Khánh Hòa chi 2,4 tỷ đồng bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên
Chiều 30/10, bà Hoàng Thị Lý – PGĐ Phụ trách Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết, trong năm 2018 UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp cho ngành giáo dục khoảng 2,4 tỷ đồng để tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trên toàn tỉnh.
Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên có nhu cầu thăng hạng.
Bà Lý cho biết thêm, văn bản của Bộ GD&ĐT nêu rõ, việc tham gia bồi dưỡng để có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với những giáo viên đủ điều kiện và có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đến nay, đã có 35 đơn vị trực thuộc sở và 5 phòng giáo dục địa phương gồm: Vạn Ninh, Cam Lâm, Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn hoàn thành việc phối hợp mở lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên.
Vừa qua, ngày 15/10, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3067, phân bổ 674 triệu đồng cho việc tổ chức lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại TP Nha Trang.
Video đang HOT
Hiện, một số giáo viên thuộc quản lý của phòng giáo dục TP Nha Trang đã bắt đầu đi học lớp bỗi dưỡng trên.
Trước đó, năm 2017, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ, giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cho 15 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Trường Đại học Khánh Hòa được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học và THCS.
Đối với giáo viên mầm non, trường CĐ Sư phạm Trung ương được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định mới của bộ.
Riêng bồi dưỡng giáo viên THPT của các đơn vị trực thuộc do sở GD&ĐT đảm nhiệm.
Mạnh Tuấn
Theo giaoducthoidai
"Ép" cả nghìn giáo viên đi học bồi dưỡng trái quy định, Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu hồi âm báo BVPL
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Trần Tiến Dũng đã giao Sở nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo kiểm tra nội dung báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, về việc UBND huyện Tuyên Hóa làm công văn "ép" cả nghìn giáo viên trong biên chế phải đăng ký đi học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp trái quy định.
Trước đó, báo điện tử Bảo vệ pháp luật ngày 23/10 đã có bài phản ánh "Quảng Bình: "Ép" cả nghìn giáo viên đi học bồi dưỡng trái quy định", phản ánh việc UBND huyện Tuyên Hóa đã làm công văn yêu cầu giáo viên trong biên chế phải đăng ký tham gia lớp học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp theo Thông tư 21, 22/2015 của liên bộ Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ nội vụ, với học phí 2,5 triệu/1 giáo viên cho 240 tiết học.
Việc UBND huyện Tuyên Hóa ra công văn, tô đậm dòng chữ " là yêu cầu bắt buộc" đối với việc bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp đã khiến rất nhiều giáo viên ở địa phương không đồng tình, khi cho biết việc bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các Thông tư trên chỉ dành cho những giáo viên có nhu cầu thăng hạng hoặc cần chứng chỉ bồi dưỡng. Việc Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa và lãnh đạo Phòng nội vụ cùng ra công văn với yêu cầu như vậy là trái quy định. Nhất là so với mức thu nhập và đời sống của giáo viên ở huyện miền núi nghèo, thì mức học phí 2,5 triệu/1 giáo viên là quá cao.
Sau khi báo điện tử Bảo vệ pháp luật phản ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Trần Tiến Dũng đã có ý kiến chỉ đạo kiểm tra, báo cáo vấn đề báo nêu.
Văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng.
Theo công văn số 3855/VPUBND-VX ngày 26/10, do ông Nguyễn Trần Quang - Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình ký, truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thì ông Trần Tiến Dũng đã giao Sở nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo kiểm tra nội dung báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, xem xét và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu phải có báo cáo trước ngày 15/11, đồng thời có văn bản gửi báo Bảo vệ pháp luật.
Liên quan đến vấn đề báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, lãnh đạo Phòng nội vụ huyện Tuyên Hóa đã liên lạc với PV báo Bảo vệ pháp luật, ghi nhận những phản ánh của báo và cho biết đã có công văn hướng dẫn về các trường trên địa bàn, với tinh thần động viên, khuyến khích các giáo viên đi học chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, đồng thời yêu cầu Hiệu trưởng các trường tạo kiện cho các giáo viên có điều kiện được đăng ký, tham gia học bồi dưỡng theo quy định.
Bùi Tiến
Theo baovephapluat
Quảng Bình: Không có nhu cầu, giáo viên vẫn bị "ép" đi học bồi dưỡng Dù không có nhu cầu nhưng nhiều giáo viên tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vẫn phải đăng ký đi học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp bởi có công văn bắt buộc từ UBND huyện và cả Phòng Nội vụ huyện này. Buộc hơn 1.000 giáo viên phải đi học Bước vào năm học 2018 - 2019, Phòng Nội vụ huyện...