Khảo sát việc thực hiện một số nghị quyết của HĐND tỉnh
Chiều 28-3, Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh khảo sát tình hình và kết quả triển khai thực hiện một số nghị quyết của HĐND tỉnh tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Tại buổi khảo sát, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã báo cáo nhanh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐNDngày 04/11/2021 về quy định một số chính sách hỗ trợ dạy và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết số 172/NQ-HĐND về Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030″.
Theo đó, về kết quả thực hiện Nghị quyết số 172, đến nay đã có 19.045/69.725 trẻ mầm non làm quen với môn Tiếng Anh, tăng 5,49% so với trước khi thực hiện Đề án; 31.374/50.828 học sinh khối lớp 1, lớp 2 trong các trường tiểu học được học môn Tiếng Anh tự chọn, tăng 3,33%; 50% giáo viên môn Toán của Trường THPT Chuyên Thái Nguyên và 18% giáo viên môn Toán các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh có thể dạy Toán bằng tiếng Anh. Sở GD&ĐT đã cử 510 giáo viên dạy môn Tiếng Anh các cấp tham gia lớp bồi dưỡng. Các nhà trường đã phát huy tối đa chức năng của phòng học ngoại ngữ, phần mềm học tiếng Anh…
Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 14, hiện nay đã có tổng cộng 177 giáo viên dạy chương trình môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 trong các cơ sở giáo dục công lập, việc hỗ trợ cho giáo viên đang được triển khai. Toàn tỉnh hiện có 163 học sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.0 trở lên, được hỗ trợ lệ phí thi với tổng số tiền trên 688 triệu đồng…
Phát biểu tại buổi khảo sát, lãnh đạo Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh đánh giá cao công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện đồng bộ 2 nghị quyết của Sở GD&ĐT và những kết quả tích cực đạt được. Đồng thời, Ban Văn hóa – Xã hội cũng đề nghị Sở tiếp tục rà soát lại những chính sách, văn bản có liên quan, tổng hợp những vướng mắc, khó khăn, tham mưu cho UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét trong thời gian sớm nhất.
Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Trị nói gì về các trường học tiền tỷ bị bỏ hoang?
Tại Quảng Trị một số trường học bị bỏ hoang không sử dụng, việc này gây ra sự lãng phí.
Phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, độc giả ở Quảng Trị cho biết trên địa bàn đang có một số trường học bỏ hoang gây lãng phí. Trong khi đó Quảng Trị là tỉnh còn khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Theo phản ánh, điểm trường tiểu học thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) được đầu tư xây dựng năm 2016.
Video đang HOT
Công trình gồm 3 phòng học và nhà vệ sinh, với tổng kinh phí 1,6 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Linh làm chủ đầu tư.
Công trình được xây dựng với quy mô dành cho 30 học sinh tiểu học theo học hàng năm. Trước đó, các thầy cô phải mượn phòng của Ban quản lý làng thanh niên lập nghiệp miền Tây Vĩnh Linh để giảng dạy, trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc dạy và học rất khó khăn.
Điểm trường khang trang thôn Rào Trường (xã Vĩnh Hà, Vĩnh Linh) bị bỏ hoang vì thiếu học sinh. Ảnh: Giáo dục và thời đại
Với mong muốn con em ở địa phương có chốn học tập an toàn, gần nhà, sau khi hoàn thành công trình này vào đầu năm 2017, chủ đầu tư đã bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hà, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Hà quản lý, đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, cũng từ thời điểm đó đến nay, ngôi trường này chưa một lần đón học sinh đến học. Hơn 5 năm bỏ hoang khiến một số hạng mục trong công trình xuống cấp, nhếch nhác. Các phòng học bị hư hại, bong tróc, quạt trần đã hoen gỉ, cửa gỗ thì mối mọt đục khoét, gương kính nứt vỡ...
Cũng tại thị xã Quảng Trị, công trình Trường Mầm non Hoa Hồng ở xã Hải Lệ, hoàn thành vào tháng 2/2020. Tuy nhiên, sau khi xây xong lại bị bỏ hoang.
