Khẳng định tình hữu nghị vĩ đại, bất diệt, có một không hai
Sáng 23-10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam (QTN&CGVN) tại Lào (30-10-1949 / 30-10-2019), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Truyền thống QTN&CGVN tại Lào phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “70 năm nghĩa tình son sắt”.
Dự tọa đàm có các đồng chí: Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4; Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Bounleua Keomani, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; Đại tá Bangsy Xay Xom Khot, Tùy viên Quân sự, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Trưởng đoàn Chuyên gia kiêm Chính ủy QTN Việt Nam tại Lào, Chủ tịch Hội Truyền thống QTN&CGVN tại Lào; Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Lào; Trung tướng Lê Văn Hân, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam; Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo các quân khu, quân chủng, binh chủng, các tướng lĩnh, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài quân đội; các cựu QTN&CGVN tại Lào…
Trung tướng Nguyễn Tiến Long, Phó chủ tịch Hội Truyền thống QTN&CGVN tại Lào và Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo QĐND đồng chủ trì tọa đàm.
Tính tất yếu của tình hữu nghị đặc biệt
Trong thư gửi về tọa đàm, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết: “Cách đây tròn 70 năm, ngày 30-10-1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định: Các lực lượng quân sự của Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là QTN. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của các lực lượng quân sự trên chiến trường Lào, khẳng định đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng ta trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Điều này cũng thể hiện tính tất yếu của liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào-Campuchia nói chung, Việt Nam-Lào nói riêng và là tình cảm, mong muốn chung của nhân dân 3 nước trên bán đảo Đông Dương…”.
Làm sáng rõ hơn tính tất yếu lịch sử của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, nhiều ý kiến tham luận cho rằng: Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào được xây đắp trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, tạo nên sức mạnh kỳ diệu về tinh thần và chật chất, giúp nhân dân hai nước luôn nhận rõ kẻ thù, nhìn thấu những âm mưu thâm độc của kẻ đi xâm lược, lướt qua mọi hiểm nguy, nhấn chìm mọi thế lực phản động, đưa hai dân tộc đến bến vinh quang.
Bằng luận cứ khoa học, PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết: Tại Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 5-1941, khi đề cập mối quan hệ gắn bó, thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Sự thật là chưa tìm ra chữ gì thay thế chữ giúp, chứ thực ra không phải là giúp mà là nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân nước bạn là tự giúp mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tình hình Lào liên quan mật thiết đến tình hình Việt Nam: “Nước Lào có được giải phóng thì Việt Nam mới được giải phóng”. Theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày thành lập Đảng, những người cộng sản Việt Nam, cũng như những người cộng sản Lào đã được rèn luyện về vai trò tiên phong và nghĩa vụ quốc tế với cách mạng hai nước. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và đấu tranh của nhân dân Lào thực sự gắn bó với nhau và ngày càng phát triển.
Toàn cảnh tọa đàm.
Video đang HOT
Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương cho rằng, quan hệ Việt Nam-Lào là quy luật mang tính sống còn của hai dân tộc, không phải chỉ có lúc cần mới đến với nhau. Giữ được quy luật đó, hai bên cùng phát triển. Dãy Trường Sơn là điểm tựa cho hai bên, không bên nào được rời ra cả, giữ được điểm tựa cho nhau đó là sự thắng lợi của hai dân tộc…
Đồng chí Nguyễn Văn Nghiệp, Phó trưởng ban Liên lạc toàn quốc QTN&CGVN tại Lào, khẳng định: Góp phần làm tỏa sáng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại đặc biệt chính là QTN&CGVN tại Lào. Họ không chỉ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác mà còn là lực lượng làm công tác dân vận giỏi. Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào đánh giá cao sự cống hiến, hy sinh và những thành tích “hết sức đặc biệt xuất sắc” của QTN&CGVN…
70 năm son sắt nghĩa tình
