Khánh Hòa cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo
Hiện nay, mức thu học phí các cấp học tại tỉnh Khánh Hòa tăng gấp 5 lần so với trước đây, tạo áp lực rất lớn đến người nghèo, gia đình yếu thế và đồng bào dân tộc miền núi.
Tỉnh Khánh Hòa cần có các cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh miền núi.
Gia đình chị Ung Thị Ly, ở thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thuộc diện khó khăn. Chị có 3 con đang học lớp 5, lớp 6 và lớp 9. Dịch Covid-19 năm trước, gia đình chị khó khăn càng thêm khó khăn khi không có việc làm. Năm nay, mức học phí tăng lên đã gây áp lực lớn đối với gia đình. Chị Ung Thị Ly lo lắng, có thể gia đình sẽ cho 1 cháu nghỉ học.
Mức học phí tăng cao gia đình nghèo, gia đình yếu thế và học sinh đồng bào dân tộc miền núi gặp khó khăn.
“Năm nay, học phí cao hơn những năm trước. Tôi cũng nói rằng thôi thì để cho các cháu ngưng học bớt 1 đứa, ngưng học ở trường luôn. Tại vì cũng hơi khó khăn, không lo nổi học phí cho 3 đứa, gia đình đang khổ lắm luôn”, chị Ly cho biết.
Vừa qua, Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh khảo sát thực tế tại các cơ sở thực hiện các Nghị quyết về mức thu học phí. Ông Trần Việt Trung, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết, về kế hoạch thu học phí từ năm 2022- 2023 đến năm học 2025- 2026, học phí chu kỳ lần này tăng gấp 5 lần so với chu kỳ trước, mặc dù đã áp dụng đến mức tối thiểu nhưng vẫn tăng rất cao.
Video đang HOT
Tỉnh Khánh Hòa cần có các cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh miền núi.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện thu học phí theo hàng năm chứ không thu 1 lần chu kỳ để giảm áp lực cho phụ huynh. Theo ông Trần Việt Trung, tỉnh cần ban hành Nghị quyết đặc thù để hỗ trợ, miễn giảm đối với các học sinh hoàn cảnh khó khăn.
“Chúng ta đều thấy có các em học sinh hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và một số phụ huynh đã thấy rõ mức thu học phí đã tăng đột ngột. Đề nghị UBND tỉnh trong quá trình thu học phí nếu cân đối thấy nguồn ngân sách của tỉnh có khoản thu đảm bảo thì cũng nên xem xét có hỗ trợ 1 phần việc thu học phí năm học 2022-2023, để thực hiện hỗ trợ miễn giảm, giúp đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận đào tạo giáo dục”, ông Trung nói.
Tại tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2022- 2023 đến năm học 2025- 2026, học phí chu kỳ lần này tăng gấp 5 lần so với chu kỳ trước.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã trình UBND tỉnh về mức thu tối thiểu theo Nghị định của Chính phủ, đưa ra mức thấp nhất. UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương báo cáo, kịp thời cân đối ngân sách hỗ trợ học phí cho các cấp học trong năm nay.
“Sẽ có Nghị quyết đặc thù hỗ trợ hoặc hoãn, miễn học phí cho các cháu hộ nghèo, hộ con nhà chính sách và đồng bào dân tộc. Và nhiều lần lãnh đạo UBND cũng đề xuất năm học này có thể tiếp tục duy trì hỗ trợ 50% học phí để đảm bảo vừa động viên con em nhưng vừa phục vụ cho sự nghiệp giáo dục”, ông Tuân cho biết./.
Nghị lực vượt khó của hai học sinh nghèo
Chúng tôi theo chân các thành viên Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi tỉnh Khánh Hòa tới thăm gia đình hai em Nguyễn Vũ Hồng Phúc và Nguyễn Thị Thảo Ngân ở thôn Văn Tứ Tây, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm.
Hai chị em đang theo học tại Trường THPT Trần Bình Trọng và học kỳ 1 năm học 2021-2022, cả hai đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
0:00/ 2:11
Nam miền Bắc
Hai em Hồng Phúc và Thảo Ngân
Gia đình các em sống trong ngôi nhà lợp tôn cũ kỹ, dột nát của ông bà ngoại để lại. Ông Nguyễn Quang Vinh (60 tuổi, bố hai em) tập tễnh ra đón chúng tôi vào nhà. Mẹ các em là bà Nguyễn Thị Kim Huệ (56 tuổi) tự hào chỉ tay lên 2 tấm giấy khen của các con rồi nói: "Hạnh phúc lớn nhất của gia đình tôi là các cháu luôn ngoan ngoãn, học giỏi".
Nhưng khi kể về hoàn cảnh gia đình, bà rưng rưng: "Bố cháu bị khuyết tật bẩm sinh, trước đây làm nghề cắt tóc, sau này phát hiện u não, phải mổ nên sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Cách đây 10 năm, ông lại bị tai biến nên nửa người bên phải gần như tê liệt. Gia cảnh càng lúc càng khó khăn, nhìn các con bước vào độ tuổi ăn tuổi lớn mà vừa mừng vừa lo. Mừng vì các con học giỏi, ngoan hiền, lo vì cái nghèo cứ đeo bám mãi. Vợ chồng tôi bàn tính rồi quyết định nuôi heo nái nhưng kết cục lại thất bại".
Năm 2020, được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho vay vốn 40 triệu đồng (thời hạn 4 năm với lãi suất thấp), vợ chồng ông bà đã mua nguyên liệu để làm chổi chít, nhưng do dịch Covid-19 nên sản phẩm làm ra tiêu thụ rất khó khăn. Do tai biến nên tay chân ông Vinh bị co quắp, khi làm chổi, ông treo tay phải lên và nắm chặt một vật trong lòng bàn tay để cố định nửa người, còn phần cơ thể lao động được chỉ là một tay và chân trái...
Cũng vì dịch bệnh mà Phúc và Ngân phải ở nhà học online, nhưng các em không có phương tiện học tập nên thầy cô giáo trong trường phải cho mượn điện thoại để học trực tuyến. Không lâu nữa, cả hai sẽ bước vào cổng trường đại học. Khi được hỏi có ước mơ gì, cô chị Hồng Phúc rơm rớm nước mắt: "Mong ước của con là được trở thành cô giáo dạy tiếng Anh, vì học sư phạm đỡ tốn tiền và sau này con sẽ giúp đỡ được những em học sinh nghèo". Còn Thảo Ngân thì mong muốn ra trường được làm một nhân viên văn phòng.
Chị Linh Thảo, thành viên trong đoàn thiện nguyện bày tỏ: "Tôi mong sẽ có nhà hảo tâm tạo điều kiện cho gia đình vay một khoản tiền với lãi suất 0 đồng hoặc tặng các con một sổ tiết kiệm. Gia cảnh khó khăn, ý chí và nghị lực của các con thật đáng khâm phục. Các con là tấm gương cho bao bạn cùng trang lứa khi biết vượt lên chính mình, trở thành con ngoan, trò giỏi, sống có ích cho xã hội, cộng đồng.
Hà Nội yêu cầu tăng cường hỗ trợ tâm lý cho học sinh Liên quan đến trường hợp học sinh ở Hoài Đức nhảy từ tầng 3 xuống đất, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu nhà trường chăm sóc, hỗ trợ học sinh. Trường THCS Đức Giang, nơi xảy ra sự việc Ngày 4/11, Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức đã có văn bản báo cáo Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc nam học sinh...