Khảo sát: Hơn một nửa người Greenland ủng hộ sáp nhập vào Mỹ
Khảo sát do một tổ chức thực hiện cho thấy hơn 50% số người Greenland tham gia ủng hộ hòn đảo trở thành một phần của Mỹ.
Đảo Greenland (Ảnh: Reuters)
Hơn một nửa cư dân Greenland ủng hộ việc hòn đảo sáp nhập vào Mỹ, theo một cuộc khảo sát được tổ chức từ ngày 6-11 tháng 1 bởi tổ chức phi chính phủ Patriot Polling có trụ sở tại Mỹ.
Phần lớn người tham gia khảo sát (57,3%) đồng tình với ý tưởng Greenland trở thành một phần của Mỹ, trong khi 37,4% phản đối. Còn lại, 5,3% chưa đưa ra quyết định.
“Trong thời gian cuộc khảo sát này diễn ra, ông Donald Trump Jr (con trai Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump) đã có chuyến thăm tới Greenland”, các nhà khảo sát cho biết, đồng thời lưu ý rằng cuộc thăm dò được thực hiện trên 416 người dân Greenland.
Gần đây, ông Trump liên tục đề cập đến ý tưởng Mỹ sẽ tìm cách mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới với 57.000 dân. Ông tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để có được Greenland. Ông cho biết, hòn đảo này có vai trò quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia của Mỹ trước các mối đ.e dọ.a từ Nga, Trung Quốc.
Tuần trước, con trai ông Trump đã đến thăm Greenland. Tuy nhiên, giới chức Greenland coi đây là một chuyến đi cá nhân và do vậy không có bất cứ cuộc gặp gỡ nào giữa giới chức địa phương và con trai của ông Trump.
Video đang HOT
Giới chức Greenland cũng thẳng thừng bác bỏ ý tưởng của Mỹ mua lại Greenland. “Hòn đảo của chúng tôi không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán”, người đứng đầu chính quyền Greenland, ông Mute Egede, cho biết. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, ông sẵn sàng đàm phán với Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Theo ông Egede, những tuyên bố của ông Trump là “nghiêm túc” nhưng “Greenland thuộc về người dân Greenland”. Ông lưu ý rằng hợp tác quốc tế với các đồng minh là rất quan trọng và hòn đảo này sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ trong tương lai.
Ông cũng nhắc lại tham vọng của Greenland giành độc lập từ Đan Mạch và cho biết người dân Greenland không muốn là người Đan Mạch hay người Mỹ.
Trước đó, một cuộc khảo sát được công bố năm 2019 bởi Đại học Copenhagen và Đại học Greenland cho thấy 67% người dân Greenland ủng hộ hòn đảo này độc lập.
Greenland được trao quyền tự trị vào năm 1979. Mỹ đã có một căn cứ quân sự ở Greenland và một thỏa thuận quốc phòng năm 1951 với Đan Mạch, điều này có thể dễ dàng dẫn đến việc tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ trên đảo.
Các quan chức Đan Mạch đã thông báo rằng họ đang tìm kiếm các biện pháp bổ sung để tăng cường đầu tư vào cơ sở và năng lực quân sự ở Greenland, với sự tham vấn của chính quyền Greenland.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho hay, bà đã đề xuất một cuộc thảo luận với đội ngũ của ông Trump. Bà nói rằng, Đan Mạch và Mỹ, đồng minh số một, có chung mục tiêu là “tăng cường an ninh cho liên minh phương Tây”.
Greenland, hòn đảo tự trị của Đan Mạch nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế của Đan Mạch. Hòn đảo này tự chủ trong các vấn đề đối nội trong khi Copenhagen quan tâm tới quốc phòng và chính sách đối ngoại.
Greenland nhiều năm qua đã thu hút sự quan tâm từ các nước lớn như Trung Quốc, Nga và Mỹ vì lợi thế địa chiến lược và nguồn khoáng sản phong phú.
Điện Kremlin lần đầu lên tiếng về tuyên bố của ông Trump đối với Canada, Greenland
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang theo dõi sát sao những diễn biến gần đây xung quanh các tuyên bố của Mỹ đối với Canada và Greenland.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vấn đề này là một phần trong quan hệ song phương giữa các bên.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Văn phòng Báo chí và Thông tin của Tổng thống Nga/TASS
"Trên thực tế, những tuyên bố này phần lớn là một phần trong quan hệ song phương giữa Mỹ với Đan Mạch và các quốc gia khác", ông Peskov nói khi trả lời câu hỏi của hãng thông tấn TASS ngày 9/1. "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến quan trọng này. Tạ ơn Chúa! Mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại những tuyên bố", ông Peskov nói thêm.
Bình luận của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 7/1 tuyên bố rằng ông sẽ áp thuế đối với Đan Mạch, nếu nước này từ chối đề nghị mua Greenland, mà theo ông, có ý nghĩa sống còn với an ninh quốc gia Mỹ. Ông Trump cũng không loại trừ khả năng có hành động quân sự hoặc kinh tế để theo đuổi việc giành quyền kiểm soát Greenland. Tuy nhiên, Đan Mạch đã khẳng định Greenland không phải để bán.
Trước đó, vào năm 2019, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump cũng đề xuất ý tưởng mua Greenland, một hòn đảo tự trị của Đan Mạch. Tuy nhiên, cả chính quyền Greenland và Đan Mạch đều bác bỏ ý tưởng này, cho rằng đó là điều vô lý.
Ngoài ra, Tổng thống đắc cử Mỹ còn tích cực thúc đẩy ý tưởng Canada sáp nhập Mỹ với tư cách là tiểu bang thứ 51 của nước này. Ông Trump chỉ ra rằng động thái này không chỉ đảm bảo sự ổn định kinh tế của Canada, mà còn bảo vệ nước này khỏi các mối đ.e dọ.a từ bên ngoài.
Quang cảnh vịnh Disko ở Ilulissat, thành phố Avannaata thuộc Greenland (Đan Mạch) ngày 15/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngay sau những phát biểu gâ.y số.c của ông Trump về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng đã đưa ra quan điểm cứng rắn về vấn đề này.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 8/1 ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của các quốc gia cần được tôn trọng và đây cũng là giá trị ngoại giao và nguyên tắc cốt lõi mà EC đang hướng tới. Bên cạnh đó, điều khoản về phòng thủ chung theo Hiệp ước Lisbon cũng sẽ được áp dụng đối với Greenland trong trường hợp xảy ra các động thái quân sự. Tuy nhiên, EC bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ hơn với chính quyền mới tại Mỹ, hướng tới các mục tiêu chung và lợi ích chiến lược quan trọng.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Sholz cho biết đã liên lạc với các đối tác trong khu vực về vấn đề Greenland và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đều tỏ ra bối rối trước những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức khẳng định việc không xâm phạm biên giới là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà các nước nhỏ hay siêu cường đều phải tuân thủ.
Phát biểu trên kênh phát thanh France Inter, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot nhấn mạnh Greenland là một phần lãnh thổ của EU và EU sẽ không để bất kỳ quốc gia nào "tấ.n côn.g biên giới chủ quyền của khối". Ông cũng tin tưởng Mỹ sẽ không dùng hành động quân sự với Greenland, đồng thời cho rằng thay vì chấp nhận bị đ.e dọ.a hoặc quan ngại quá mức, EU nên tự củng cố sức mạnh quân sự.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định ý tưởng của Tổng thống đắc cử Trump về việc kiểm soát Greenland không phải là một kế hoạch khả thi và sẽ không bao giờ xảy ra.
"Rõ ràng là ý tưởng về Greenland không phải là một ý tưởng hay", ông Blinken phát biểu trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Pháp Jean-Noel Barrot tại Paris hôm 8/1. "Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, vì vậy chúng ta không nên lãng phí thời gian vào việc này", ông nhấn mạnh.
Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo Con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm Greenland trong một chuyến đi cá nhân sau khi cha của ông cho rằng Mỹ cần mua đảo lớn nhất thế giới. Ông Donald Trump Jr. (Ảnh: Reuters). Ông Donald Trump Jr. dự kiến sẽ thăm Greenland vào ngày 7/1 (giờ địa phương) trong bối cảnh cha ông, Tổng thống...