Khánh thành trường tiểu học mới ở Sìn Hồ, Lai Châu
Khánh thành điểm trường Nậm Pẻ (xã Nậm Cha, Sìn Hồ, Lai Châu), gần 40 em học sinh người Dao, Mông, Cống được học tập trong ngôi trường mới, khang trang và đầy đủ thiết bị học tập, thay thế cho lớp học bằng ván gỗ ‘vá víu’ trước kia.
Ngày 8/11 Công ty CP Tập đoàn Phạm Kim phối hợp với chính quyền địa phương xã Nậm Cha (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) khánh thành điểm trường Nậm Pẻ thuộc trường tiểu học Nậm Cha. Công trình này sẽ giúp thầy cô giáo và học sinh có môi trường giảng dạy, học tập tốt hơn, góp phần tạo sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.
Lễ cắt băng khánh thành trường Tiểu học Nậm Pẻ
Điểm trường Nậm Pẻ nằm trong dự án “Trường đẹp cho em”. Chi phí xây dựng mới lại điểm trường được tài trợ bởi Công ty CP Tập đoàn Phạm Kim. Dự án có mức đầu tư 430 triệu đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 7 và chính thức đưa vào sử dụng trong tháng 11/2022. Tại lễ khánh thành, đại diện Phạm Kim đã trao những phần quà ý nghĩa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Đại diện ban lãnh đạo công ty Phạm Kim tặng quà cho các em nhỏ
Đại diện Công ty CP Tập đoàn Phạm Kim chia sẻ: “Trong những năm qua, Phạm Kim luôn ý thức trách nhiệm đóng góp cho xã hội và phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội. Với việc tài trợ xây mới điểm trường tiểu học tại xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, chúng tôi hy vọng sẽ mang tới một môi trường học tập khang trang, an toàn, giúp các thầy cô giáo, các em học sinh có thể an tâm dạy và học.
Phạm Kim Group mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn nữa những cánh tay cùng góp sức, để không chỉ các em nhỏ xã Nậm Cha mà còn rất nhiều các em học sinh vùng sâu vùng xa sẽ có một môi trường sống và học tập tốt hơn. Sau khi khánh thành dự án xây trường tại tỉnh Lai Châu, Phạm Kim sẽ tiếp tục dự án xây trường tại tỉnh Hà Giang”.
Trường Tiểu học Nậm Pẻ sau khi được xây mới
Tại sự kiện, đại diện xã Nậm Cha cám ơn, đánh giá cao sự đóng góp của Công ty CP Tập đoàn Phạm Kim. Hoạt động ý nghĩa của công ty Phạm Kim góp phần giúp các em nhỏ tại điểm trường Nậm Pẻ có cơ hội tốt hơn để học tập, rèn luyện bản thân. Đây sẽ nơi nuôi dưỡng và thắp sáng ước mơ học đường cho nhiều em nhỏ vùng cao sau này.
Chuyện vượt khó của một ngôi trường
Đang trong giai đoạn 'chuyển mình' sang trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025, Trường Tiểu học 'A' Bình Long (huyện Châu Phú) đối diện với nhiều khó khăn.
Muốn vượt khó, ngoài nỗ lực nội tại, thầy và trò nhà trường còn cần thêm sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ngành chuyên môn.
Nằm trên Quốc lộ 91, thông thương đường sá, nên từ khi vừa thành lập, Trường Tiểu học "A" Bình Long thu hút đông đảo học sinh quanh vùng đến học. Chất lượng giáo dục của nhà trường dần được khẳng định bởi những thế hệ học trò thành đạt, có người giữ chức vụ cao của tỉnh.
Cô Ngô Thị Trang gắn bó với ngôi trường từ thuở bé, khi những bài học vỡ lòng đầu cấp 1 đều được cô góp nhặt từ nơi này. Như vòng xoay kỳ diệu của cuộc sống, 20 năm trước, cô trở về trường với vai trò giáo viên, tiếp tục trải tâm tình vui buồn với trường. Sau thời gian chuyển công tác đi nhiều đơn vị khác, 7 năm trước, cô trở về trường, đảm nhiệm vị trí Tổ khối trưởng khối 2. "Chỉ có tình cảm đặc biệt mới giúp tôi đi rồi lại trở về trường. Nơi đây, tôi được sống trong môi trường vui vẻ, thoải mái giảng dạy cùng đồng nghiệp, được tạo điều kiện phát huy năng lực bản thân, bởi chất lượng giáo dục của trường nổi trội hơn" - cô Trang chia sẻ.
