Khánh thành trường học, thư viện tặng thầy trò vùng cao
Ngày 14/4/2021, thầy và trò trường Tiểu học & THCS Tân Thanh 1 thuộc xã Tân Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vui mừng khi được dự lễ khánh thành, bàn giao trường học, thư viện mới từ nhà tài trợ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha và Tập đoàn Saisan – Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Mai Việt Cường, Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Tân Thanh 1 đã gửi lời cảm ơn, tri ân tới đại diện các đơn vị tài trợ:
Ông Trần Minh Loan – Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần tập đoàn dầu khí Anpha (ASP) – đại diện Nhà tài trợ.
Ông Ikeno Hirohisa – Phó Tổng Giám Đốc tập đoàn dầu khí Anpha- đại diện Nhà tài trợ.
Ông Kasahara Yasuyoshi – Đại diện Công ty Saisan Nhật Bản & Giám đốc công ty cổ phần Anpha Petrol Hà Nội – đại diện Nhà tài trợ. Và Tổ chức Giáo dục và Hữu Nghị Châu Á (AEFA) – đơn vị gây quỹ; Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông vì sự phát triển bền vững (CSD) đã có tâm huyết đưa dự án đến cho trường.
Ông Cường chia sẻ thêm, trước đó, thầy trò nhà trường dạy và học trong điều kiện vô cùng khó khăn. Ở phân trường Báu, có 310 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 chia 12 lớp học nhưng thực tế chỉ có 5 phòng học do đó nhà trường phải chia học sinh học theo ca. Những phòng học được xây dựng từ năm 1974 đã cũ kỹ, xuống cấp, thường xuyên bị mưa hắt, gió lùa, ngập úng.
Tại phân trường Cây Thị, có 92 học sinh chia 4 lớp nhưng cũng chỉ có 2 phòng học, 1 nhà vệ sinh xây tạm, không đảm bảo vệ sinh.
Tương tự, ở phân trường Đồng Lan, có 87 học sinh với 4 lớp học nhưng cũng chỉ có 2 phòng học, học sinh phải học theo ca và không có nhà vệ sinh cho thầy trò. May mắn, khi được tài trợ xây dựng trường học khang trang, phòng thư viện xanh, sạch, đẹp, thầy trò nguyện hứa sẽ nỗ lực học tập, đạt nhiều thành tích dưới mái trường thân yêu.
Ông Kasahara, Giám đốc công ty cổ phần dầu khí Anpha Hà Nội, thành viên của Tập đoàn dầu khí Anpha trực thuộc Gas One Group phát biểu tại lễ khánh thành trường học
Phát biểu tại lễ khánh thành trường học, ông Kasahara, Giám đốc công ty cổ phần dầu khí Anpha Hà Nội, thành viên của Tập đoàn dầu khí Anpha trực thuộc Gas One Group nói, ông xúc động khi được chứng kiến mái trường hoàn toàn khác so với trước đây.
“Từ sâu trong tim mình, tôi hy vọng dưới mái trường này, các em học sinh sẽ có những tiết học vui vẻ, nuôi dưỡng những tài năng nhí, thế hệ tương lai của Việt Nam. Tập đoàn Saisan tại Nhật sẽ luôn mở rộng cánh cửa chào đón các em sau khi ra trường”, ông nói.
Ông nói thêm, công trình là vừa qua là kỷ niệm 75 thành lập Saisan (1945 – 2020). Ý thức được rõ rệt trách nhiệm cần có đối với xã hội, Tập đoàn Saisan Nhật Bản và Tập đoàn dầu khí Anpha mong muốn thực hiện một dự án từ thiện tại khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Ông Kasahara cũng chính là người được giao nhiệm vụ tìm kiếm địa điểm triển khai dự án. Cuối cùng, qua rất nhiều tìm hiểu và lựa chọn, trường Tiểu học & THCS Tân Thanh đã được lựa chọn. Dự án bắt đầu từ tháng 10/2020, trải qua 5 tháng thi công, đã xây dựng 5 phòng học và 1 thư viện, chi phí ước tính khoảng 2,3 tỷ đồng.
