Khâm phục cậu SV tật nguyền tốt nghiệp loại Giỏi

Theo dõi VGT trên

Mẹ mất ngay khi em mới sinh ra. Ba năm sau đó, bố cũng mất vì lao lực… Nhờ cưu mang của những người thân trong gia đình, Gia Bảo lớn lên với di chứng bại não, nhưng em đã vượt qua mọi khó khăn để tốt nghiệp đạt loại Giỏi Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn.

Có gặp Nguyễn Hoàng Gia Bảo mới hiểu rằng rất khó để em có thể học hành đến nơi đến chốn chứ đừng nói đến chuyện em vừa tốt nghiệp loại Giỏi Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn, chuyên ngành Mạng máy tính.

Khâm phục cậu SV tật nguyền tốt nghiệp loại Giỏi - Hình 1

Nguyễn Hoàng Gia Bảo với tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi.

Ông Nguyễn Văn Đẩu – chú ruột Gia Bảo tâm sự: Khi vừa mới sinh con, mẹ của Gia Bảo là Nguyễn Thị Bê đã không may mắn bị tai biến hậu sản và tử vong. Bản thân Gia Bảo bị di chứng bại não ngay từ lúc chào đời.

Ba năm sau, bố của Gia Bảo là Nguyễn Đăng Khoa cũng đã mất vì quá lao lực. Vậy là cậu bé Bảo mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Cả nhà nội cùng ngoại của Bảo đều dồn tình yêu thương và chữa chạy cho Bảo di chứng bại não. Nhưng vì bệnh quá nặng, Bảo không thể đi đứng và sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường khác.

Nhưng hoàn cảnh tật nguyền không thể cướp đi ước mơ được đến trường của Bảo. Suốt từ lớp 1 đến lớp 9, Bảo đi học với sự dìu dắt của người thân trong gia đình và bạn bè.

Nếu có tận mắt chứng kiến Gia Bảo đi đứng như thế nào mới thấy Bảo được đi học là cả một sự cố gắng không chỉ của riêng em mà của rất nhiều người. Đi học phải có người dìu đến trường, mọi sinh hoạt của Bảo cần phải có sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng khi học hết THCS, Bảo thi đỗ vào lớp 10 Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu – ngôi trường ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam) mà những học sinh có học lực khá trở lên mới thi đậu.

Khâm phục cậu SV tật nguyền tốt nghiệp loại Giỏi - Hình 2

Bảo viết rất khó khăn.

Ba năm học, được chú ruột nuôi ăn ở, được sự chăm sóc tận tình của gia đình chú nhưng Bảo cũng đã tự thân vượt qua rất nhiều khó khăn, và nhận tấm bằng tốt nghiệp THPT loại Khá. Ước mơ của Bảo chưa dừng ở đó. Theo lời khuyên của người thân, thầy cô và bạn bè, với hoàn cảnh tật nguyền của mình, Bảo chỉ có thể thi vào những ngành nghề phù hợp. Thế là Bảo nộp hồ sơ thi vào ngành CNTT Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng.

Tiếc là Bảo còn thiếu nửa điểm mới đậu. Không nản chí, Bảo tìm hiểu thông tin và được biết, với số điểm đó Bảo có thể nộp hồ sơ vào Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn đóng tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Thế là Bảo trở thành sinh viên trường này.

Ba năm học vất vả, ngày nhận bằng tốt nghiệp ai cũng ngỡ ngàng với tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi của Bảo. Chú ruột Bảo tâm sự: “Phải nói trong thời gian đi học, gia đình tôi thật sự vất vả. Một mình cháu không thể tự đi lại và sinh hoạt bình thường nên khi cháu vào trường, gia đình tôi rất lo lắng. Khi cháu còn học ở cấp 3 thì dễ, mọi chuyện đều có hai vợ chồng tôi lo lắng từng chút, từ khi cháu vào học ở trường CĐ, mọi chuyện cháu đều phải tự thân vận động là chính. Ngoài ra, các bạn bè cũng giúp đỡ rất nhiều cho Bảo”.

