Khánh Hòa xây dựng các khu tái định cư để giải phóng mặt bằng dự án cao tốc
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc, với hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cần làm tốt công tác tái định cư, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ.
Trong 4 dự án đường bộ cao tốc đang gấp rút triển khai, tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành việc giải tỏa mặt bằng, tái định cư đối với 2 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo. Còn 2 dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang và Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, các địa phương đang tiến hành thủ tục giải tỏa, tái định cư.
Khu tái định cư Suối Lau 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm là khu tái định cư dành cho hơn 20 hộ đồng bào dân tộc Raglay bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm. Khu này được đầu tư đồng bộ, có đường bê tông rộng 8m, đường điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, mạng viễn thông hoàn chỉnh. Mỗi hộ dân được Nhà nước cấp 200 m2 đất làm nhà ở.
Cao tốc Nha Trang- Cam Lâm đã thảm nhựa.
Ông Cao Dy, dân tộc Raglay xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa cho biết, căn nhà của ông đang xây rộng hơn 80m2, trị giá gần 300 triệu đồng. Nơi ở mới chỉ cách nơi ở cũ khoảng 1 km, thuận tiện cho người dân đi làm rẫy.
Ông Cao Dy vui mừng khi về nơi ở mới không còn cảnh xập xệ, ngập lụt như trước: “Trên kia rộng hơn nhưng tại vì khu đó dính đường cao tốc rồi. Ngày xưa nó lụt, về đây là thoáng mát, có đường nó thoát rồi. Trên kia nó trũng, khi mưa rồi, đường đi lầy, bùn. Về dưới này, san bằng lấy mặt bằng cũng thoáng, dù có mưa thì cũng sạch sẽ, khang trang, đẹp đẽ hơn, ngon quá ngon rồi”.
Video đang HOT
Cao tốc Nha Trang- Cam Lâm đang hoàn thiện hạng mục cầu vượt.
2 dự án thành phần Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Khánh Hòa dài hơn 55 km, 180 hộ dân phải tái định cư. Tỉnh Khánh Hòa đã bố trí 7 khu tái định cư dọc theo khu vực dự án. Các khu tái định cư có hạ tầng đồng bộ, gần với nơi ở cũ được người dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng cho dự án thi công. Hiện, 2 dự án đường bộ cao tốc này đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm, đảm bảo đưa dự án vào khai thác vào giữa năm 2023, vượt tiến độ 3 tháng theo cam kết.
Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm cho biết, tiến độ vượt cam kết là nhờ mặt bằng được bàn giao sớm và thuận lợi.
“Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố làm rất gấp rút mới bàn giao được mặt bằng, tái định cư xong hoàn toàn cho các hộ dân, hiện nay đã bàn giao được. Khi bàn giao sớm, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thúc đẩy tiến độ nhanh hơn. Tập trung máy móc, thiết bị đẩy nhanh tiến độ 3 ca, 4 kíp. Chắc chắn sẽ kịp tiến độ theo cam kết của nhà đầu tư với Thủ tướng Chính phủ” – ông Nguyễn Văn Huy nói.
Khu tái định cư dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh hưởng bởi Dự án cao tốc Nha Trang- Cam Lâm.
Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã bàn giao được 70% diện tích mặt bằng của dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang, có thể khởi công dự án vào cuối năm nay. 30% mặt bằng còn lại sẽ được bàn giao trong quý 2/2023. Đây là phần giải phóng mặt bằng khó khăn, vì liên quan đến nhà cửa, công trình của người dân. Tỉnh Khánh Hòa có hơn 430 hộ dân phải giải tỏa, đến nơi ở mới tại 6 khu tái định cư. Các địa phương đang làm khẩn trương lựa chọn nhà thầu xây dựng các khu tái định cư.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương phải lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thi công các khu tái định cư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đồng bộ hạ tầng, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống./.
Thông tin nóng về bồi thường giải tỏa, tái định cư dự án đường Vành đai 3 TPHCM .
Khánh Hòa thông tin về xử lý, di dời một số công trình chắn biển Nha Trang
Ngày 30.8, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có văn bản thông tin về công tác xử lý, di dời một số công trình phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (TP.Nha Trang).
