Khánh Hòa thiếu gần 500 giáo viên
Hiện nay, các trường học đang tinh giản biên chế, nguy cơ không đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên, 1 lớp để tổ chức dạy 2 buổi/ ngày.
Tỉnh Khánh Hoà đang thiếu giáo viên trầm trọng, nhất là cấp học Mầm non thiếu hơn 400 giáo viên, cấp Tiểu học thiếu gần 200 giáo viên. Hiện nay, các trường học đang tinh giản biên chế, nguy cơ không đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên, 1 lớp để tổ chức dạy 2 buổi/ ngày. Nhiều trường mầm non, Tiểu học, sĩ số học sinh mỗi lớp đều cao hơn so với quy định.
Khánh Hoà thiếu trầm trọng giáo viên mầm non
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ rà soát, điều chỉnh bổ sung thêm 550 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp ngành giáo dục. Trước mắt, để đảm bảo việc dạy và học, tỉnh Khánh Hòa cho phép các đơn vị được tuyển dụng giáo viên thỉnh giảng, trả kinh phí theo tiết dạy hoặc áp dụng việc dạy tăng giờ, tăng tiết đối với các giáo viên trong trường.
“Để đảm bảo cho việc dạy học, Sở yêu cầu các trường ký hợp đồng thỉnh giảng, hợp đồng dạy tiết, trả tăng tiết cho giáo viên dạy tăng tiết. Và sắp tới sẽ trình tỉnh chủ trương tuyển dụng”- bà Hoàng Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho biết./.
Video đang HOT
Theo Thái Bình /VOV – Miền Trung
Ý kiến của một nhà báo: 'Dạy con là việc của thầy cô'
Mới đây nhà báo Hoàng Anh Tú nêu quan điểm rằng, dạy con là việc của thầy cô. Trên thực tế, không ít ông bố bà mẹ đã phải "nổi điên" lên khi ngồi kèm con học bài.
Có bậc cha mẹ đã từng không thể kiềm chế "cơn điên", vứt sách vở của con thậm chí là xé cả sách của con vì dạy mãi mà con mình không hiểu...
Tiếng trống trường đã điểm, một năm học mới đã thực sự đến với con em của mỗi gia đình. Bên cạnh sự bộn bề của công việc, sự nghiệp, còn có thêm sự bộn bề của việc "dạy con", "kèm con" học bài. Đây được xem là một vấn đề không nhỏ trong mỗi gia đình. Không ít gia đình trở nên hết sức căng thẳng trong vấn đề dạy con học bài, nhất là những ai có con trong độ tuổi vào lớp 1 hoặc đang học trong những năm đầu của cấp tiểu học.
Không ít cảnh những ông bố bà mẹ từng phải "nổi điên" khi ngồi kèm con học bài. Có bậc cha mẹ đã từng không thể kiềm chế "cơn điên", vứt sách vở của con thậm chí là xé cả sách của con vì dạy mãi mà con mình không hiểu...
Thực trạng phụ huynh căng thẳng, stress khi kèm con học bài là một câu chuyện có thật trong mỗi gia đình hiện nay. Đề cập đến vấn đề này, mới đây, trên trang facebook cá nhân của mình, nhà báo nổi tiếng Hoàng Anh Tú đã nêu lên quan điểm khá là mới mẻ, anh cho rằng: "dạy học là việc của cô". Cách nói của anh hàm ý cho rằng, việc dạy con học là việc của thầy cô, không phải việc của cha mẹ. Chúng tôi xin trích nguyên nội dung bài viết này để các bậc cha mẹ tham khảo:
Ảnh minh họa
"Tôi thực sự mà nói thì chưa từng dạy con. Từ bé, Pi My và sau này là Nguyên đều đã lớn lên như thế. Đã có lúc tôi nghĩ mình đang dạy con, nhưng khi "tỉnh" lại, tôi luôn tự nhắc mình: Không! Đó không phải là dạy. Đó là hướng dẫn!
