Khảo sát tiếng Anh: Giáo viên lo thi trượt
Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TPHCM, giáo viên tiếng Anh các cấp sẽ trải qua kỳ sát hạnh kiểm tra năng lực. Điều này làm không ít giáo viên lo lắng nếu mình thi “trượt chuẩn” thì sẽ thế nào?
Hôm qua 16/10, tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (Q.1, TPHCM), 756 giáo viên (GV) tiếng Anh tiểu học trên toàn thành phố đã tham gia khảo sát trình độ.
GV phải trải qua bài thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ của Anh văn Hội Việt Mỹ. Đây là bài thi xếp lớp tiếng Anh của nhà xuất bản Oxford, đơn vị đối tác với Anh văn Hội Việt Mỹ về chuyên môn. Bài thi bao gồm các kỹ năng nghe, đọc viết và các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm. Kết quả bài thi được phiên theo khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR).
Để đánh giá kỹ năng nói, bài thi cũng được bổ sung thêm phần thi vấn đáp và nội dung đánh giá dựa theo bảng mô tả đánh giá của CEFR. Giám khảo hỏi thi nói là GV nước ngoài bản ngữ hoặc GV Việt Nam có bằng Thạc sĩ tiếng Anh đã qua các buổi huấn luyện về đánh giá kỹ năng nói.
GV tiếng Anh tiểu học tại TPHCM tham dự khảo sát năng lực ngày 16/10/2011. (Nguồn ảnh: http://edu.hochiminhcity.gov.vn)
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM cũng thông báo, tháng 12 tới, GV tiếng Anh các bậc THCS, THPT thuộc các quận 1, 3, 4, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh… cũng sẽ tham gia khảo sát năng lực trước khi mở rộng phạm vi khảo sát ra các quận huyện. Điều này gây hoang mang cho rất nhiều GV.
Video đang HOT
Nhiều GV phản ánh, thông báo này quá bất ngờ và cập rập, đẩy GV vào tình thế bị động… buộc phải thi. Trong khoảng thời gian 2 tháng ôn tập sẽ rất khó khăn cho thầy cô. Nhiều GV cũng bức xúc cho rằng việc khảo sát dùng tiêu chí của châu Âu để “vận” vào GV trong nước là sự áp đặt, làm khó thầy cô.
GV không phủ nhận việc việc khảo sát có mặt tích cực để GV lâu nay chỉ quanh quẩn trong các bài dạy sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức mở rộng. Tuy nhiên, theo GV, nếu tiến hành khảo sát, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho GV thì hợp lý còn quy ra điểm “đỗ trượt” sẽ rất áp lực. Thế nên không ít GV không muốn tham dự khảo sát nhưng không xong vì theo chỉ đạo từ Sở, GVthuộc đối tượng khảo sát nếu không tham gia khảo sát năng lực tiếng Anh đợt này sẽ tự túc kinh phí về sau trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT.
“Chúng tôi đều đã có bằng sư phạm, phải đủ tiêu chuẩn chúng tôi mới được tuyển vào trường học để giảng dạy. Việc “bị” kiểm tra lại thế này làm nhiều người bị tổn thương, nhất là với GV lâu năm. Nếu trượt chúng tôi sẽ thế nào? Bây giờ tôi cũng chỉ biết ôn luyện, còn kết quả đến đâu cũng đành mặc kệ”, một GV tiếng Anh THPT tại Q.3 chia sẻ.
Đây cũng là tâm trạng chung của các GV. Nếu trải qua cuộc sát hạnh thì không sao nhưng nếu trượt họ vô cùng lo lắng đồng nghiệp và cả học trò sẽ đánh giá về mình. Lúc đó, liệu GV còn đủ tự tin để đứng lớp giảng dạy?
Theo yêu cầu, GV tiếng Anh THCS và THPT sẽ dự kỳ thi chứng chỉ First Certificate in English (FCE) của Tổ chức đánh giá chất lượng thuộc Trường ĐH Cambridge tại Việt Nam (Cambridge ESOL) với thời lượng bốn giờ. Bài thi FCE sẽ đánh giá đầy đủ bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết của GV. GV THCS phải đạt FCE Grade B&C (60-79 điểm), giáo viên THPT phải đạt FCE Grade A (80-100 điểm).
Trước lo lắng này của GV, phía Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh GV cần hiểu đúng, đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát. Đây là cơ hội tốt để được đánh giá lại trình độ, năng lực của bản thân, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt.
Sau khi kiểm tra trình độ, những GV nào chưa đạt chuẩn, vẫn được các cơ sở giáo dục tạo điều kiện để tiếp tục giảng dạy nhưng được bố trí thời gian đi học nâng cao trình độ và dự thi lại cho tới khi được công nhận đạt chuẩn.
Khi nhà trường nhận được kết quả thi của GV, Ban giám hiệu các trường chỉ được phép thông báo trực tiếp cho GV dự thi và lưu trong hồ sơ công chức cũng như lưu trong hồ sơ quản lý của Ban giám hiệu để xếp lớp dạy cho phù hợp. Kết quả này không được công bố rộng rãi, không lấy tiêu chí điểm chuẩn dự thi để xếp thi đua, không làm cho những GV chưa đạt chuẩn hoang mang, ảnh hưởng đến uy tín của GV.
Theo DT
Thi trượt không phải là có tội
Vì tức giận con thi trượt lớp 10, người chồng cãi nhau với vợ và kết cục là một vụ án, vợ chết, chồng vào tù. Chuyện xảy ra tại xóm 23, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An hôm 9/8, một gia đình tan nát, một bài học quá đắt cho xã hội.
Một trường hợp đau lòng tương tự. Em Nguyễn Thị Yến (15 tuổi), ở xã Tam An, huyên Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam tự tử do bị cha mẹ mắng vì kết quả thi lớp 10 thấp. Xác em được phát hiện dưới suối vào sáng 31/7,ba ngày sau khi em bỏ nhà đi. Sau các kỳ thi đại học hoặc thi vượt cấp, có nhiều vụ học sinh tự tử do thi trượt, bị cha mẹ mắng chửi, ruồng rẫy. Những cái chết tức tưởi như vậy vẫn không đủ sức cảnh báo các bậc phụ huynh.
Thi trượt không phải là cái tội bởi các em còn rất nhiều lựa chọn khác để bước vào đời (nguồn ảnh: internet)
Cả xã hội đang mất phương hướng và hoang mang về chuyện học hành của con cái. Gia đình nào cũng lao vào một cuộc chạy đua thành tích học tập, muốn con mình trở thành siêu sao. Nhà này thấy nhà khác cho con học thêm thì nóng ruột phải chạy theo. Người này thấy con người khác vào trường chuyên, lớp chọn thì hoảng hốt bắt con mình phải đạt như vậy. Chạy đua nhưng không dựa vào sức con cái mà ép buộc, áp lực, thậm chí đút tiền để con mình được vào trường tốt cho dù sức học không theo kịp.
Do tự dặt ra áp lực cho mình và con cái, cho nên khi không đạt được, nhiều người mất bình tĩnh dẫn đến hành xử sai lầm. Trước hết là vợ chồng đổ lỗi cho nhau, chồng trách vợ cưng chiều con cái, vợ trách chồng không dành thời gian giáo dục con cái. Nhiều trường hợp chỉ vì đứa con không học hành như ý muốn của cha mẹ mà gia đình mất hạnh phúc, thậm chí đổ vỡ hôn nhân. Cũng có nhiều trường hợp do nhận thức quá thấp, thiếu hiểu biết, dẫn đến chửi rủa, đánh đập mà vụ chồng đâm vợ chết kể trên là một ví dụ điển hình.
Bên cạnh những xung đột với nhau, cha mẹ còn đổ lên đầu con cái những lời nguyền rủa, coi con mình như kẻ phạm tội đối với gia đình, dòng họ. Đứa bé trở thành nạn nhân, đau khổ vì chứng kiến cha mẹ mâu thuẫn, phải chịu đựng những lời chê trách, do đó phải tìm đến cái chết cho yên thân.
Một điều rất giản dị nhưng ít ai bình tâm suy nghĩ, đó là giáo dục con cái không phải chỉ là ép buộc phải đỗ đạt trong một kỳ thi màcả một hành trình lâu dài, công phu. Để con cái học tốt không phải là ép buộc, mắng chửi mà quan tâm chăm sóc, nâng đỡ, che chở ngay cả khi con mình non kém. Các em trượt kỳ thi này sẽ còn kỳ thi khác, không đỗ đạt cao thì trung bình, cuộc đời của các em còn dài, còn rất nhiều thời gian để trưởng thành và thể hiện. Có rất nhiều người học hành bình thường nhưng ra đời thành công rất lớn, ngược lại có nhiều người đỗ đạt cao nhưng không làm được gì nhiều cho bản thân, gia đình và xã hội.
Kỳ thi đại học năm nay có gần nửa trịêu học sinh bị trượt, chẳng lẽ những học sinh này đều bỏ đi hay sao? Các em còn có nhiều cơ hội khác để vươn lên, nhiều cánh cửa để đi vào đời, nếu có sự thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ tích cực của cha mẹ thì chắc chắn sẽ thành công.
Theo Dân Trí
Hà Nội: Hạn nộp đơn phúc khảo vào 10 hết ngày 13/7 Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, những thí sinh dự thi vào lớp 10 có thể làm đơn xin phúc khảo từ ngày 11/7 đến hết ngày 13/7/2011. Ảnh minh họa Điều kiện phúc khảo Đối với bài thi môn Ngữ văn, Toán (thi ngày 22/6/2011) và môn Ngoại ngữ (thi ngày 23/6/2011): Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi...