Khao khát “luồng xanh” cho phim Việt dự LHP quốc tế
Giới làm phim mong muốn rằng các quy định của Luật Điện ảnh có thể sớm tạo ra một “luồng xanh” dành cho phim dự LHP quốc tế.
Khó khăn và thiệt thòi
Đưa phim Việt ra liên hoan phim quốc tế là mong ước của rất nhiều nhà làm phim. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, cơ chế kiểm duyệt trong nước vẫn quá khắt khe, thiếu cởi mở, cho nên nhiều đơn vị sản xuất, đạo diễn buộc phải mang phim đi “ thi chui”, tức là công bố ở nước ngoài trước, sau đó mới về nước xin cấp phép phổ biến và phân loại phim.
Trong tọa đàm “Ai góp ý giơ tay lên 2″ diễn ra cuối tuần qua, nhiều ý kiến khẳng định, các nhà làm phim luôn cố gắng làm đúng luật và có nhiều bộ phim Việt đã tham gia LHP theo đúng quy định như: “ Thưa mẹ con đi” của đạo diễn Trình Đinh Lê Minh, “ Chơi vơi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, “Cô gái đến từ hôm qua” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh.
“Cô gái đến từ hôm qua” từng ra mắt thế giới tại Liên hoan phim BIFAN tại Hàn Quốc năm 2017.
Nhưng không phải bộ phim nào cũng thuận lợi như vậy. Không ít nhà làm phim chia sẻ, họ gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều thiệt thòi khi đem phim Việt ra quốc tế do công tác cấp phép, kiểm duyệt phim của Việt Nam với các quy định tại các LHP quốc tế còn mâu thuẫn.
Theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, thông thường khi gửi các dự án phim ra nước ngoài dự thi, ban tổ chức chỉ yêu cầu một bản thô chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Hội đồng cấp Nhà nước khi cấp phép phổ biến phim lại yêu cầu bản phim hoàn chỉnh. Một mặt phải gửi dự án đi cho kịp tiến độ liên hoan, mặt khác lại phải kịp có giấy phép tại nước nhà. Nếu đúng theo quy định của luật là 15 ngày sau mới nhận được công văn trả lời, yêu cầu sửa chữa thì rất dễ bị chậm. Chính mâu thuẫn này sẽ đặt các nhà làm phim vào tình thế dễ bị vi phạm luật.
Được coi là người “mát tay” trong việc đưa các dự án độc lập đi tìm kiếm hỗ trợ tài chính và tham dự LHP quốc tế, nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc ngậm ngùi khi chia sẻ rằng con đường đi của các phim độc lập Việt Nam thường rất khó khăn và thiệt thòi. Nhiều bộ phim phải tiến hành quay khi còn chưa tìm thấy đủ nguồn tài chính dự tính. May mắn nhận được sự giúp đỡ từ những nguồn lực nước ngoài đã đưa bộ phim về đích lại vô tình khiến phim gặp thêm rắc rối về thủ tục khiến nhà sản xuất phải đau đầu.
Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm- người có nhiều năm quan sát và nghiên cứu về điện ảnh Việt Nam nhận xét nền điện ảnh của chúng ta vẫn còn là một chấm mờ trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây có một vài cái tên đã tới được với các liên hoan phim thuộc top đầu thế giới như LHP Cannes, LHP Venice, LHP Berlin. Đó có thể coi là những thành tựu bước đầu, là những bước đệm để chuẩn bị cho một bước nhảy cao hơn, giành được những giải thưởng quan trọng hơn trong tương lai.
“Và muốn được như vậy, không lý gì chúng ta không trân trọng tài năng và ủng hộ họ, bắt đầu từ những chuyện có thể làm là tạo điều kiện, hỗ trợ, cởi mở trong tư duy kiểm duyệt đối với dòng phim có thể nghiệm nghệ thuật táo bạo và cuối cùng là sự chính xác, minh bạch của giới truyền thông trong việc đưa tin, bài”, nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét.
Mong có “luồng xanh” cho phim dự LHP quốc tế
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc kể lại kỷ niệm một người đồng nghiệp từ Thái Lan khoe tấm vé tới dự LHP của họ được hỗ trợ bởi Chính phủ. Sự hỗ trợ tuy nhỏ nhưng khiến chị Ngọc và người đồng nghiệp cảm thấy xúc động. Trong khi đó, Việt Nam chưa thể có Quỹ Điện ảnh (đã được quy định trong Luật Điện ảnh từ năm 2006). Nhiều nhà làm phim cho rằng, khi phim Việt được các LHP quốc tế uy tín lựa chọn, thì cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ.
Video đang HOT
Phim “Ròm” phải chỉnh sửa nhiều lần mới được ra rạp Việt.
Ông Vincenzo Bugno, Giám đốc Quỹ điện ảnh thế giới (World Cinema Fund), cho biết tiêu chí hoạt động của Quỹ điện ảnh thế giới nơi ông làm việc không phải một bộ máy hành chính để ban phát nguồn hỗ trợ mà nó dựa trên niềm yêu điện ảnh. Khi lựa chọn một dự án, ông và các đồng nghiệp muốn hiểu đc tầm nhìn của người nghệ sĩ về điện ảnh. Một trong những tiêu chí được chú trọng là tính bản địa, “càng đậm tính bản địa thì càng giàu tính toàn cầu”. Những nhà làm phim cần được phản ảnh trực diện những căn tính văn hóa. Và chúng ta cần tôn trọng những tác phẩm, không ai trong hội đồng quỹ điện ảnh được phép can thiệp bằng bất kì hình thức nào tới tác phẩm.
Ông Park Sungho, Giám tuyển phim LHP Quốc tế Busan mang đến những chia sẻ về kinh nghiệm của điện ảnh Hàn Quốc: “Rất nhiều bộ phim điện ảnh và series truyền hình Hàn Quốc phơi bày những mặt thật sự xấu xa của xã hội chúng tôi. Dù vậy, những tác phẩm này vẫn được đón nhận nhiệt tình, bởi vì người làm phim được tôn trọng. Điều gì sẽ xảy ra nếu như chính phủ Hàn Quốc kiểm duyệt những nội dung này? Khi đó chắc chắn sẽ không còn nhiều sự thành công như vậy nữa. Người đạo diễn phim cần được làm bộ phim của họ với ít sự can thiệp nhất có thể. Có như vậy thì chất lượng bộ phim mới được đảm bảo”.
Về việc gửi phim đi LHP nước ngoài, những nhà làm phim Việt đề nghị thành lập hội đồng thẩm định riêng cho những phim này. Hội đồng này hoạt động phi lợi nhuận, không hưởng lương, phụ cấp trích ra từ quỹ điện ảnh hoặc các khoản đầu tư điện ảnh khác hàng năm Nhà nước cấp cho lĩnh vực điện ảnh. Đồng thời, bộ tiêu chí hội đồng này sử dụng là một bộ tiêu chí riêng với quan điểm mở cho những sáng tạo.
Các đại diện của LHP, Quỹ điện ảnh quốc tế đều có cái nhìn thiện cảm và đánh giá cao về thế hệ người làm phim trẻ tại Việt Nam. Giới làm phim mong muốn rằng các quy định của luật điện ảnh có thể sớm tạo ra một “luồng xanh” dành cho phim dự LHP quốc tế cũng như có sự hỗ trợ từ quỹ điện ảnh nội địa nhằm gieo mầm cho những tiếng nói đa thanh của điện ảnh Việt trong tương lai./.
Cục trưởng Vi Kiến Thành: 'Không thể bỏ các điều cấm ở Luật Điện ảnh'
Cục trưởng Vi Kiến Thành muốn Luật Điện ảnh sửa đổi sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà làm phim, tạo động lực phát triển ngành nghệ thuật thứ 7.
Thời gian qua, nhiều nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi nhận sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, giới làm phim.
Trao đổi với Zing, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết Cục tôn trọng quan điểm, kiến nghị từ các đạo diễn, nhà sản xuất. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục Điện ảnh nhấn mạnh không thể bỏ các điều cấm trong Luật Điện ảnh vì đó là hành lang pháp lý của nhà làm phim.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bàn về những kiến nghị của giới làm phim xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi.
Luật Điện ảnh không gây khó cho nhà làm phim
- Xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, giới làm phim đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo và đề xuất nhiều kiến nghị, với mong muốn nới lỏng luật để thúc đẩy nền điện ảnh phát triển. Là người đứng đầu Cục Điện ảnh, quan điểm của ông thế nào?
- Tôi cũng dành thời gian để theo dõi buổi tọa đàm, lắng nghe ý kiến từ các nhà làm phim đã góp ý cho dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm từ nhiều đạo diễn, nhà sản xuất, tất nhiên là phải hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
Là người đứng đầu Cục Điện ảnh, tôi muốn Luật Điện ảnh sửa đổi có những quy định cụ thể, bám sát với đời sống thực tiễn của ngành điện ảnh. Khi được Quốc hội thông qua, Luật Điện ảnh sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà làm phim, tạo điều kiện cho điện ảnh nước nhà phát triển.
- Một trong những kiến nghị của đạo diễn, nhà sản xuất là xóa bỏ các quy định về nội dung và hành vi bị cấm trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, biến thành bộ tiêu chí riêng của ngành?
- Luật là phải có quy định cấm để tạo ra hành lang pháp lý giúp các nhà làm phim biết được làm gì và giới hạn tới đâu trong sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, không thể bỏ các điều cấm trong Luật Điện ảnh sửa đổi.