Với tinh thần quốc tế vô sản và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, QTN&CGVN đã có những đóng góp to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cùng với quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi hoàn toàn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong những năm tháng kề vai sát cánh, QTN&CGVN đã giúp bạn gây dựng cơ sở chính trị; xây dựng, củng cố LLVT và căn cứ cách mạng; phát triển chiến tranh nhân dân đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Giúp bạn huấn luyện LLVT; tăng cường công tác chính trị, xây dựng Đảng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ đủ sức đảm đương nhiệm vụ của cách mạng Lào. Sát cánh với quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu, từng bước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cùng quân và dân Lào chiến đấu bảo vệ tuyến đường vận tải chiến lược-Đường Hồ Chí Minh phía tây Trường Sơn. Xây dựng chiến trường Lào thành chiến trường phối hợp với các hướng chiến trường khác, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược tại Lào, không có địa bàn nào diễn ra ác liệt, lâu dài như chiến trường Trung Lào, nơi LLVT Quân khu 4 là đơn vị liên minh chiến đấu với LLVT Lào, nhất là ở những thời điểm quyết định, có sự tăng cường mạnh mẽ của cả đơn vị chủ lực Việt Nam tại khu vực Đường 9-Nam Lào và khu vực Xiengkhoang-Huaphanh. Những thắng lợi ở hai chiến trường này có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào, đồng thời tác động mạnh mẽ đến cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trong trái tim của mỗi cựu QTN&CGVN đên dự tọa đàm luôn khắc sâu những hình ảnh đẹp đẽ và kỷ niệm sâu sắc về những ngày chiến đấu gian khổ, cùng chung một chiến hào, hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, tạo nên những kỳ tích anh hùng, xây đắp hệ thống Đường Hồ Chí Minh lịch sử, một yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi lịch sử của 3 dân tộc Lào, Campuchia, Việt Nam. Đại tá Nguyễn Văn Quyết, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam cho rằng: Từ lúc mới hình thành cho đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đường Hồ Chí Minh chủ yếu đi trên đất Lào với chiều dài hơn 1.000km. Do tầm quan trọng đặc biệt nên trong suốt 16 năm, đế quốc Mỹ và tay sai đã sử dụng mọi biện pháp tàn bạo và thâm độc nhât nhằm ngăn chặn, hủy diệt, chấm dứt tuyến chi viện chiến lược của ta… Khó có thể nói hết những đóng góp to lớn của Đảng, Chính phủ, nhân dân và LLVT cách mạng Lào đối với sự sống còn của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Song chính qua sự tồn tại và phát triển của con đường lịch sử, chúng ta có thể thấy mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào không phải là một hiện tượng nhất thời mà đã có tiền đề tự nhiên, lịch sử, có cơ sở xã hội vững chắc.
Thông tin từ cuộc tọa đàm cho thấy: Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã có gần 460.000 lượt cán bộ, chiến sĩ Việt Nam tham gia chiến đấu trên chiến trường Lào. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và nằm lại trên đất bạn. Trong những năm qua, QĐND Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và nhân dân Lào tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (TKQT HCLS) và thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Những câu chuyện cảm động được nhân dân các dân tộc Lào giúp đỡ trong quá trình TKQT HCLS hồi hương về nước được Thượng tá Nguyễn Văn Nam, Đội trưởng Đội TKQT HCLS, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An và bà Lê Thị Nhung-vợ liệt sĩ kể lại, khiến ai cũng rưng rưng xúc động…
Có biết bao câu chuyện cảm động về tình đoàn kết thủy chung giữa hai nước Việt-Lào. Thời gian đã trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến bộ đội Việt Nam, mẹ Kan Chia ở bản Pon, huyện La Man, tỉnh Se Kong (Nam Lào) luôn dành một sự trân trọng đặc biệt. Chính mẹ là người mà cách đây gần 50 năm đã vượt qua những rào cản của kiêng kỵ, phong tục tập quán của dân tộc mình, chia sẻ dòng sữa của người mẹ tuổi 18 đang nuôi con để cứu mạng một chiến sĩ QTN Việt Nam bị sốt rét, kiệt sức trong kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
“Cây hữu nghị” sẽ mãi mãi xanh tươi, đời đời bên vững
Tình đoàn kết hữu nghị hai nước Việt Nam-Lào hiện nay được duy trì, phát triển trên tất cả lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao đến văn hóa, y tế, giáo dục… Trong Tuyên bố chung Việt Nam-Lào ngày 25-2-2019 có đoạn: Hai bên nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong kính yêu gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc, nhân tố bảo đảm sự tồn tại và phát triển của hai nước. Tại Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Dù khó khăn gian khổ đến đâu, chúng ta cũng nguyện giữ gìn, bảo vệ mối quan hệ Việt-Lào như giữ gìn con ngươi của mắt mình, để mối quan hệ Việt-Lào mãi mãi vững bền hơn núi hơn sông như lời khẳng định của Chủ tịch Kaysone Phomvihane”.