Nhắc đến Trường Tiểu học "A" Bình Long, là nhắc đến đơn vị trường học có bề dày thành tích đáng nể. "Trường nằm trong tốp đầu của huyện, thành tích ổn định khi thi đâu thắng đó. Nội lực của trường đến từ đội ngũ giáo viên có tâm, trách nhiệm; từ hàng loạt thành tích trong chuyên môn lẫn phong trào. Năm 2021, trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, có 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện" - thầy Quách Văn Nhàn (Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Phú) nhận xét.
Nhưng gần đây, trường đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Từ 22 phòng học năm học 2020-2021, trường bàn giao 8 phòng học cho UBND xã Bình Long làm trụ sở làm việc. Tháng 10/2021, trụ sở UBND xã được đầu tư xây dựng trên khuôn viên đất của Trường Tiểu học "A" Bình Long theo quyết định của UBND tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc, nhà trường phải sắp xếp lại phòng học hiện có để đảm bảo cơ bản hoạt động dạy và học. Dự kiến, cuối năm 2022, Trường Tiểu học "A" Bình Long sẽ được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình xã nông thôn mới tại điểm chính Trường Tiểu học "C" Bình Long (theo đề án sáp nhập 2 trường thành Trường Tiểu học An Bình Long). Khó khăn về cơ sở vật chất sẽ được giải quyết ổn thỏa trong tương lai.
Tuy nhiên, năm học này và năm học 2023-2024, nhà trường phải giải bài toán tìm lớp cho học sinh. Hiện nay, trường có 13 phòng học, nhưng đến 19 lớp. Trong đó, 11 lớp (khối 1, 2, 3) phải tổ chức dạy 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (32 tiết/tuần). Để bù đắp 3 lớp còn thiếu, nhà trường cho khối lớp 1 học trực tiếp 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần). Khối lớp 2 học trực tiếp 5 buổi/tuần, còn 7 tiết chuyển sang học trực tuyến. Khối lớp 3 học trực tiếp 7 buổi/tuần, còn 3 tiết học trực tuyến.
"Như vậy, cả 3 khối đều học đủ 32 tiết/tuần, đúng quy định của ngành giáo dục và đào tạo. Các tiết học trực tuyến đều là tiết học tăng cường. Nếu học sinh không có điều kiện học trực tuyến, giáo viên nắm rõ danh sách, ôn lại kiến thức cho các em khi học trực tiếp. Hoặc giáo viên gửi bài cho phụ huynh hỗ trợ kiểm tra việc học của các em; gửi bài tập bằng văn bản giấy cho học sinh ôn luyện tại nhà. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích các em học chung 1 thiết bị điện tử để cùng san sẻ khó khăn về thiết bị" - Hiệu trưởng Trường Tiểu học "A" Bình Long Nguyễn Thành Hưng thông tin.
Theo thầy Quách Văn Nhàn, sân chơi, sân tập thể dục vẫn đảm bảo để học sinh vui chơi, học tập thời điểm này. Thời gian tới, khi khởi công xây dựng trụ sở UBND xã Bình Long thì nhà trường sẽ gặp khó khăn trong giảng dạy môn Thể dục. Bên cạnh đó, năm học tới, học sinh khối lớp 4 bắt đầu học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Áp lực về phòng học sẽ tăng thêm. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm giải pháp hỗ trợ nhà trường, bằng cách phân luồng học sinh về các trường khác trong địa bàn hoặc lân cận để đảm bảo việc học của các em. Cùng với đó là nghiên cứu xây dựng vài phòng học tiền chế (nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn), giải quyết khó khăn tạm thời trong 2 năm này" - thầy Nhàn chia sẻ thêm.
Chúng tôi tạm biệt Trường Tiểu học "A" Bình Long, cùng lời tâm sự của cô Trang: "Thầy cô giáo, kể cả ban giám hiệu đã nhường toàn bộ phòng cho học sinh. Chúng tôi làm việc trong không gian chật hẹp, chỉ là những góc bàn nhỏ. Hiểu được hoàn cảnh hiện tại của trường nên giáo viên, học sinh lẫn phụ huynh đều cùng chia sẻ, cố gắng vượt qua cùng nhau, mong chờ ngày có được cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học".
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhận định, năm học 2022-2023, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, như: Thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, không được cắt xén. Các môn học là bắt buộc; phải dạy đầy đủ số tiết để không thiệt thòi cho học sinh.
Khánh thành công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13-11, Bộ đã tổ chức lễ khánh thành công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Các đại biểu, nhà giáo, học sinh chụp ảnh lưu niệm. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô...