Khánh Hòa đưa chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vào chương trình học

Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho biết từ năm học mới 2012 – 2013, ngành giáo dục tỉnh sẽ tăng cường giảng dạy về chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa cho học sinh các bậc THCS, THPT qua môn học Lịch Sử, Địa Lý.

Khánh Hòa đưa chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vào chương trình học - Hình 1

Sở GD-ĐT tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác hoàn thành đề tài “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường phổ thông”, trong đó, kiến thức về chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử được biên soạn trong các bài học. Các kiến thức này được giảng dạy nội khóa, khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khẳng định huyện Trường Sa là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Khánh Hòa. Kiến thức về Trường Sa còn nằm trong chương trình ngoại khóa bắt buộc như: Tầm quan trọng của biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa hôm nay và trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Sở GD-ĐT còn khuyến khích các trường phổ thông tổ chức cho giáo viên, học sinh đi giao lưu với dân và quân huyện đảo Trường Sa. Tỉnh sẽ phát hành tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa để giáo viên làm tài liệu giảng dạy và sưu tầm các hình ảnh, tư liệu… liên quan đến chủ đề này để giúp học sinh hiểu biết thêm về hai quần đảo của Tổ quốc.

Trịnh Anh

Theo dân trí

Bộ não cũ khó chấp nhận tư duy mới?

Nếu cứ lầm lì lội theo vết xe cũ, vẫn sử dụng những bộ não với tư duy cũ mòn, sau năm... 2999, học sinh Việt Nam có SGK không mới về nội dung mà chỉ mới về... bìa.

Viết sách giáo khoa hay... xào xáo?

Chương trình học tập và sách giáo khoa (SGK) phải điều chỉnh và cập nhật thường xuyên là chuyện rất bình thường và cần thiết của ngành giáo dục. Tuy nhiên, những lần viết mới, viết lại, chỉnh sửa... phải trả lời một cách thỏa đáng và thuyết phục được các câu hỏi "Tại sao phải sửa? Tại sao phải viết mới? Sách mới có gì tốt hơn sách cũ?".

Bằng không, những lần ấy chỉ là... cơ hội tiêu tiền dân.

Chỉ xin dẫn một ví dụ trong lĩnh vực mà người viết bài này có dịp quan sát.

Video đang HOT

Những ai liên quan đều còn nhớ, BAVE một lần đã tài trợ cho các giáo viên dạy tiếng Anh đi Mỹ đào tạo để viết SGK cho môn này. Sau một thời gian hợp tác, đặc biệt có chuyên gia bản ngữ trực tiếp chỉ dẫn, bộ sách ra mắt đáp ứng các tiêu chí của 1 bộ SGK cho học sinh phổ thông.

Sách được in ấn đẹp, phù hợp với đối tượng học sinh trung học, từ trình bày, màu sắc... đến tính giáo dục. Thế nhưng, người ta bỏ không dùng bộ sách đó vì "khó"(?) và quyết định "biên soạn mới" nhưng "trên nền bộ sách BAVE". Thực chất là xào xáo các nội dung của bản gốc thành một bộ SGK "mới", và tất nhiên lại tiêu một món tiền mới không nhỏ.

Riêng về môn ngoại ngữ, không thể có giáo sư "phi bản ngữ" nào có thể giỏi hơn người bản ngữ có đào tạo. Nói cho dễ hiểu, khó có người nước ngoài nào là chuyên gia tiếng Việt có thể giỏi tiếng Việt hơn người Việt có đào tạo.

Đơn giản vì người "phi bản ngữ" gần như không thể vượt qua được cái ngưỡng ngữ cảm, văn hóa... là phần máu thịt của người bản ngữ. Do đó, sự tham gia trực tiếp của chuyên gia bản ngữ là không thể thiếu.

Mỗi môn học có những đặc thù của mình, nhưng tôi tin rằng không chỉ có môn Anh ngữ có vấn đề. Giáo viên dạy môn khoa học cho biết có những kiến thức trước đây được viết theo quan điểm cũ, nay được xác định dưới ánh sáng khoa học mới không còn đúng nữa, nhưng vẫn nằm trong cái đầu cũ của ai đó rồi lại "lẳng lặng" đi vào... SGK, vào bài thi.

Bộ não cũ khó chấp nhận tư duy mới? - Hình 1

Những lần viết mới, viết lại, chỉnh sửa SGK... phải thỏa đáng và thuyết phục

Nó đã dẫn đến những tranh cãi kịch liệt giữa giáo viên với nhau, giữa người soạn đề thi với người viết SGK.