Thư viện Cầu vồng đến với trẻ vùng cao
Video đang HOT
Đặc biệt, với trường Tiểu học & THCS Tân Thanh 1, vì xa trung tâm và điều kiện kém phát triển, nên việc tiếp xúc với sách và hình thành văn hóa đọc là vô cùng khó khăn đối với các em nhỏ nơi đây.
Ở Nhật có nhiều thư viện, trong mỗi thư viện lại bày rất nhiều sách để tất cả trẻ em Nhật đều có thể thỏa thích tìm đọc cuốn sách ưa thích. Tuy nhiên, tại việt Nam, ở những vùng sâu vùng xa nơi các dân tộc thiểu số sinh sống, văn hóa đọc này vẫn chưa được phổ cập.
Ngoài ra, có một thực tế rằng tại các trường học ở những vùng núi đó, trong lớp học và phòng của giáo viên chỉ có sách giáo khoa, không có loại sách khác. Cha mẹ phụ huynh học sinh và gia đình các em học sinh đều chưa có văn hóa đọc. Có rất nhiều em học sinh ở nhà không có quyển sách nào.
Chính vì vậy, các nhà tài trợ đã đưa ra quyết định về việc xây dựng Thư viện Cầu Vồng, với mong muốn mở mang tri thức cho các em học sinh, giới thiệu với các em về thế giới rộng lớn bao la và muôn màu muôn vẻ ngoài kia, nuôi dưỡng những ước mơ tương lai của các em. Thư viện được xây dựng có diện tích khoảng 50m2, sức chứa khoảng 40 người.
Đại diện nhà tài trợ tham gia chơi kéo co với học sinh vùng cao
Thư viện cũng được tài trợ sẵn gần 1000 đầu sách, trang bị giá sách, bàn, ghế, đệm ngồi và máy tính để quản lý. Xung quanh khu vực khuôn viên lớp học và thư viện cũng được trồng thêm hoa, cây xanh và đặt thêm bàn ghế đá.
Sau buổi lễ là chương trình cắt băng khánh thành khu vực lớp học mới và thư viện Cầu Vồng. Nhà trường cũng lắp bảng tri ân Tập đoàn Saisan tại khu vực lớp học mới như lời tri ân. Và để chuyến thăm thêm phần ý nghĩa, nhà trường đã tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời và trong Thư viện, các trò chơi truyền thống như kéo co, nhảy sạp … cùng các em học sinh vùng cao được sự tham gia ủng hộ rất nhiệt tình từ đại diện các nhà tài trợ. Buổi lễ kết thúc trong tiếng cười của thầy và trò trường Tiểu học & THCS Tân Thanh 1 và sẽ là một kỷ niệm đẹp trong lòng các nhà hảo tâm đến từ đất nước Nhật Bản xa xôi.
Saisan là một công ty lớn của Nhật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng bao gồm khí hóa lỏng LPG, điện và nước, được thành lập từ năm 1945. Saisan hoạt động ở 9 quốc gia tại Châu Á và Châu Phi, mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam thông qua việc mua cổ phần của ASP năm 2014.
ASP khởi nguồn từ Công ty TNHH khí đốt Gia Đình (thương hiệu Gia Đình Gas), thành lập năm 1999.
Hiện nay, Gas One Group thuộc Tập đoàn Saisan đã có 10 công ty con tại 9 quốc gia khác ngoài Nhật Bản, cung cấp mặt hàng LPG – nguồn nhiên liệu tiện lợi, an toàn cho nấu nướng, công nghiệp… Tập đoàn Saisan có trụ sở tại tỉnh Saitama, Nhật Bản.
Ngoài LPG, Tập đoàn còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như gas công nghiệp, gas dùng cho y tế, kinh doanh dịch vụ giao nước tận nhà, bán lẻ điện…
Với sứ mệnh trở thành “Đối tác thân cận nhất về năng lượng trong ngôi nhà của khách hàng”, Tập đoàn hiện được rất nhiều người Nhật yêu mến tin dùng. Năm ngoái, doanh thu của Gas One Group đã vượt mốc 132,8 tỷ yên (khoảng 28000 tỷ đồng); gồm 5185 nhân viên và chỉ riêng các công ty thành viên của Gas One Group tại Việt Nam cũng đã đạt vị trí thứ 3 trong toàn ngành gas trong nước.