Luật Điện ảnh 2006 tính đến nay đã 15 năm với hàng trăm phim được sản xuất, cấp phép ra rạp. Các nhà làm phim đều dựa vào luật để làm việc và chỉ vài ba dự án xảy ra vấn đề ngoài mong muốn.
Tất cả điều, khoản trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đều đã được nhắc đến trong Luật Điện ảnh 2006 chứ không phải bây giờ mới soạn thảo để gây khó cho nhà sản xuất, nghệ sĩ. Luật Điện ảnh sửa đổi đang cố gắng cụ thể ra những thứ đã có, hoàn toàn không phải là điều mới.
Phim Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy phải chỉnh sửa nội dung nhiều lần theo yêu cầu của Cục Điện ảnh trước khi phát hành. Ảnh: ĐPCC.
- Thế nhưng, Luật Điện ảnh hiện hành bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành nghệ thuật thứ 7?
- Người làm phim và nhà soạn thảo luật chưa có tiếng nói chung và còn khoảng cách, đó là điều luôn luôn xảy ra. Mục đích cuối cùng khi xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi là cố gắng xích lại gần nhau giữa nghệ sĩ, nhà làm phim và cơ quan quản lý.
Những người làm phim dĩ nhiên luôn mong muốn có sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật. Về phía nhà quản lý, họ làm việc dựa trên cơ sở pháp lý và giải quyết, dung hòa tất cả mối quan hệ xã hội.
Điện ảnh là lĩnh vực đặc thù, không phải như các ngành khác. Nhiều thành phần tham gia vào lĩnh vực này, như điện ảnh tư nhân, nhà làm phim độc lập. Vì thế, không thể áp dụng cách thức quản lý của nhiều ngành vào điện ảnh.
Không thể loại bỏ việc thẩm định kịch bản
- Cũng từ vấn đề kiểm duyệt, một số đạo diễn kiến nghị hình thành Hội đồng thẩm định và phân loại phim tại TP.HCM, hoạt động song song với hội đồng ở Hà Nội?
- Chắc anh em làm phim không đọc kỹ luật. Theo điều 32 của dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền kiểm duyệt phim mà đã phân cấp về UBND cấp tỉnh.
Sắp tới, Sở Văn hóa cũng có hội đồng kiểm duyệt. Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cũng thành lập Hội đồng thẩm định và phân loại phim của cơ quan, tổ chức. Thành phần của Hội đồng gồm các nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, trong đó ít nhất 2/3 là các nhà chuyên môn điện ảnh.
Hội đồng thẩm định và phân loại phim có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền trước khi cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.
Về kiến nghị hội đồng duyệt phải có tất cả thành phần từ các lĩnh vực khác trong xã hội và đến từ nhiều địa phương, vùng miền chỉ hợp lý về mặt lý thuyết. Hội đồng duyệt phim hiện nay là 11 người, nếu đủ các thành phần, con số sẽ lên trên 40 người.
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc kiến nghị cần đơn giản hóa thủ tục thẩm định cấp phép để thu hút các nhà làm phim quốc tế. Ảnh: ĐPCC.
- Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc đưa ra quan điểm một trong những rào cản ngăn cản các dự án phim quốc tế đến Việt Nam là hoạt động kiểm định kịch bản. Từ đó, nhà sản xuất cho rằng Luật Điện ảnh sửa đổi nên đơn giản hóa thủ tục thẩm định cấp phép và loại bỏ việc kiểm định kịch bản?
- Theo tôi, thủ tục thẩm định, cấp phép của Việt Nam không rườm rà hay phức tạp gì. Đó chỉ là nhìn nhận, quan điểm riêng từ phía nhà làm phim.
Về ý kiến loại bỏ việc thẩm định kịch bản đối với phim hợp tác quốc tế là sai. Trên thực tế, một số kịch bản của phim hợp tác gặp phải vấn đề phản ánh không đúng về chính trị, an ninh, sai sự kiện lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
Nếu không có hoạt động thẩm định kịch bản sẽ phát sinh nhiều vấn đề, bộ phim vi phạm pháp luật của nước ta. Đối với những nhà làm luật, họ nhìn ở góc độ toàn diện, làm sao để cân bằng giữa việc phát triển điện ảnh đi liền với chính trị, kinh tế.
Liên quan đến đề xuất "luồng xanh" dành cho các phim Việt Nam được mời dự liên hoan phim quốc tế, ban soạn thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đang tiếp thu và nghiên cứu để bổ sung.
Ngân sách Nhà nước để sản xuất phim khoảng 65 tỷ đồng mỗi năm Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết ngân sách Nhà nước dành cho sản xuất phim khoảng 65 tỷ đồng mỗi năm. Vì thế, vấn đề đấu thầu sản xuất phim khó thực hiện. Ngày 24/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có phiên họp để thẩm tra dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và lấy ý kiến từ...