SGK phải cập nhật kiến thức là yêu cầu tự nhiên. Lẽ thường, cuốn sách ra sau tốt hơn cuốn ra trước, nhưng dường như thực tế không phải như vậy với SGK của ta.

Bộ SGK "tái bản có chỉnh sửa" đôi khi chỉ sửa mấy chi tiết nhỏ như dấu câu hay chuyển vị trí vài chi tiết, hay trật tự bài mà thực ra là không cần thiết. Có SGK yêu cầu học sinh làm bài tập ngay trên sách nên người học sau không thể sử dụng được nữa. Cả trăm cách như thế khiến học sinh phải mua sách mới.

Do vậy, có thời kỳ xã hội rất bất bình về chuyện mỗi năm học con em họ phải mua bộ SGK mới trong khi sách của năm trước còn rất đẹp mà không dùng được, đặc biệt khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo.

Không giống như "toàn dân làm gang thép"

Người viết bài này đã có lần khước từ sự phân công viết SGK, mặc dù đã có tên trong quyết định do Bộ trưởng Bộ GD - ĐT (khi ấy là ông Trần Hồng Quân) ký (và bị "khiển trách"), từ 2 trải nghiệm.

Trải nghiệm thứ nhất là lần chính tay chuyển cho NXB bản hiệu đính do các chuyên gia ngôn ngữ - phương pháp dạy học thuộc OSB (Australia) góp ý hiệu đính cho bộ SGK tiếng Anh. Tôi giật mình vì tập hiệu đính... dày gần bằng chính bộ SGK.

Không phải tất cả, nhưng phải đến 99% những chi tiết hiệu đính là xác đáng, trừ một số chi tiết liên quan đến hoàn cảnh văn hóa Việt Nam. Nhưng NXB lúc đó không thể cho in bản đính chính dày gần bằng ấn phẩm chính và cũng "không thể hủy kho sách hàng vạn cuốn vì quá tốn kém". Thế là các cháu học sinh tiếp tục thưởng thức món "chocolate chấm... mắm tôm".

Trải nghiệm thứ hai là sự giác ngộ sau khi dự một khóa học viết SGK tại Oxford (Anh Quốc) và hiểu ra rằng việc đó khó như thế nào và nó quá khả năng của mình. Nếu mình có tham gia viết SGK thì phần hiệu đính có lẽ còn dày hơn của các đồng nghiệp kể trên và thấy sự khước từ của mình là đúng đắn.

Tương tự như biên soạn đề thi, phàm ai đã làm nghề dạy học cũng đôi lần biên soạn đề thi, nhưng không phải tất cả họ đều trả lời được câu hỏi "Tại sao? Để làm gì? Đánh giá cái gì? Thế nào?..." một cách thỏa đáng khi đặt bút biên soạn đề thi.

Sức ỳ của bộ não cũ

Nói chung những bộ não cũ khó có thể chấp nhận chứ chưa nói đến sinh ra tư duy mới. Cái bộ não "hóa thạch" sẽ cưỡng lại những thay đổi - có thể vì tự ái, vì sức ỳ của nó, và cả động cơ lẫn quyền lợi cá nhân, hay cả nghìn lý do khác.

Vì vậy, những bộ não cũ trong đầu nhà quản lý luôn luôn có xu hướng sẵn sàng và dễ dàng chấp nhận ý kiến gần với tư duy và ý muốn của họ để bảo vệ nguyên trạng, cho dù chỉ là thiểu số, và gạt bỏ các ý kiến khác ý mình, nhất là có tính phê phán, dù đó là đa số. Chuyện góp ý cải tổ giáo dục đại học Việt Nam vừa qua là một minh chứng rất sống động và còn nguyên tính thời sự.

Nói như vậy không có nghĩa là tất cả bộ não cũ chỉ chứa tư duy cũ. Tôi thấy có những vị đã ở tuổi "cổ lai hi" nhưng họ vẫn cập nhật thông tin chẳng thua kém gì thế hệ học trò. Tôi còn nhớ trong khi bàn về tuổi tác và tư duy, 1 vị quan chức cao cấp của 1 nước lớn phản bác lại lời nhận xét về tuổi cao của ông: "Tôi già hơn ông về tuổi trời, nhưng trẻ hơn ông về tư duy."

Và ông đã dẫn dắt đất nước ấy tiến lên trên con đường cải cách khá thành công.

Như vậy, còn cái đáng sợ nữa là tư duy cũ trong bộ óc mới.