Đi họp được nhận 200.000 đồng, đại học Văn hóa TP.HCM bị thanh tra
Với nhiều khuyết điểm về quản lý tài chính, trường đại học Văn hóa TP.HCM vừa bị cơ quan chủ quản thực hiện thanh tra, chỉ ra sai phạm.
Nhập nhèm thu chi, không đúng quy định
Ngày 24/4, đại diện Văn phòng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xác nhận với PV Người Đưa Tin Pháp luật, về việc ban hành kết luận thanh tra đối với trường đại học Văn hóa TP.HCM theo thẩm quyền.
Văn bản số 196/KL-TTr kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công; trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2018-2019 tại trường đại học Văn hóa TP.HCM được ký bởi ông Phạm Cao Thái, Chánh Thanh tra bộ VH,TT&DL.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM thu tiền thế chân thư viện đối với sinh viên năm 1 và hoàn trả khi người học tốt nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Thành Nhân).
Theo đó, nhà trường phải nộp số tiền hơn 250 triệu đồng vào ngân sách nhà nước vì đây là khoản thu không hợp lý. Trong đó, có việc thu phí sử dụng thư viện, thu phí thế chân sử dụng thư viện.
Mặc dù trường đã dừng việc thu các khoản phí này và hoàn trả cho những sinh viên đã nộp nhưng có nhiều sinh viên không đến nhận. Khi đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, tài khoản của nhà trường còn dư số tiền 258 triệu đồng.
Kết luận thanh tra yêu cầu lãnh đạo trường đại học Văn hóa TP.HCM chỉ đạo nộp ngân sách Nhà nước đối với khoản thu này. Cụ thể là 159 triệu đồng tiền thu sử dụng thư viện và 99 triệu đồng khoản thu thế chân sử dụng thư viện.
Đơn vị này cũng chi nhiều khoản trái quy định như hệ số tính thu nhập tăng thêm, bao gồm cả nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và phụ trách đoàn.
Cụ thể, về công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công, nhà trường quy định hệ số tính thu nhập tăng thêm bao gồm cả nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và phụ trách đoàn chưa đúng quy định của bộ Tài chính và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 25% (quy chế 2019) chưa đúng quy định tại khoản 4 mục VIII Thông tư số 71/2006 của bộ Tài chính.
Quy định chi họp các cuộc họp do ban Giám hiệu triệu tập và chủ trì (quy chế 2019) như họp giao ban, họp tập thể lãnh đạo, họp thi đua... với số tiền chi cho người chủ trì 200.000 đồng; thành viên và chuẩn bị nội dung 150.000 đồng là không có căn cứ.
Chi tiêu không theo pháp lý
Trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường đại học Văn hóa TP.HCM chưa quy định rõ các khoản chi theo từng nguồn kinh phí; các khoản chi, mức chi đối với các hoạt động của trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Chưa kể, nhà trường còn có các khoản chi khác chưa đúng tính chất nguồn kinh phí như chi thực hiện cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn thu dịch vụ.
Năm 2019, đại học Văn hóa TP.HCM chi tiền vượt giờ giảng năm học 2017 - 2018 từ quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Một số khoản chi cũng không quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, không có căn cứ pháp lý như thù lao thu học phí, tiền họp trong giờ hành chính...
Nhiều khoản chi tại trường Đại học Văn hóa TP.HCM không đúng quy định. (Ảnh: Nguyễn Thành Nhân).
Về chứng từ kế toán, giấy đề xuất làm thêm giờ chưa thực hiện làm theo từng ngày có nhu cầu làm thêm giờ. Trường chưa xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ theo quy định tại Thông tư số 58 năm 2016 của bộ Tài chính.
Việc theo dõi quản lý, xử lý các khoản công nợ của trường Đại học Văn hóa TP.HCM cũng vướng nhiều bất cập. Nhà trường cho một số đối tượng tạm ứng tiền nhưng kéo dài từ năm 2015 đến nay vẫn chưa hoàn ứng.
