Khánh Hòa: Khuyến cáo phụ huynh không cho học sinh dùng điện thoại thông minh
Đầu năm học mới 2018-2019, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết đã khuyến cáo phụ huynh không nên cung cấp điện thoại thông minh cho học sinh THCS và THPT.
Ảnh minh họa
Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh này xuất hiện một số trường hợp học sinh sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội đã dẫn đến những vụ việc đau lòng.
Trước đây, dư luận từng “dậy sóng” khi một thiếu niên bất ngờ mang một túi nilon chứa đầy xăng vào châm lửa đốt trường THCS Phạm Ngũ Lão (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Em này được xác định là lên mạng xã hội Facebook đăng tin rằng, nếu đủ 1.000 like (thích) thì mình sẽ châm lửa đốt trường và em đã thực hiện hành vi sai trái sau đó.
Nhằm đề phòng và ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của học sinh, nhất là từ lứa học sinh THCS đến THPT, ông Lê Tuấn Tứ – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa vừa có những chia sẻ liên quan đến câu chuyện báo động này nhân dịp đầu năm học mới 2018-2019.
Theo đó, người đứng đầu ngành Giáo dục tỉnh Khánh Hòa nhận định, trong xu hướng hiện nay mọi việc sẽ rất thuận lợi nếu sử dụng điện thoại để kết nối, liên lạc, nhắn tin. Tuy nhiên, với học sinh thì phụ huynh chỉ nên cho sử dụng điện thoại bình thường thay vì điện thoại thông minh.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, nếu phụ huynh cho con em mình dùng điện thoại thông minh thì rất dễ xảy ra việc khó kiểm soát, học sinh sẽ lạm dụng, sử dụng mạng xã hội.
“Việc liên lạc (bằng điện thoại) giữa phụ huynh và học sinh thì ngành Giáo dục ủng hộ! Nhưng phải có kiểm tra, kiểm soát các cháu và nên cung cấp cho các cháu điện thoại bình thường thôi!”, ông Lê Tuấn Tứ nói và bày tỏ, đây là lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thì dễ sinh ra tiêu cực.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, vấn đề này ngành Giáo dục rất trăn trở nhưng mỗi mình ngành Giáo dục, thầy cô tuyên truyền thì chưa đủ mà cần có sự phối hợp từ phụ huynh, gia đình.
“Ở tuổi này các cháu chưa ý thức được hậu quả như thế nào mà lúc đó là cái bốc đồng của trẻ mới lớn. Nó thiệt hại về vật chất thì mình khắc phục được nhưng thiệt hại về tinh thần, tâm của hồn của con trẻ thì rất khó khắc phục”, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh và khuyến cáo phụ huynh không nên cung cấp điện thoại thông minh cho học sinh THCS, THPT.
Video đang HOT
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, năm học 2018-2019, tỉnh Khánh Hòa có hơn 275.000 học sinh, từ cấp nhà trẻ đến THPT.
Cụ thể: nhà trẻ hơn 11.900 trẻ; mẫu giáo hơn 51.700 học sinh; tiểu học hơn 101.800 học sinh/3.408 lớp; THCS hơn 76.500 học sinh/2.223 lớp và THPT: 36.750 học sinh/951 lớp, trong đó công lập 33.840 học sinh/865 lớp.
Viết Hảo
Theo Dân trí
9 kỹ năng sống trẻ cần biết trước khi lên 10 tuổi
Phần lớn trẻ dưới 10 tuổi sử dụng được điện thoại thông minh nhưng rất ít em có thể tự giặt quần áo, viết thư hay đọc bản đồ.
Trong thời đại công nghệ, nhiều cha mẹ bỏ lỡ việc dạy con các kỹ năng sống thực tế. Khảo sát gần đây của một công ty bảo mật trực tuyến của Mỹ cho thấy 58% trẻ từ 3 đến 5 tuổi ở Mỹ có thể sử dụng điện thoại thông minh nhưng chưa đến 15% tự làm được bữa sáng cho mình.
Nhiều phụ huynh làm mọi thứ cho con thay vì để chúng tự bảo vệ bản thân. Điều này ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Hãy dạy 10 kỹ năng cần thiết mà tạp chí Parents đưa ra trước khi con lên 10 để tạo cho chúng tính độc lập ngay từ nhỏ.
1. Giặt quần áo
Quá nhiều bạn trẻ đến khi đi học đại học vẫn không biết làm cách nào để giặt sạch quần áo. Đừng để con bạn là một trong số đó. Bạn có thể bắt đầu dạy kỹ năng giặt là từ khi con mới 6 tuổi. Nếu có máy giặt, hãy đặt một cái ghế gần đó và hướng dẫn quy trình: cách đo, thêm bột giặt, chọn cài đặt và khởi động máy.
Blogger Amy Mascott cho biết cô đã dạy ba đứa con bằng cách đặt những cái tên dễ thương cho công việc giặt quần áo. Không phải lần nào trẻ cũng làm đúng nhưng Amy cho rằng điều quan trọng khi khởi đầu không phải là nhắm tới sự hoàn hảo mà phải hướng con tới mục tiêu hoàn thành công việc.
