Khánh thành trường học nổi tại Vĩnh Long
Ngày 29.3, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam phối hợp với Quỹ Dariu Việt Nam (tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ) tổ chức lễ khánh thành trường học nổi (trên tàu) cho học sinh Trường THCS Hồ Đức Thắng (xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).
Học sinh phấn khởi khi tham gia buổi học vi tính đầu tiên trên trường học nổi – Ảnh: T.Đức
Đây là trường học nổi đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong khuôn khổ của dự án “Giáo dục và đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em vùng sâu, vùng xa khu vực đồng bằng sông Cửu Long” mà ngân hàng HSBC tài trợ trong ba năm (2012 – 2015) với tổng kinh phí hơn 7 tỉ đồng.
Trường học di động trên tàu được trang bị 36 máy tính xách tay để đào tạo cho các em những kiến thức tin học cơ bản (Word, Excel, Powerpoint) và cách sử dụng internet (web, công cụ kiếm tìm trên mạng, thư điện tử…).
Video đang HOT
Trong quá trình học, các em sẽ được thực hành trên máy tính, có trang bị sẵn các phần mềm. Mỗi tuần, các em sẽ học 3 buổi, mỗi buổi học kéo dài 2 giờ…
Trong buổi lễ khánh thành, ban tổ chức cũng đã trao 10 chiếc xe đạp cho 10 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Trường THCS Hồ Đức Thắng.
Theo TNO
Giám đốc Sở GD - ĐT nói gì về việc cô, trò chui túi nilông qua suối
GĐ Sở GD - ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho rằng, hình ảnh cô giáo chui túi nilông qua suối là điển hình. Trên thực tế, còn rất nhiều nơi trong tỉnh gặp khó khăn như vậy.
Cảnh học sinh chui vào túi bóng để đưa qua sông
Những hình ảnh các thầy cô giáo ở bản Sam Lang xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, không ngần ngại vượt quá khó khăn, hiểm trở dể tới trường. Các cô giáo chui vào bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Các thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao "đựng" cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối trong mùa lũ với mong muốn cao nhất là mang con chữ đến cho các em học sinh được đăng tải trên báo ã khiến dư luận xúc động.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 17/3, ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết, ông đã xem những hình ảnh này và không quá bất ngờ, bởi trên địa bàn còn rất nhiều vùng khó khăn như vậy.
"Tôi đã xem hình ảnh và đoạn video quay lại cô giáo chui túi nilông để qua suối nhưng không bất ngờ vì trên địa bàn nhiều cái còn khó khăn hơn như thế. Thực tế, bản Sam Lang là một bản thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, nằm ở biên giới Việt Nam - Lào. Hiện tại, ở đây có khoảng 20 hộ đồng bào đang sinh sống và đời sống của họ rất khó khăn, chủ yếu là làm nương rẫy.
Những hình ảnh cô giáo phải chui vào túi nilon qua suối là điển hình vào mùa lũ cho thấy rõ sự khó khăn của các thầy, cô trên con đường đưa con chữ đến với các em và thực sự là phải rất tâm huyết thì các thầy cô giáo của chúng tôi mới làm được như vậy" ông Quý nói.
Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên cũng lý giải rằng, do ở vùng cao, vùng sâu nên có nhiều đoạn địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn. Mùa lũ, nước ở các con sông, con suối lên rất nhanh. Vì vậy, các thầy cô giáo đi lại cũng rất khó khăn.
"Các thầy cô giáo muốn đến trường buộc phải làm thế thôi. Trường hợp này là điển hình, không phải là phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm. Bởi thực tế, trên địa bàn tỉnh còn nhiều vùng gặp khó khăn như vậy", ông Quý cho hay .
Khi được hỏi, trong thời gian tới, liệu tỉnh có kế hoạch làm cầu qua suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang để giúp các thầy, cô giáo đỡ vất vả hơn trong việc đi lại, đặc biệt tránh cảnh phải chui vào túi nilông để qua suối, ông Quý chia sẻ: "Thực sự chúng tôi cũng rất muốn làm điều đó nhưng như tôi đã nói, trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều vùng có hoàn cảnh gặp khó khăn vào mùa lũ như vậy trong khi nguồn ngân sách của tỉnh rất hạn hẹp nên việc làm cầu rất khó khăn, không đủ kinh phí".
Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên cũng cho biết thêm, ngay trên địa bàn xã Nà Hỳ đi vào điểm trường Sam Lang cũng có tới 4,5 đoạn suối nguy hiểm về mùa mưa nhưng hiện tại vẫn không có đủ kinh phí để xây dựng các cầu treo giúp các em học sinh và giáo viên đi lại thuận lợi.
"Trong một bản cũng cần phải xây dựng 3 - 4 cây cầu treo. Trong khi đó, một xã cũng có tới hàng chục bản cũng khó khăn như vậy. Thực sự là đã có rất nhiều cây cầu treo được xây dựng để giúp học sinh và giáo viên đi lại thuận tiện hơn nhưng vẫn không xuể. Những vấn đề này đều đã được báo cáo lên tỉnh và lãnh đạo tỉnh cũng đã biết. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả vẫn là vấn đề kinh phí",ông Quý nhấn mạnh.
Theo xahoi
Chán chồng lông bông và vô học "Mày có tin là tao sẽ vô cơ quan quậy cho mày bị đuổi cổ không?". Trung gằn giọng. Tôi điên lắm rồi. Chỉ vì cái đoạn phim thời sự của đài truyền hình mà anh cạnh khóe, soi mói rồi gây gổ với tôi. Như những lần bắt đầu gây gổ trước, anh luôn mở màn bằng câu: "Cái con khỉ mốc!...