Trong thời gian qua, Việt Nam và Lào thường xuyên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào, với 411 dự án có tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD. Việt Nam luôn dành cho nước bạn Lào sự quan tâm đặc biệt. Nhiều công trình được Chính phủ Việt Nam đầu tư xây dựng với nguồn vốn ưu tiên. Mới đây, công trình tòa nhà Quốc hội mới của Lào là món quà ý nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Sau hơn một năm thi công, với hàng loạt thành tựu khoa học công nghệ xây dựng tiên tiến được Binh đoàn 11 (Bộ Quốc phòng) áp dụng và triển khai trên quy trình kiểm soát hết sức nghiêm ngặt về chất lượng, đến nay nhiều hạng mục của tòa nhà bắt đầu bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Hai bên cũng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giao thông vận tải, khoa học công nghệ… Hai bên cũng đã phối hợp thực hiện có hiệu quả các nghị định thư và kế hoạch hợp tác về quốc phòng, an ninh…
Tham luận tại tọa đàm, đông chí Nguyễn Phương Nga cho rằng: Cần phải tăng cường đối ngoại nhân dân. Hơn bao giờ hết, hai Đảng, hai Nhà nước phải coi việc giáo dục người dân hai nước là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là thế hệ trẻ, về truyền thống lịch sử dân tộc, về sự cần thiết, cũng như tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, để họ hiểu được trách nhiệm của mình, nhiệm vụ của mình trong việc kế tục tài sản vô giá mà các thế hệ cha ông hai nước đã tốn không biết bao xương máu để gây dựng, giúp chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay.
Đề cập đến những vấn đề có tính lịch sử, PGS, TS Phạm Hữu Tiến, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nêu những giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào. Ở lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đại tá, PGS, TS Phạm Văn Vinh, Phó chủ nhiệm Khoa CTĐ, CTCT, Học viện Quốc phòng cho rằng: Vì một tương lai tươi sáng, Việt-Lào cần hợp tác toàn diện, có hiệu quả lĩnh vực giáo dục-đào tạo…
Theo Trung tướng Lê Phúc Nguyên, nguyên Tổng biên tập Báo QĐND, để góp phần xây dựng tình hữu nghị vĩ đại, trong những năm tới, hợp tác giữa hai cơ quan báo chí quân đội Việt Nam-Lào cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, trước hết là trong nội dung thông tin, tuyên truyền. Hai báo cần có kế hoạch phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai nhà nước, hai quân đội và nhân dân hai nước, để thế hệ hôm nay và mai sau ở Việt Nam và Lào không bao giờ lãng quên lịch sử đáng tự hào về sự chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Việt Nam, trong đó có cán bộ, chiến sĩ QTN&CGVN với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Lào anh em.
Đại tá Bangsy Xay Xom Khot, Tùy viên Quân sự, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, tin tưởng: Với truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt; dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng trên tất cả các lĩnh vực và đang nỗ lực tổ chức triển khai làm cho mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam thực sự đem lại lợi ích thiết thực ngày càng to lớn hơn.
Kết luận buổi tọa đàm, Thiếu tướng Phạm Văn Huấn khẳng định: Với trách nhiệm và sự tâm huyết, các tướng lĩnh, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại biểu tham dự tọa đàm đã làm sáng rõ tính tất yếu khách quan xây đắp nên tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào. Thành quả của 70 năm kề vai sát cánh bên nhau chiến đấu, trưởng thành, một lần nữa khẳng định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào mang tính quy luật sống còn, có một không hai trên thế giới. 70 năm trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tình hữu nghị, đoàn kết trong sáng giữa hai nước Việt-Lào vẫn sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. Tình cảm gắn bó keo sơn ấy sẽ được lớp lớp thế hệ con cháu của hai nước hôm nay vun đắp, dựng xây, đời đời bền vững…
TRỊNH DŨNG
Theo QĐND
Bộ Chính trị quyết định về nhân sự
Theo Quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Khắc Định thôi giữ chức Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội, để tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 - 2020...
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao quyết định và chúc mừng tân Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định. Ảnh: VGP News.
Tỉnh ủy Khánh Hòa mới tổ chức Hội nghị triển khai các quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ
Tại hội nghị, ông Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Lê Thanh Quang, để ông Quang chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đồng thời công bố Quyết định của Bộ Chính trị về phân công ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV, thôi giữ chức Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội; chỉ định ông Nguyễn Khắc Định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Thay mặt Bộ Chính trị, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị cho tân Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, Bộ Chính trị đánh giá ông Nguyễn Khắc Định có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác đã từng đảm nhận và được đánh giá cao; đã kinh qua công tác quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hiện nay.
Theo PLVN
Vì sao miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giữa nhiệm kỳ? Quốc hội sẽ dành thời gian cuối kỳ họp tới đây cho công tác nhân sự, trong đó có việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Viettimes Ngày 15/10, thông tin tới báo chí về một số nội dung chính của kỳ họp thứ 8 Quốc hội...