Khánh thành đường liên tỉnh nối vành đai 3 với TP Hưng Yên
Sáng qua 19-8, UBND huyện Gia Lâm đã khánh thành đường liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên, đoạn qua địa phận Hà Nội (Km0-Km4 177.76), nối tuyến đường vành đai 3 Hà Nội và TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên).
Dự án đường liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên, đoạn qua Hà Nội được triển khai theo hình thức BT, chiều dài 4,2 km với quy mô chiều rộng 40m, 6 làn xe chạy, tốc độ tối đa 80km/h. Tổng mức đầu tư cho đoạn tuyến này là 560 tỷ đồng. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, tuyến đường hoàn thành góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch-thương mại-sản xuất hàng hóa; kết nối một số khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của Hưng Yên, ngoại thành Hà Nội với khu vực đô thị trung tâm Hà Nội.
Theo ANTD
85.500 tỷ xây đường Vành đai 5 Hà Nội qua 8 tỉnh
Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội dài 331,5 km gồm 4-6 làn xe sẽ đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo phê duyệt, đường Vành đai 5 sẽ đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua địa phận TP Hà Nội dài khoảng 48 km sẽ bắt đầu từ cầu Vĩnh Thịnh, tuyến nhập vào đi trùng đường Hồ Chí Minh dài khoảng 21,5km, giao với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, tuyến đi về phía Nam sang địa phận tỉnh Hòa Bình, đến khu vực chợ Bến rẽ theo hướng Đông vượt sông Đáy sang địa phận tỉnh Hà Nam.
Video đang HOT
Đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình dài khoảng 35,4 km đi trùng hoàn toàn với đường Hồ Chí Minh, đi song song với quốc lộ 21, giao với quốc lộ 6 tại phía Đông khu công nghiệp Lương Sơn, đi về phía Đông sang địa phận Hà Nội.
Đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam dài 35km, bắt đầu từ điểm vượt sông Đáy tuyến đi mới song song với quốc lộ 21B về phía Tây Nam, sau đó nhập vào và đi trùng tuyến quốc lộ 21B...
Đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình dài khoảng 28,5km từ cầu Thái Hà tuyến đi trùng đường nối 2 tỉnh Hà Nam - Thái Bình tuyến đi theo hướng Đông Bắc song song với ĐT.455, vượt sông Luộc tại vị trí cách cầu Hiệp khoảng 1km về phía hạ lưu sang địa phận tỉnh Hải Dương.
Thủ tướng vừa phê duyệt chi tiết đường vành đai 5 Hà Nội dài 331km qua 8 tỉnh, thành phố. Ảnh: VOV
Đoạn qua địa phận tỉnh Hải Dương dài khoảng 52,7km tại vị trí vượt sông Luộc, tuyến cơ bản đi trùng đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam đến đường ĐT.392, đi song song với quốc lộ 38B, giao với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương)...
Đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 51,3km đi song song quốc lộ 37 (đoạn Sao Đỏ - Bắc Giang) về phía Tây, vượt sông Lục Nam tại phía hạ lưu cầu Lục Nam, đi tránh thành phố Bắc Giang về phía Đông, giao với quốc lộ 1 (cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang)...
Đoạn đi qua địa phận tỉnh Thái Nguyên dài 28,9km, đi mới theo hướng Tây giao với quốc lộ 37 tại xã Hương Sơn, huyện Phú Bình vượt sông Cầu đi trùng với đại lộ Đông Tây - Khu tổ hợp Yên Bình, giao với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên....
Đoạn đi qua Vĩnh Phúc dài 51,5km bắt đầu tư khu vực đèo Nhe tuyến đi theo hướng đường tỉnh ĐT.301 và đường tỉnh ĐT.310B đến nút giao Bình Xuyên, nhập vào đi trùng cao tốc Nội Bài - Lào Cai...
Tổng chiều dài toàn tuyến đường Vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3).
Quy mô tuyến đường từ 4-6 làn xe
Theo phê duyệt, đường Vành đai 5 chính tuyến có đường gom, đường song hành, quy mô 4 đến 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 đến 33 m cho các đoạn Sơn Tây - Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) và Phủ Lý - Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.
Tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, quy mô 4 đến 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 đến 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây).
Theo phê duyệt, nhu cầu vốn đầu tư đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội cần khoảng 85.561 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013), được huy động bằng nhiều hình thức: Vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn ngân sách địa phương, từ khai thác quỹ đất các địa phương, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư, BOT, BT...
Mục tiêu của quy hoạch nhằm hoạch định quy mô, tiến độ đầu tư cụ thể cho các giai đoạn đến năm 2020, giai đoạn 2020 - 2030 và giai đoạn sau 2030 đảm bảo tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực.
Bên cạnh đó, phân chia thành các đoạn tuyến theo địa giới hành chính các tỉnh, thành phố làm cơ sở cho việc triển khai lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư; làm cơ sở để xác định mốc quy hoạch của đường Vành đai 5 để địa phương triển khai các quy hoạch khác có liên quan.
Về tiến độ thực hiện, giai đoạn trước năm 2020, thông toàn tuyến đường Vành đai 5 theo các quốc lộ hiện hữu. Xây dựng một số đoạn tuyến mới có nhu cầu từ 2 đến 4 làn xe; giai đoạn 2020 - 2030, xây dựng toàn tuyến theo quy mô quy hoạch của đường Vành đai 5 đạt tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ; giai đoạn ngoài 2030, xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch.
Theo phê duyệt, tiến độ xây dựng của từng dự án thành phần sẽ được điều chỉnh phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn.
Một số công trình dự kiến xây dựng gồm: 25 nút liên thông và các cầu vượt trực thông để đảm bảo liên hệ giao thông hai bên đường được thuận lợi. 2 vị trí hầm tại khu vực núi Voi và núi Bé thuộc huyện Hương Sơn tỉnh Hòa Bình, mỗi hầm dài khoảng 300m. 17 cầu lớn, 42 cầu trung và 45 cầu nhỏ trên toàn tuyến; trong đó có 2 cầu đặc biệt lớn vượt sông Hồng đang được triển khai theo dự án khác là cầu Thái Hà dài 2,1km và cầu Vĩnh Thịnh dài 4,4km.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Đi bộ trên đường cao tốc, ông thiệt mạng, cháu nhập viện Khi đi bộ cắt ngang qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, ông Phùng Văn Thuấn bị một xe tải cán chết tại chỗ. Cháu Trần Thị Quỳnh là cháu ngoại ông Thuấn bị thương nặng, phải đưa vào viện cấp cứu. Do tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chưa hoàn thiện nên tại nhiều nơi, người dân...