Dạy con là chuyện của các cô giáo ở trường. Là kiến thức phải dạy mới học được. Là cả những nguyên tắc ứng xử mà các con tôi tiếp nhận qua học và thấy. Tôi không đồng tình với cách sử dụng bạo lực nhưng tôi cũng không phản đối nếu như có đôi lần cô tét mông con tôi. Tôi nghĩ đó là kỷ luật mà đôi lúc người ta buộc phải áp dụng khi cùng lúc quản lý đến 30 đứa trẻ. Nếu không có kỷ luật, con tôi hoặc con người khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức đúng sai của lũ trẻ còn lại. Kỷ luật luôn cần thiết cho một cộng đồng cùng phát triển. Như luật giao thông cần để việc giao thông chung không bị hỗn loạn.
Dạy con là việc của các cô. Tôi chỉ là người hướng dẫn. Thậm chí đôi khi còn là người được dạy bởi chính các con mình. Như việc phải đọc lại sách hoặc bài giảng của các cô khi phải hướng dẫn con mình giải bài tập cuối tuần. Đôi khi, bố mẹ phải học lại để đủ kiến thức mà giảng giải cho con hiểu!
Tôi nghĩ tôi chỉ là người hướng dẫn là bởi tôi muốn các con mình độc lập thay vì bị áp đặt bởi suy nghĩ của tôi, mơ ước đời tôi và cách sống của tôi! Hướng dẫn là dắt tay con cùng đi. Là tư vấn cho con thay vì đưa ra quyết định thay con. Tôi nghĩ rồi giáo dục người ta sẽ đổi dần từ cách nhồi nhét kiến thức sang khám phá kiến thức, từ văn mẫu, toán đánh đố, sử địa thuộc lòng sang văn cảm nhận, tự luận, toán khám phá, tìm hiểu hay sử địa mang tính chia sẻ, học hiểu! Vai trò của các cô sẽ là dạy cách tiếp cận hơn là dạy cho đầy kiến thức.
Tôi thích mình trở thành cố vấn cho các con hơn là một ông bố nghiêm khắc! Muốn cố vấn tốt thì phải hiểu "thân chủ" của mình! Tôi nghĩ mỗi cha mẹ nên bắt đầu những bài tập Lắng Nghe nhiều hơn thay vì chỉ dẫn, chỉ định, chỉ tiêu hay chỉ bảo. Là thay vì cứ suốt ngày hỏi con hôm nay ở lớp có ngoan không? Hôm nay con được mấy điểm? Làm bài chưa? Hãy hỏi con như một người bạn học cùng con nhưng hôm đó nghỉ học. Là cùng hiểu, lắng nghe những gì đang diễn ra ở lớp con chứ không phải là con mình hôm nay học hành thế nào?
Có lúc tôi cũng từng âu lo khi con học kém hơn bạn bè ở lớp. Nhưng rồi thay vì bắt con phải nỗ lực vượt bạn bè, tôi sẽ cùng con nói về tương lai, về điều tuyệt vời sẽ đến nếu con học giỏi. Như bảo Pi: Bạn Thảo Hương - người bạn con thích và chơi thân nhất sẽ thích con và thân với con hơn nếu con học giỏi hơn bạn ấy! Bởi phụ nữ luôn "mê" mấy anh chàng đẹp trai lại học giỏi. Mà đẹp trai thì con đã có rồi! Như bảo My: Phụ nữ xinh đẹp lại còn thông minh thì ai cũng yêu thích. Xinh đẹp thì con đã có thừa. Hãy trở nên thông minh hơn nữa! Tôi nghĩ đó là khích lệ thay vì áp đặt, đòi hỏi!
Dạy con là việc của các cô là thế. Làm cha mẹ, với tôi có lẽ chỉ nên là dỗ con. Là tôi nghĩ thế và đang tôi đang nỗ lực làm thế!"
Ngân Khánh
Theo giadinh
Quảng Nam thành lập trường song ngữ Quốc tế đầu tiên Ngày 31-8, tại TP Tam Kỳ, Cty TNHH Đầu tư giáo dục ABC tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trường liên cấp song ngữ Quốc tế Quảng Nam Academy. Đến dự lễ công bố có ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam... Chủ...