Khánh Hòa trị bệnh thành tích hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
Bà Hoàng Thị Lý, PGĐ Phụ trách Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết, Sở GD&ĐT vừa ban hành văn bản điều chỉnh lại nội dung hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố năm học 2018-2019.
Ảnh minh họa
Trong văn bản nêu rõ, để khắc phục bệnh thành tích ở cấp tiểu học trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố không xếp hạng và khen thưởng giải toàn đoàn.
Bà Lý cho biết thêm, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi nhằm góp phần đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Video đang HOT
Để đạt mục tiêu đó, việc tổ chức hội thi phải đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục đạo đức, phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học.
Được biết, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc tiểu học được tổ chức 2 năm một lần ở cấp huyện và 4 năm một lần ở cấp tỉnh. Đây là sân chơi chuyên môn bổ ích, cần thiết nhằm tuyển chọn, công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
Đồng thời, hội thi là dịp để phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong công tác chủ nhiệm lớp, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi trường, địa phương, thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh tiểu học.
Mạnh Tuấn
Theo giaoducthoidai
Khánh Hòa: Tổ chức dạy tập nói tiếng Việt cho trẻ DTTS trước khi vào lớp 1
Sở GD&ĐT Khánh Hòa hướng dẫn các đơn vị tổ chức các lớp tập nói tiếng Việt trong hè cho trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) trước khi vào lớp 1.
Ảnh minh họa/internet
Đối tượng là trẻ DTTS chuẩn bị vào lớp 1 của năm học 2018 - 2019. Đối với các lớp có sĩ số dưới 20 em/lớp, nhà trường có thể huy động thêm số học sinh của năm học 2017 - 2018 nhưng chưa hoàn thành hoặc còn chậm tiến bộ về môn Tiếng Việt, khả năng tiếng Việt còn hạn chế để rèn luyện, bồi dưỡng, tăng cường tiếng Việt cho các em.
Thời gian thực hiện với các trường có giáo viên tự nguyện dạy trong hè (được tính 2 tháng): Từ ngày 01/6/2018 đến ngày 31/7/2018; đối với các trường còn lại (được tính 1 tháng), tùy tình hình thực tế, nhà trường có thể lựa chọn thời gian thực hiện sau: Từ ngày 01/6/2018 đến ngày 29/6/2018; từ ngày 02/7/2018 đến ngày 31/7/2018; từ ngày 01/8/2018 đến ngày 31/8/2018.
Về kế hoạch dạy học: Mỗi tuần dạy 25 tiết, mỗi buổi học 5 tiết, mỗi tiết trung bình 30 phút. Sau mỗi tiết học có 5 phút chuyển tiết, giữa mỗi buổi học có 15 phút để học sinh sinh hoạt tập thể, vui chơi.
Ngoài hoạt động học, tùy điều kiện thực tế, giáo viên có thể lồng ghép tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo dục kĩ năng sống, cho học sinh làm quen với nề nếp học tập ở tiểu học. Nhà trường ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm dạy tập nói tiếng Việt trong hè để bố trí giảng dạy các lớp trên.
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh các lớp tập nói tiếng Việt trong hè: Sau khi học xong chương trình này các em phải nói được những câu cơ bản, nhận diện được các chữ cái tiếng Việt, biết cách cầm bút, ngồi học, viết đúng tư thế, thuộc một số bài hát, các nền nếp học tập... Đối với học sinh có khả năng tiếp thu khá hơn, giáo viên có thể hướng dẫn các em nhận diện những vần đơn giản và luyện nói theo chủ đề đã học từ 2 - 3 câu.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Khánh Hòa: không gây áp lực cho học sinh trong kiểm tra định kì Sở GD&ĐT Khánh Hòa hướng dẫn đánh giá định kì cuối học kì I cấp tiểu học. ảnh minh họa Trong đó yêu cầu hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra định kì theo quy định; duyệt đề trước khi tiến hành kiểm tra định kì. Việc kiểm tra định kì được tổ chức theo thời khóa biểu vào...