Giặt quần áo là kỹ năng trẻ cần học sớm. Ảnh: Parents
2. Trồng cây
Rất nhiều trẻ mẫu giáo được học cách gieo hạt ở trên lớp nhưng không biết làm thế nào để chuyển cây con từ chậu ra vườn. Ở độ tuổi 6-7, con đã có thể tự đánh chuyển cây con. Vì vậy, phụ huynh hãy tham khảo sách báo và sử dụng kiến thức thực tế của mình để dạy chúng cách trồng cây, trong đó lồng ghép những bài học về lợi ích của cây xanh cũng như việc bảo vệ môi trường.
3. Gói quà
Những đứa trẻ rất thích tặng quà và chắc chắn việc biết gói quà sẽ khiến chúng thỏa mãn hơn. Nếu còn học mẫu giáo, con có thể giúp cắt giấy, dán băng dính. Lớn hơn một chút, trẻ có thể hoàn thành những bước khác với sự giúp đỡ của bạn như loại bỏ thẻ ghi giá tiền, tìm hộp có kích thước phù hợp, gói giấy xung quanh món quà...
4. Viết thư
Việc dạy con cách viết một lá thư trước khi 10 tuổi là cần thiết. Ngoài hướng dẫn những phần cơ bản như viết ngày tháng, lời chào, phần thân bài, kết bài và chữ ký, bạn cần dạy thêm con cách đặt chúng vào phong thư, dán tem và thả vào đúng hộp thư.
5. Chuẩn bị bữa ăn đơn giản
Mời con giúp làm các bữa ăn, giao cho con một công việc nào đó và giữ bình tĩnh mỗi khi con làm bột tung tóe hay vỡ trứng là những gì bạn cần làm ngay bây giờ.
Với trẻ dưới 5 tuổi, chúng có thể tự chuẩn bị sữa chua và trái cây cho bữa sáng. Với trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn có thể hướng dẫn làm bánh mì và sinh tố dưới sự giám sát. Khoảng 7-8 tuổi, con nên được thử làm các món nướng hoặc salad đơn giản. Đến 10 tuổi, chúng có thể sử dụng bếp nấu ăn với sự giám sát của bạn. Làm được điều này, rất có thể con sẽ trở thành một siêu đầu bếp nhí trong gia đình.
6. Nhận biết và điều chuyển phương hướng
Nếu từng bị lạc vì nghe theo hướng dẫn từng chặng bằng giọng nói của GPS, bạn sẽ hiểu tại sao việc đọc được bản đồ là cần thiết. Vì vậy, hãy sớm xây dựng các kỹ năng để con có thể nhận biết và điều chuyển phương hướng.
Để dạy con kỹ năng này, bạn có thể giấu một món đồ chơi trong nhà rồi phác thảo đơn giản cách đi tới vị trí của chúng theo dạng trò chơi săn tìm kho báu. Với những đứa trẻ lớn hơn, hãy dạy bằng cách hướng dẫn chúng xem bản đồ ở sở thú, bảo tàng hay công viên và yêu cầu dẫn bạn từ điểm đang đứng đến một vị trí nhất định.
7. Xử lý vết thương
Ngay từ nhỏ, bạn cần dạy trẻ không tỏ ra sợ hãi hay phản ứng thái quá khi nhìn thấy máu. Lớn hơn một chút, hãy dạy chúng cách rửa sạch vết thương với nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng dán vết thương.
8. Dọn dẹp nhà tắm
Cha mẹ hãy dạy trẻ từng chút một. Đầu tiên là dùng giẻ lau sạch những đốm do kem đánh răng để lại trên bồn rửa mặt. Khi lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn chúng làm sạch bồn cầu bằng những chất không độc hại như sử dụng baking soda hay giấm, và cách vệ sinh nhà tắm bằng bàn chải. Hãy nhắc nhở con cả việc cần rửa tay thật kỹ sau đó.
9. So sánh giá cả
Hãy dạy trẻ trở thành một người tiêu dùng thông minh bằng nhiều bước. Đầu tiên là giải thích cho con hiểu những điều đơn giản như mẹ mua quần áo ở hiệu này vì nó rẻ hơn hiệu khác, mẹ không mua chiếc áo này vì không đủ tiền... Tiếp theo, bạn có thể cho con tự mua sắm với một khoản tiền nhỏ và chỉ định mua một số vật phẩm nhất định.
Bạn cũng có thể cho con chơi trò chơi để chúng dễ dàng ghi nhớ bằng cách yêu cầu con tìm loại khăn giấy hay loại nước rửa bát rẻ tiền nhất trong siêu thị.
Dương Tâm
Theo Vnexpress
"Đến giáo viên cũng từng chui túi nilon để vượt lũ"! Trên đây là chia sẻ của thầy Nguyễn Minh Quý- giáo viên cắm bản tại Huổi Hạ, xã Na Sang, Mường Chà, Điện Biên, về việc học sinh chui vào túi nilon để vượt lũ. "Tôi sợ con mình sau này cũng phải chui túi" Thầy Quý vốn sinh ra tại Ba Vì, Hà Nội. Tính đến nay, thầy có khoảng 30 năm...