Kháng thể từ vaccine Trung Quốc bắt đầu giảm sau 6 tháng
Các kháng thể do vaccine COVID-19 Sinovac của Trung Quốc kích hoạt sẽ bắt đầu giảm xuống sau khoảng 6 tháng, tính từ liều vaccine thứ 2.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc báo cáo những phát hiện trên từ một nghiên cứu về mẫu máu của người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 59. Bài báo nghiên cứu được xuất bản vào 25/7, chưa được đánh giá ngang hàng.
Theo nghiên cứu phòng thí nghiệm, kháng thể từ vaccine Sinovac giảm sau 6 tháng (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo nghiên cứu, đối với những người tham gia tiêm hai liều vaccine, cách nhau hai hoặc bốn tuần, chỉ có 16,9% và 35,2% vẫn có kháng thể trên mức trung hòa sau 6 tháng tính từ liều thứ hai.
Video đang HOT
Có 3 nhóm tham gia nghiên cứu, 2 nhóm tiêm hai liều vaccine gồm 50 người mỗi nhóm, 1 nhóm tiêm liều vaccine thứ 3 gồm 540 người. Ở nhóm thứ 3, mức độ kháng thể sau 28 ngày đã tăng khoảng 3-5 lần.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại các cơ quan kiểm soát dịch bệnh ở tỉnh Giang Tô, công ty Sinovac và các tổ chức khác của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nghiên cứu chưa kiểm tra tác dụng của kháng thể đối với các biến thể virus dễ lây truyền và vẫn cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá thời gian kháng thể hoạt động hiệu quả sau khi tiêm mũi thứ ba.
Malaysia đã có đủ lượng vaccine Covid-19 tiêm cho người dân
Với 880.782 trường hợp mắc và 6.613 trường hợp tử vong cho đến nay, Malaysia là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên đầu người cao nhất Đông Nam Á.
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine phòng Covid-19 Janssen Sắp có thêm 20 triệu liều vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi Phân bổ hơn 2 triệu liều vaccine Spikevax, không tiêm trộn với vaccine khác
Bộ Y tế Malaysia hôm nay (15/7) cho biết nước này sẽ ngừng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 do Công ty Sinovac (SVA.O) của Trung Quốc sản xuất sau khi nguồn cung kết thúc, vì nước này có đủ số lượng vaccine khác cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Cụ thể, trong một cuộc họp báo với giới chức Bộ Y tế, Bộ trưởng Adham Baba khẳng định Malaysia sẽ chủ yếu dựa vào việc tiêm chủng vaccine Pfizer-BioNTech trong tương lai.
Malaysia cũng là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Reuters
Các quan chức cho biết, quốc gia Đông Nam Á này đã có khoảng 45 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech, đủ để tiêm cho 70% dân số, so với 16 triệu liều vaccine của Sinovac.
"Khoảng một nửa trong số 16 triệu đã được phân phối, vì vậy phần còn lại sẽ được sử dụng để trang trải cho liều thứ hai," ông Adham nói.
Đối với những trẻ chưa được tiêm vaccine, sẽ được nhận liều của Pfizer. Chính phủ trước đó cho biết họ đã đảm bảo 12 triệu liều Sinovac, như một phần của thỏa thuận cho phép công ty Pharmaniaga liên kết với nhà nước thực hiện quy trình để để phân phối tại địa phương.
Thông báo ngừng sử dụng vaccine của Sinovac được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có lo ngại về hiệu quả của nó chống lại các biến thể mới và dễ lây lan hơn virus SARS-CoV-2.
Nước láng giềng Thái Lan trong tuần này cho biết họ sẽ sử dụng vaccine AstraZeneca như liều thứ hai cho những người đã tiêm mũi Sinovac, trong khi Indonesia đang xem xét tiêm bổ sung cho những người đã tiêm hai liều vaccine Sinovac.
Các vaccine khác được phê duyệt ở Malaysia bao gồm vaccine của AstraZeneca, CanSino Biologic của Trung Quốc và vaccine Janssen của Johnson & Johnson. Các quan chức cũng cho biết vào ngày mai, Malaysia sẽ công bố quyết định về việc có bổ sung vaccine của Sinopharm hay không.
Với 880.782 trường hợp mắc và 6.613 trường hợp tử vong cho đến nay, Malaysia là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên đầu người cao nhất Đông Nam Á, nhưng cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất, với khoảng 26% trong số 32 triệu dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19.
Indonesia sở hữu 120 triệu liều vaccine Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết tính đến nay, quốc gia này đã tiếp nhận tổng cộng 119.735.200 liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua hợp tác song phương cũng như đa phương. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, số vaccine trên bao gồm 108,5 triệu liều từ hãng Sinovac,...