Trong khi đó, hơn 100 học sinh của xã phải học trong ngôi trường cũ kỹ, xuống cấp.
Ngày 24/3, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị để tìm hiểu thực trạng trường học bỏ hoang trên địa bàn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết ngay sau khi nhận được phản ánh của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có chỉ đạo xuống các Phòng Giáo dục và Đào tạo tìm hiểu nguyên nhân.
Các điểm trường đều thuộc các Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện xã quản lý. Sở chỉ quản lý về mặt chuyên môn, tuy nhiên, Sở cũng yêu cầu các Phòng báo cáo để nắm tình hình.
Tại điểm trường thôn Rào Trường (xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh), theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Linh, trước năm 2016, xã vĩnh Hà có làng thanh niên lập nghiệp miền Tây Vĩnh Linh, con em thanh niên đi lập nghiệp cũng khá đông.
Trong điều kiện phải đi học nhờ, vì vậy nhu cầu xây trường phục vụ việc học thời điểm đó là hợp lý.
Ủy ban nhân dân huyện đã đề xuất để xây dựng. Tuy nhiên, sau 1 - 2 năm đề xuất mới được đầu tư.
Bên cạnh đó, làng thanh niên lập nghiệp hoạt động cũng không hiệu quả, các thanh niên lập nghiệp đa số là lao động bằng nghề trồng rừng, thời gian nhàn rỗi nhiều. Ngoài căn nhà tạm được dựng xây ở đây, phần lớn mọi người đều có nhà cửa kiên cố tại quê nhà.
Họ chỉ đến ở Rào Trường khi cần chăm sóc hoặc thu hoạch cây rừng. Sự thay đổi này khiến số lượng học sinh ngày càng ít dần.
Trung bình mỗi năm chỉ còn khoảng 6 - 12 trẻ vào tiểu học nên không đáp ứng tiêu chuẩn số học sinh trên mỗi lớp. Nếu tổ chức dạy lớp ghép thì chất lượng giáo dục lại giảm đi.
Tiếp đó, xã Vĩnh Hà dù được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng so với mặt bằng chung toàn huyện vẫn là vùng khó khăn.
So với các trường vùng đồng bằng, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Vĩnh Hà phần lớn là người đồng bào khiến phụ huynh chưa tin tưởng. Họ muốn con mình học ở nơi có điều kiện tốt hơn.
Nói về việc chuyển đổi mục đích khi trường học bị bỏ hoang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết, hiện Sở, Phòng cũng có ý kiến chuyển đổi mục đích sử dụng điểm trường.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ do chính quyền địa phương quyết định, ngành giáo dục chỉ có ý kiến theo chức năng của ngành, bà Lê Thị Hương cho biết.
Bà Hương cũng cho biết, bà cũng đã có trao đổi trực tiếp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh về việc này. Việc chuyển đổi thế nào sẽ do địa phương quyết định.
Trường Mầm non Hoa Hồng ở xã Hải Lệ, hoàn thành vào tháng 2/2020 nhưng bị bỏ hoang từ đó đến nay.
Đối với điểm trường mầm non Hoa Hồng tại Thị xã Quảng Trị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cũng cho biết kinh phí xây dựng điểm trường này là do tổ chức tài trợ, xây dựng nên nhiều hạng mục không đầy đủ.
Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương gom học sinh từ điểm lẻ về điểm trường chính nên từ năm 2019 Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Trị cũng đã có làm việc và có công văn bàn giao lại cho xã.
Dù chỉ quản lý về mặt chuyên môn nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cũng đã có ý kiến phối hợp nhằm giúp đỡ các trường trong việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất.
Xin ý kiến giáo viên gấp gáp như "đánh úp", Bộ Giáo dục có biết? Câu hỏi khảo sát cần mang tính mở để giáo viên tự do bày tỏ quan điểm, tránh kiểu câu hỏi đóng khung buộc phải chọn một trong 2 phương án đồng ý hay không. Nhận được thông báo đề nghị tham gia trả lời Phiếu lấy ý kiến trên hệ thống TEMIS và nộp gấp, nhiều đồng nghiệp là các thầy cô...