Một số đối tượng khác đã kết thúc năm tài chính chưa hoàn ứng, nhưng trường vẫn tiếp tục cho tạm ứng. Ngoài ra, nhà trường cũng chưa thực hiện đối chiếu xác nhận công nợ với từng đối tượng, có một số công nợ từ nhiều năm trước chưa được xử lý dứt điểm.
Với tài sản công, nhà trường đang sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê... là hoạt động không đúng quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công nên cần phải chấm dứt.
Chấn chỉnh sử dụng tài sản công
Từ những sai phạm đó, Chánh Thanh tra bộ VH,TT&DL đã yêu cầu nhà trường phải có biện pháp chấn chỉnh đối với những tồn tại, thiếu sót và thực hiện đúng các quy định về tài chính, kế toán.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM cần chấm dứt các khoản chi không đúng tính chất nguồn kinh phí, các khoản chi không quy định trong quy chế Chi tiêu nội bộ, không có căn cứ pháp lý.
Khuôn viên trường đại học Văn hóa TP.HCM tại cơ sở 1 là địa chỉ 51 đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP.Thủ Đức. (Ảnh: Nguyễn Thành Nhân).
Đối với việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ, đề nghị nhà trường sử dụng nguồn quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Đơn vị cũng cần có biện pháp thu hồi ngay các khoản tạm ứng, không để các khoản tạm ứng kéo dài.
Bộ yêu cầu vụ Kế hoạch tài chính sớm xem xét đề án Sử dụng tài sản công của trường, tham mưu trình lãnh đạo Bộ có ý kiến để trường có cơ sở thực hiện, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ yêu cầu trường phải rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của trường, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; đúng nội dung chi, đối tượng chi, nguồn chi theo quy định của pháp luật.
Sửa đổi quy định về chi thu nhập tăng thêm, quy định về trích lập các quỹ cho phù hợp với quy định tại Thông tư số 71 năm 2006 của bộ Tài chính. Bổ sung các khoản chi, mức chi đối với các hoạt động của trung tâm Ngoại ngữ, tin học và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM cũng không được ký mới, không gia hạn các hợp đồng liên kết, cho thuê cơ sở vật chất khi chưa có ý kiến của bộ VH,TT&DL. Nhà trường cần lập đề án tổng thể về việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị và báo cáo Bộ phê duyệt.
Trường đại học Văn hóa TP.HCM là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch.
Được thành lập ngày 3/1/1976 (theo quyết định của bộ Văn hoá Thông tin miền Nam), nhà trường có tên gọi ban đầu là trường Nghiệp vụ Văn hoá - Thông tin với nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành văn hóa - thông tin. Đến ngày 30/8/1976, trường đổi tên thành trường Lý luận và Nghiệp vụ II.
Ngày 19/9/1981, trường được đổi tên thành trường Văn hoá tại TP.HCM. Đến 26/4/1995, theo Quyết định số 1787/VH-QĐ của bộ Văn hóa - Thông tin, đơn vị được nâng cấp thành trường cao đẳng Văn hoá TP.HCM.
Ngày 23/6/2005, theo Quyết định số 154/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường được nâng cấp thành trường đại học Văn hoá TP.HCM, đào tạo trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn.
Nhà trường đào tạo các ngành như Thông tin - Thư viện, Bảo tàng học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản lý văn hóa, Văn hóa học và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hiện, nhà trường đang triển khai tổ chức đào tạo tại 2 cơ sở tại TP.Thủ Đức, TP.HCM là địa chỉ 51 đường Quốc Hương, phường Thảo Điền và địa chỉ 288 đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A.
Khánh thành bàn giao phòng học tại Trường Tiểu học Mường Lống 2 (Kỳ Sơn) Sáng 16/4, tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), Công ty CP Trung Đô phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao phòng bán trú cho Trường Tiểu học Mường Lống 2. Dự và chứng kiến lễ khánh thành có đại diện UBND huyện Kỳ Sơn, UBND xã và hơn 200 thầy và trò...