Khan hiếm nguồn tuyển lao động kỹ thuật có tay nghề
Nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật qua đào tạo ở trình độ cao đẳng, trung cấp mà không có nguồn để tuyển.
Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động trình độ cao đẳng, trung cấp ở các ngành kỹ thuật – MỸ QUYÊN
Doanh nghiệp tìm đến trường
Ông Trương Văn Túy, Giám đốc Công ty cơ điện Samwa Tek, cho biết thời gian này doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển dự án sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên cần tuyển dụng lao động nghề cơ khí chính xác, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) trở xuống.
“Thế nhưng thời điểm này rất khó tuyển. Chúng tôi có đăng thông tin ở các trang tuyển dụng hay Facebook nhưng nhiều hồ sơ nộp vào không phù hợp. Trong số vài chục hồ sơ thì chỉ vài người đạt yêu cầu. Vì thế, chúng tôi quyết định liên hệ với các trường CĐ để nhờ trường giúp”.
Video đang HOT
Theo ông Túy, công ty cần người có tay nghề, có thể đứng máy thao tác thật tỉ mỉ, chính xác các sản phẩm xuất sang Nhật Bản và Mỹ, với mức lương khởi điểm 7 – 8 triệu đồng/tháng.
Bà Nguyễn Thị Bích Trâm, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Posco Việt Nam, cũng cho hay doanh nghiệp đang cần tuyển kỹ thuật viên, nhân viên bán hàng online, tiếp thị online, thiết kế tốt nghiệp trình độ CĐ các ngành về điện tử, thương mại, kinh doanh, marketing.
“Thời điểm này công ty đang tái hoạt động sau dịch, cần gấp nhân lực nhưng không có nhiều người nộp hồ sơ. Chỉ cần các bạn học trung cấp (TC), CĐ có tay nghề là cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, có lẽ do số lượng tốt nghiệp trường nghề ra vẫn ít so với nhu cầu thực tế, chưa đủ để đáp ứng nên khi doanh nghiệp cần tuyển là rất khó. Chúng tôi đã liên hệ với một số trường CĐ để nhờ cung cấp sinh viên tốt nghiệp”, bà Trâm chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ TTT, muốn tuyển lao động tốt nghiệp CĐ hay TC ở các ngành cơ khí, điện, xây dựng, đã phải liên hệ trực tiếp với các trường nghề để đặt hàng trước. “Chúng tôi chủ yếu cần những người có tay nghề, có kỹ năng. Rất nhiều doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy đang cần lực lượng này”, ông Tùng nhận định.
Không đủ sinh viên cung cấp
Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, thông tin: “Từ đầu năm tới thời điểm này, có 101 doanh nghiệp gửi thông tin tới trường với nhu cầu tuyển dụng khoảng 4.000 vị trí việc làm. Trong đó, ngành cơ khí cần nhiều nhất: 656 lao động, kế đến là cơ điện tử cần 609 người, điện công nghiệp cần 556, điện tử cần 513… Hằng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp của riêng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng là 3.700 sinh viên, nhưng không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp liên hệ với trường”.
Theo tiến sĩ Kha, thời điểm này nguồn tuyển khan hiếm vì sinh viên chưa tốt nghiệp, trong khi số sinh viên tốt nghiệp năm trước hầu hết đã có việc làm. Để tạo nguồn tuyển cho mình, các doanh nghiệp thường tiếp nhận sinh viên của trường vào thực tập và lựa chọn, đào tạo để đến tháng 8 khi sinh viên vừa tốt nghiệp là nhận vào làm việc chính thức.
Theo thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp gửi tới Trường CĐ Công thương TP.HCM, hiện tại các ngành điện, cơ khí và nhuộm đang có nhu cầu rất cao nhưng trường không có đủ sinh viên tốt nghiệp để cung cấp.
“Các doanh nghiệp này cần nhân viên kỹ thuật có thể vận hành, điều chỉnh máy thổi, máy ép nhựa, cài đặt các thông số kỹ thuật để cho ra các sản phẩm theo tiêu chuẩn, bảo trì, sửa chữa lỗi… Nhiều ngành trường không đủ nguồn để cung cấp do số lượng thí sinh đăng ký học còn ít, trong khi lượng tốt nghiệp chưa chắc đạt 100%. Ngoài ra, một số ngành rất ít trường đào tạo”, thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, chia sẻ.
Tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, khi cần tuyển các ngành như cơ khí, ô tô, điện tử, quản trị nhà hàng – khách sạn, logistics…, doanh nghiệp đã đến tận trường để tuyển hoặc tuyển dụng luôn trong quá trình sinh viên thực tập.
Trường cao đẳng không cắt giảm chương trình học mà còn tăng thời lượng
Mặc dù được chủ động giảm bớt nội dung không cần thiết trong chương trình đào tạo do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhưng nhiều trường nghề vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng thêm thời lượng.
Thời lượng lý thuyết ở trường nghề đã giảm tới mức tối thiểu nên các trường không thể cắt giảm thêm để đảm bảo chất lượng - MỸ QUYÊN
Ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: "Ngay khi dịch Covid-19 khiến các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp bị gián đoạn việc dạy và học, tổng cục đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để các trường khắc phục tình trạng ngắt quãng. Đồng thời các trường được tự chủ trong lộ trình kế hoạch đào tạo, nghiên cứu giảm bớt nội dung không cần thiết trong chương trình để kịp tiến độ nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu đào tạo theo quy định".
Theo ông Dũng, việc nghiên cứu giảm bớt nội dung không cần thiết, nếu có, là những phần lý thuyết, bằng cách có thể giảm thời lượng và kết hợp nội dung đó trong phần thực hành. "Tuy nhiên các trường cần hết sức cân nhắc để việc cắt giảm không ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo", ông Dũng lưu ý.
Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết: "Chúng tôi đã xây dựng lại kế hoạch và nghiên cứu để dù dịch bệnh có làm ngắt quãng thì chương trình đào tạo vẫn phải đảm bảo nội dung cũng như tiến độ về thời gian. Trong thời gian nghỉ dịch, sinh viên của trường đã đượcTiến sĩ Lê Đình Kha,các học phần lý thuyết. Về cơ bản, các em đều đã hoàn thành việc học lý thuyết và hoàn toàn có thể bước vào phần học thực hành ngay khi đi học trở lại. Thế nhưng, trường vẫn bố trí thêm 30% thời lượng để các em được ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trực tuyến trước đó. Với những môn lý thuyết mới học được 60% trực tuyến, trường cũng ôn lại và tiếp tục dạy trực tiếp thời lượng còn lại để đảm bảo chuẩn đầu ra".
Theo tiến sĩ Kha, việc không cắt giảm bất cứ nội dung nào, thay vào đó là không nghỉ hè và chấp nhận kết thúc chương trình trễ so với mọi năm, là để chất lượng đào tạo không bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM không cắt giảm nội dung học mà chỉ thay đổi thời lượng tương tác trong một tiết học. Tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng, thông tin: "Các ngành học đều có thời lượng thực hành tới 60%, lý thuyết chỉ 40% nên khó có thể giảm hơn nữa khối lượng lý thuyết, thực hành thì càng không thể. 2 tháng qua trường đã đào tạo trực tuyến, nay đi học tập trung, một tiết học 45 phút thì chúng tôi dành thời lượng tương tác giữa giảng viên với sinh viên tới 15 phút để các em có thắc mắc gì về kiến thức đã học trực tuyến có thể hỏi giảng viên". Tiến sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, cho biết khối lượng lý thuyết của chương trình học chỉ chiếm 30% nên "không thể cắt giảm".
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho hay trường chỉ thay đổi khung thời gian trong năm học. Cụ thể, thời gian học trong tuần tăng lên, không nghỉ thứ bảy và năm nay cũng không nghỉ hè. Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cũng cho biết trường vẫn dạy đầy đủ theo chương trình. "Có nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về chất lượng. Nhà trường vẫn cố gắng sắp xếp để có đủ thời gian tổ chức đào tạo theo đúng chương trình nên không cần cắt giảm. Để làm được điều đó, đến cuối tháng 8 mới hoàn thành năm học và sinh viên chỉ được nghỉ khoảng 1 - 2 tuần rồi bắt đầu vào năm học tiếp theo", thạc sĩ Thắng chia sẻ.
Lần đầu tiên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng thêm phương thức xét học bạ Sau nhiều năm chỉ xét tuyển điểm thi THPT quốc gia, năm nay là năm đầu tiên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng xét thêm điểm học bạ THPT. Thầy và trò Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng - MỸ QUYÊN Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết: "Những năm trước trường chỉ xét điểm...