Mỗi tuần vào chiều thứ 6, ông Đẩu chạy xe máy từ huyện Điện Bàn ra trường đón Bảo về nhà sinh hoạt, sáng thứ 2 ông lại chở Bảo ra trường. Ông bảo làm như vậy vất vả một chút nhưng để hạn chế tiền sinh hoạt của Bảo ở trường vì hoàn cảnh quá khó khăn.

“Mỗi tháng cháu được lãnh 360 ngàn tiền của Nhà nước hỗ trợ người tàn tật, còn lại gia đình tôi phải lo. Mà tôi thì chỉ làm đại ký vé số, vợ thì buôn bán ở chợ không có điều kiện để lo cho cháu nhiều được nên sức đến đâu tôi lo cho cháu đến đó”, ông Đẩu tâm sự.

Video đang HOT

Khâm phục cậu SV tật nguyền tốt nghiệp loại Giỏi - Hình 3

Với hoàn cảnh của mình, Bảo rất khó khăn khi tiếp cận với CNTT. Vượt lên khó khăn, em đã tốt nghiệp loại Giỏi.

Sau khi tốt nghiệp ngành Mạng máy tính Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn, Bảo không muốn dừng lại ở đó. Tôi hỏi: “ Sao Bảo không tìm một công việc với ngành nghề đã học để tự nuôi sống bản thân?”, Bảo cho biết: “Khi tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi, em đã thử đi xin việc một vài nơi nhưng đã bị từ chối vì nhìn em họ không yên tâm giao công việc. Hơn nữa, emo thấy kiến thức của mình chưa đủ đáp ứng với thực tế hiện nay nên muốn đi học tiếp”.

“Ước mơ của Bảo là muốn đi học tiếp nếu có điều kiện để hoàn thiện và nâng cao kiến thức, sau đó mới đi kiếm việc làm tự nuôi sống bản thân rồi giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh như mình”, Bảo tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Đẩu cho biết, sau khi Bảo nhận bằng tốt nghiệp và nghe Bảo trình bày nguyện vọng, gia đình đã liên lạc với trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng. Sau khi nộp hồ sơ, ĐH Bách khoa đã đồng ý tuyển thẳng để Bảo học liên thông lên ĐH mà không phải thi tuyển với ngành mà Bảo đã chọn.

“Nghe cháu được lên học ĐH, tôi mừng nhưng cũng lo lắm. Hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn quá, không biết có đủ sức lo cho cháu không? Nếu có mạnh thường quân hay nhà hảo tâm nào giúp cháu một phần thì tôi đỡ lo biết mấy”, ông Đẩu tâm sự.

Khâm phục cậu SV tật nguyền tốt nghiệp loại Giỏi - Hình 4

Chiếc xe đẩy, vật bất ly thân của Bảo ở trường cũng như ở nhà.

Nói về cậu học trò tật nguyền học giỏi, cô Dương Thị Thu Hiền – GV chủ nhiệm lớp của bảo đánh giá: “Đối với em Gia Bảo, không những tôi mà toàn bộ thầy cô ở Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn đều cảm phục em vì tấm gương vươn lên trong học tập. Trong quá trình học tập, Bảo không chùn bước mà luôn cố gắng khắc phục những khó khăn của bản thân để hòa đồng cùng bạn bè”.

Cô Hiền cũng tâm sự, bên cạnh sự cố gắng của Bảo, bạn bè và nhà trường luôn luôn động viên chia sẻ em trong việc học tập cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với việc học, Bảo cũng cạnh tranh bình đẳng như các bạn sinh viên khác. Khi Bảo không hiểu bài thì Bảo cũng đưa tay lên hỏi dù em nói rất khó khăn khiến thầy cô và bạn bè đều cảm động và mến phục.

“Dù gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng Bảo cũng rất siêng năng trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa của lớp, Bảo cũng muốn sống cho mọi người chứ không cho riêng mình. Em đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng và tình cảm”, cô Hiền nói về Gia Bảo.

Công Bính

Theo dân trí

10 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí

Nhà cô Hòa đạt "chuẩn" nghèo nhưng đến mùa thi là cưu mang miễn phí 5-7 sĩ tử, phụ huynh chú Anh thì ngoài chỗ ở, còn lo cơm nước, tối đến "lùa" 20 sĩ tử học bài.

Những ngày này, hàng trăm ngàn sĩ tử đã đổ về thành phố để chuẩn bị bước vào đợt 1 của kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Tại các bến xe, nhà ga, bên cạnh những gương mặt lo lắng của thí sinh, phụ huynh là sự tận tâm của các bạn sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi.

Tuy nhiên, tại TP.HCM, cũng có những người không ra "tiền tuyến", nhưng họ đã hỗ trợ, san sẻ từ chiếc chiếu, bát cơm... cho các hoàn cảnh khó khăn từ quê lên thi đại học. Và có một điều đặc biệt lạ, bản thân họ cũng không giàu có gì, điều quan trọng là, "lá rách ít đùm lá rách nhiều", "mỗi ngày không tập cho đi thì cả cuộc đời sẽ chẳng biết cho là gì".

10 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí - Hình 1

TP.HCM có hơn 13.000 sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tại các nhà ga, bến xe, trường học....

Chia phòng trọ

Dù không họ hàng, bà con với nhau, nhưng mấy hôm nay, Nguyễn Đình Trọng và Lê Đình Duy lại cùng làm một việc: soạn sửa, tân trang lại phòng trọ để đón thí sinh lên thi đại học. Cả hai bạn đều là sinh viên ở quê lên TP.HCM trọ, nhưng mà, ai cấm người ở trọ lại soạn phòng cho thêm thí sinh đến ở nhờ?

Đây là lần thứ 2 Nguyễn Đình Trọng, sinh viên năm 2, ngành Du lịch, trường CĐ nghề Việt Mỹ chia sẻ phòng trọ cho sĩ tử lên thành phố thi.

Trọng nói: "Trường em không tổ chức Tiếp sức mùa thi nên thông tin về chương trình này rất ít. Đến 17/5 hàng năm, em mới thi kết thúc học kỳ. Khi đến Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM đăng ký làm tình nguyện viên thì các anh chị cho biết đã hết hạn. Vì thế, em nghĩ ra cách đón các thí sinh về ở cùng để chia sẻ với các bạn".

Phòng trọ của Nguyễn Đình Trọng khoảng 20m2, nằm trên lầu 1 tại số 124, Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP. HCM. Trọng thuê phòng này với giá 2,5 triệu đồng/tháng và ở cùng 3 người bạn khác.

Hiện tại, 3 người bạn ở cùng phòng đã về quê nghỉ hè nên Trọng có thêm không gian để đưa thí sinh về ở. Năm trước, Trọng thường mua thức ăn về nấu cơm để đãi các thí sinh ở trọ cùng mình. Năm nay, kỳ thi tuyển sinh trùng với lịch đi học Giáo dục quốc phòng nên Trọng chỉ nấu cơm cho thí sinh vào buổi tối.

Trọng cho biết thêm: "Phòng trọ của em ở chung với chủ nhà nên khi đưa thí sinh vào ở, họ rất ngại. Em phải thuyết phục và làm cam kết bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh, chủ nhà mới đồng ý".

Còn Lê Đình Duy, năm 3, ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thì không chỉ cho ở, nấu cơm cho thí sinh ăn, mà còn khéo vận động được các phòng trọ "hàng xóm" cùng làm việc nghĩa.

Ngoài phòng trọ của Duy năm nay nhận đón 4 thí sinh vào ở, thì có hơn 10 bạn khác, được Duy vận động, cũng đã đăng ký cho thí sinh ở miễn phí. "Tính ra mỗi đợt thi có thêm 20 bạn thí sinh có chỗ ở", Duy cho biết.

10 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí - Hình 2

Thí sinh đang học bài tại một nhà trọ miễn phí trên đường Trần Phú, quận 5, TP.HCM.

Cho đi không phải để nhận về

4h sáng ngày 30/6, nhà chú Trần Ngọc Anh (144/3A/1 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh) lại lục cục sáng đèn, mở cửa đón thí sinh lên thi đại học. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thi đại học là chiếc điện thoại di động của chú liên tục đổ chuông.

Chỉ đăng ký nhận 20 thí sinh cho một đợt thi, nhà của chú nằm cạnh các trường đại học lớn nên đã kín chỗ ngay từ những ngày đầu nhưng thỉnh thoảng đội tiếp sức lại gọi: "Chú Anh ơi, có thêm thí sinh thi ở gần nhà chú nhưng hoàn cảnh khó khăn, thôi nhận thêm một người nữa nghe chú". Lại mềm lòng nhận lời rồi chú Anh lại loay hoay dọn dẹp luôn phòng khách, phòng thờ cho sĩ tử có chỗ ngủ, chạy đi mua thêm chăn màn... về đón thí sinh.

10 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí - Hình 3

Chú Anh gấp chăn chuẩn bị cho sĩ tử, bên cạnh là mấy thùng mì tôm dự trữ.

Tính ra, đến nay chú Anh đã làm công việc không công này hơn 10 năm. Không chỉ giúp những sĩ tử nghèo có một chỗ trọ miễn phí qua những ngày thi căng thẳng, chú còn lo luôn cơm nước cho thí sinh.

Đến bữa chính, bàn ăn trở nên chật chội vì gia tăng thêm hơn 20 nhân khẩu, nhưng theo chú thì "đây là thời gian để hỏi han hoàn cảnh của từng đứa, rồi tôi động viên tụi nhỏ đi thi cho tốt, đứa nào khó khăn quá thì mình tìm cách giúp đỡ".

Ở ngôi nhà này không có sự phân biệt giữa chủ nhà - khách trọ mà chỉ có tình cảm gia đình dù chỉ ngắn ngủi vài ngày.

"Cứ 11h đêm, tôi đi từng phòng nhắc nhở các cháu phải ngủ sớm. Sáng sớm lại lùa hết dậy, lo vệ sinh để thi cho kịp giờ. Nhiều người nói tôi giống có con mọn khi thấy tôi trữ thêm mấy thùng mì gói để các cháu chống đói khi học bài khuya".

Nhiều người cũng không quen cười chú hay lo chuyện bao đồng, rằng chú "tự dưng đi rước người lạ vào nhà ở rồi còn cặm cụi phục vụ cơm nước". Thế nhưng, mỗi lần nghe câu nói ấy, chú chỉ cười và nói: "Mỗi ngày không tập cho đi thì cả cuộc đời sẽ chẳng biết cho là gì".

Tại mảnh đất phồn hoa đô hội TP.HCM, bên cạnh tấm lòng rộng mở của em Trọng, Duy, chú Anh... còn có những gia đình tốt bụng khác.

Trong con hẻm 430 trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh cõ lẽ không nhà nào nhỏ và khó khăn như nhà của cô Nguyễn Thị Như Hòa. Nó chỉ vỏn vẹn chừng 15m2, nhà cấp 4, là tất cả không gian sinh hoạt của 2 mẹ con cô.

Nhà chật là thế nên không ai dám nghĩ cô lại "đèo bồng" tiết kiệm tiền, kê thêm căn gác xép để đón sĩ tử ở trọ miễn phí mỗi đợt thi về. Đó là chưa kể, nhà cô Hòa đạt "chuẩn" nghèo với nguồn thu chính từ tiền lãi bán vài bịch bánh bim bim, xà phòng, và các thứ linh tinh cho các nhà trong hẻm.

"Một người quen thấy thương 2 mẹ con nên cho mượn vốn để bán lấy lãi mà sống, có vốn thì đem trả lại cho người ta. Nhưng dạo này cứ được vài ngày lại hụt vốn vì giá cả cứ tăng vùn vụt. Nhưng mình nợ là chuyện khác, giúp được các em lạ nước lạ cái lại là chuyện khác. Tuy mình là "lá rách" rồi nhưng còn có thể cưu mang các cháu từ xa lên để đi thi", côHòa tâm sự.

Và thế là, đã nhiều năm, cứ đến mùa thi, các chiến sĩ tình nguyện lại đều đặn đưa đến 5-7 sĩ tử là con nhà nghèo để cô cưu mang qua những ngày thi. "Mấy đứa nhỏ thì ở trên gác cùng thằng con, còn những bà mẹ đi theo nếu không chê chật thì ngủ dưới này với tôi" - cô kể.

Có lẽ, những nơi nhường cơm sẻ áo đó, có nơi nào mà không chật. Thế nhưng, chật mà không nóng, chỉ ấm lòng thôi!

10 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí - Hình 4

Mùa thi này, ngoài việc hỗ trợ thí sinh ăn, ở miễn phí, có nơi còn giúp đỡ sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi. Ảnh: Các cô chú tại bếp ăn thuộc chi hội Nhơn Hòa đang chuẩn bị thực phẩm để nấu cơm cho các chiến sĩ tình nguyện.

NGUYỆT HÀ

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024
Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứngMẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng
18:15:31 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

Hậu trường phim

22:43:05 23/12/2024
Việc Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy góp mặt trong phim tết Bộ tứ báo thủ khiến khán giả tranh luận, nghi ngờ về khả năng diễn xuất của các người đẹp này.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

Sức khỏe

22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

Thế giới

22:39:57 23/12/2024
Chiếc máy bay hạng nhẹ đã lao xuống trung tâm một thành phố ở Brazil, khiến toàn bộ 10 người trên khoang thiệt mạng.
Bằng Kiều ngẫu hứng lên sân khấu nhảy phụ họa cho Thu Minh

Bằng Kiều ngẫu hứng lên sân khấu nhảy phụ họa cho Thu Minh

Sao việt

22:38:49 23/12/2024
Tại một sự kiện ở Hà Nội, Bằng Kiều không chỉ khoe giọng hát mà còn ngẫu hứng nhảy phụ họa cho đồng nghiệp, tạo nên không khí sôi động.
Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

Góc tâm tình

22:36:38 23/12/2024
Chồng tôi 40 tuổi, là kỹ sư IT. Anh vốn là người đàn ông hiền lành, có trách nhiệm và rất thương vợ con. Từ ngày cưới, anh luôn là trụ cột gia đình, mang lại cảm giác an toàn cho tôi và hai con nhỏ.
Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

Pháp luật

22:31:15 23/12/2024
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.
'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

Sao châu á

22:22:42 23/12/2024
Xuất hiện tại sự kiện diễn ra hôm 22.12, Clara thu hút ống kính với diện mạo khác lạ. Người đẹp được mệnh danh là bom sex xứ Hàn cũng gây chú ý cùng kiểu tóc ngắn cá tính.
Anh trai cứu em gái 3 tuổi hóc đồ chơi hé lộ cuộc sống của bà mẹ 5 con

Anh trai cứu em gái 3 tuổi hóc đồ chơi hé lộ cuộc sống của bà mẹ 5 con

Netizen

22:15:45 23/12/2024
Trong lúc bố mẹ ra ngoài mua thuốc, anh trai phát hiện em gái 3 tuổi rưỡi bị hóc dị vật, liền vỗ lưng rồi nhấc em lên, từ đằng sau đè ép mạnh vào bụng để đẩy món đồ chơi bay ra ngoài.
Tỷ phú Jeff Bezos lên tiếng trước thông tin chi 600 triệu USD cho lễ cưới

Tỷ phú Jeff Bezos lên tiếng trước thông tin chi 600 triệu USD cho lễ cưới

Sao âu mỹ

22:00:39 23/12/2024
Sau 6 năm hẹn hò, tỷ phú Jeff Bezos được cho là làm đám cưới với MC Lauren Sánchez tại Colorado (Mỹ) vào ngày 28/12.
Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư

Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư

Tin nổi bật

21:50:33 23/12/2024
21 năm từ ngày vụ cuồng ghen bằng bom thư, mất đi đôi mắt và khả năng nghe, cuộc sống của Nguyễn Văn Thơ giờ chỉ còn một mảng tăm tối.
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Ẩm thực

21:39:42 23/12/2024
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng. Đây là là món ăn hoàn hảo cho những ngày se lạnh.