Theo đó, văn bản cung cấp một số nội dung về chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc thực hiện xử lý, di dời một số công trình phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, TP.Nha Trang.
Bờ biển Nha Trang. Ảnh THẾ QUANG
Di dời một số công trình phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng
Cụ thể, khu vực dọc theo phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (TP.Nha Trang) với tổng chiều dài khoảng 15 km, diện tích khoảng 240 ha, là khu vực có giá trị cao, có tính chất đặc thù về cảnh quan và có vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển du lịch, là dải công viên ven biển phục vụ công cộng của TP.Nha Trang.
Để quản lý đất đai, không gian, kiến trúc cảnh quan của khu vực này đạt được hiệu quả theo mục đích sử dụng nêu trên, UBND tỉnh đã báo cáo xin ý kiến Tỉnh ủy, đề xuất lập đồ án thiết kế đô thị đối với khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng theo định hướng tạo thành dải công viên cây xanh, kết hợp với dịch vụ phục vụ công cộng.
Theo đó, ngày 27.7.2022, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất kiến nghị của UBND tỉnh tại văn bản số 2910-CV/VPTU về chủ trương xử lý, di dời một số công trình phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng.
Đồng thời, ngày 22.8.2022, Văn phòng Tỉnh ủy ban hành văn bản số 3052 thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy liên quan đến việc xử lý, di dời một số công trình phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng.
Cụ thể, về định hướng khi lập thiết kế quy hoạch phải bám sát định hướng phục vụ mục đích công cộng kết hợp với dịch vụ nhưng ưu tiên phục vụ công cộng là chính, có không gian mở, hài hòa, xác định rõ vị trí, tính chất của các công trình kiến trúc điểm nhấn và đảm bảo tỷ lệ mật độ cây xanh theo quy định (không giảm đi so với thực trạng).
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng, UBND TP.Nha Trang khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt đồ án thiết kế đô thị khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng theo đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy (dự kiến hoàn thành trong tháng 10.2022).
Đang xem xét kiến nghị của chủ đầu tư Khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang
Liên quan đến di dời khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Thông báo số 274/TB-UBND ngày 28.6.2022 yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dừng hoạt động lưu trú tại dự án trước ngày 30.6.2022. Đồng thời tháo bỏ hàng rào, tạo thông thoáng và mỹ quan trong khu vực và có văn bản cam kết về di dời, hoàn thành bàn giao mặt bằng cho TP.Nha Trang quản lý đất đai theo đúng quy định.
Khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang. Ảnh THẾ QUANG
Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND TP.Nha Trang theo dõi, đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương di dời các công trình theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo nêu trên.
Theo báo cáo của Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa (chủ đầu tư Khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang), hiện nay đơn vị đã dừng hoàn toàn đón khách lưu trú từ sau ngày 30.6.2022 và đã di dời xong hàng cây xanh trên vỉa hè đường Trần Phú, phát quang cây tạo thông thoáng, di chuyển văn phòng làm việc, các công trình chức năng phục vụ lưu trú.
Đồng thời, công ty có kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm thời sử dụng một số công trình có kiến trúc phù hợp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, hài hòa với thiên nhiên khu vực, hệ thống cây xanh, hồ bơi để phục vụ cho công cộng kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch phù hợp, cho đến khi đồ án thiết kế đô thị khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng được phê duyệt theo quy định.
Nội dung kiến nghị của nhà đầu nêu trên đã được UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP.Nha Trang, các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định hướng phát triển khu vực phía Đông đường Trần Phú.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, việc xử lý các công trình và hoàn thiện đồ án thiết kế đô thị khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng đã và đang được UBND tỉnh giao các Sở, ban, ngành, UBND TP.Nha Trang tham mưu đề xuất báo cáo UBND tỉnh theo đúng quy định.
Khó cấp sổ đỏ cho "đất ở không hình thành đơn vị ở" Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vừa đưa ra hướng xử lý "đất ở không hình thành đơn vị ở" mà tỉnh này đã từng cấp phép cho nhiều dự án. Nhiều dự án có mục đích sử dụng đất là "đất ở không hình thành đơn vị ở" đang dần chuyển lại đất thương mại dịch vụ Loay hoay...