Đa dạng hóa thông tin

Loài người văn minh đang phấn đấu để đa dạng hóa - đa phương, đa cực... Tại sao ta không nghĩ đến đa dạng hóa SGK như dư luận đã đòi hỏi từ mấy năm nay? Đó cũng là bước tiến trong dân chủ học đường.

Việc đa dạng hóa nội dung cho SGK đơn giản xuất phát từ quan điểm cho rằng một sự vật trong thực tế được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau, bởi nhiều con mắt khác nhau sẽ cho cái nhìn đa chiều.

Bộ não cũ khó chấp nhận tư duy mới? - Hình 2

Cùng một quả trứng từ hai góc nhìn: oval, tròn, hay...?

SGK của một số môn, trong thực tế, đã tham chiếu hay sử dụng tư liệu từ nguồn tiếng nước ngoài, đặc biệt với những môn khoa học. Vậy, mua bản quyền để sử dụng hoặc dịch SGK nước ngoài tại sao không phải là một khả năng cần được nghiên cứu nghiêm túc?

Việc này nên thực hiện tường minh như kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan, hay Hàn Quốc (dự định chuyển SGK sang dạng e-book khoảng 2015)... Như vậy, bộ SGK sẽ có quyển "cốt lõi" và những tài liệu bổ sung.

Ông bà ta đã dạy: "Con hơn cha, nhà có phúc". Cho rằng "thiếu chúng tôi thì sự nghiệp GD sẽ đi xuống" là đánh giá thấp thế hệ trẻ và như vậy tự thú nhận "nhà ta... vô phúc". Tuy vẫn có những bộ não trẻ bị úng thủy với tư duy cũ, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều người có năng lực.

Hãy tham khảo các nước Đông Âu: Thay người để đổi mới tư duy. Thành lập đội ngũ người viết mới có đào tạo để viết SGK đồng thời tôn trọng tính kế thừa có chọn lọc.

Theo Tuần Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Lý do khiến gia đình Beckham mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người đàn ông lịch lãm nhất làng bóng cũng phải suy sụpLý do khiến gia đình Beckham mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người đàn ông lịch lãm nhất làng bóng cũng phải suy sụp
20:14:04 14/05/2025
HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộHOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
22:15:59 14/05/2025
Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền TrungBắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung
19:55:38 14/05/2025
Đàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thânĐàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thân
22:06:22 14/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Tin nổi bật

23:46:25 14/05/2025
Theo thông tin đăng tải cùng hình ảnh, cô gái này sau khi nhận kết quả mắc ung thư máu giai đoạn 3 đã suy sụp, ngồi khóc nức nở, tay run bần bật.
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Sao việt

23:33:53 14/05/2025
Sau thời gian im lặng giữa loạt ồn ào tình cảm, mới đây Lim Feng bất ngờ trở lại mạng xã hội với một tâm thư dài 6 trang, chia sẻ chi tiết về mối quan hệ đã qua với bạn trai cũ.
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Tv show

23:24:35 14/05/2025
Tham gia chương trình Em xinh say hi , Bích Phương từng lo lắng vì lớn tuổi nhất trong dàn nghệ sĩ. Khi đàn chị Tiên Tiên bị nhận xét trái chiều về ngoại hình, Phương Mỹ Chi lập tức phản bác.
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

Phim châu á

23:19:38 14/05/2025
Bộ phim truyền hình cuối tuần của đài SBS The Haunted Palace với sự góp mặt của Yook Sung Jae đã giành vị trí số 1 trên BXH nội dung với tỷ suất người xem kỷ lục.
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

Hậu trường phim

23:17:33 14/05/2025
Bộ phim cổ trang Khom lưng vừa lên sóng đã phải nhận về một số tranh cãi. Nam chính Lưu Vũ Ninh bị chê bai nhan sắc.
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Góc tâm tình

23:12:12 14/05/2025
Bạn trai nổi giận khi biết tôi bấm cả 2 nút trên bồn cầu nhà anh, xả hết 6 lít nước; tôi đã 34 tuổi rồi, có nên chấp nhận lấy một người keo kiệt như vậy?
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

Phim âu mỹ

22:54:22 14/05/2025
Sau 10 năm chờ đợi, tác phẩm cũng bước lên màn ảnh rộng với tựa phim điện ảnh cùng tên Until Dawn (tựa Việt: Until Dawn - Bí mật kinh hoàng) do đạo diễn tài năng David F. Sandberg thực hiện.
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thế giới

22:54:09 14/05/2025
New Delhi đã phản bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về lệnh ngừng bắn do Washington làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan đạt được là do ông đưa ra sức ép thương mại.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò