng có cách tháo gỡ. Huyện đang vừa xây dựng đô thị, vừa thực hiện mục tiêu huyện NTM nâng cao nên các tiêu chí về nông nghiệp, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, an ninh trật tự... phải theo chuẩn đô thị loại 4, TX.Trảng Bom. Đạt tiêu chí NTM nâng cao cũng đạt luôn tiêu chí đô thị.
Đối với các xã đạt NTM nâng cao, kiểu mẫu cần duy trì và tự nâng cấp các tiêu chí. Riêng các xã còn vướng tiêu chí khó đạt, cần nguồn vốn lớn và thời gian thực hiện như: nước sạch, giao thông, môi trường, cảnh quan..., huyện quan tâm hỗ trợ, đồng thời xã phải sáng tạo vận động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo kiến nghị của địa phương. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý địa phương quan tâm công tác quản lý đất đai; khai thác lợi thế du lịch sinh thái, phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch.
Nhà nông thôn mang phong cách Nhật, mùa hè đón gió trời, mùa đông ấm áp Một căn nhà nhỏ ở quê với lối kiến trúc Nhật Bản hiện đại, nhỏ xinh 1,5 tầng, xây trên mảnh đất rộng 250m2. Một căn nhà nhỏ ở vùng quê Thái Bình với lối kiến trúc Nhật Bản hiện đại, nhỏ xinh 1,5 tầng được nhóm thiết kế Đoàn Mạnh, Nguyễn Tuấn và Duy Khánh thực hiện. Tổng diện tích sử dụng...