Khám phá xu hướng IoT trong năm 2020
Intel, Nvidia, Appota, Claroty và nhiều hãng công nghệ khác đang ngày càng quan tâm đến các giải pháp Internet of Things ( Internet vạn vật hay IoT), đây cũng được xem là trọng tâm phát triển của nhiều hãng trong năm 2020 và sau dịch Covid-19.
Internet of Things đề cập đến hàng tỉ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Nhờ bộ xử lý giá rẻ và mạng không dây, có thể biến mọi thứ, từ viên thuốc sang máy bay, thành một phần của IoT. Điều này giúp các thiết bị trở nên thông minh hơn, cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.
Internet of Things đang len lỏi vào từng chi tiết trong cuộc sống
Với Internet of Things, các doanh nghiệp có thể hưởng lợi tùy thuộc vào việc triển khai, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về các sản phẩm của chính họ và hệ thống nội bộ của riêng họ. Các cảm biến được thêm vào các sản phẩm sẽ giúp truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động, điều này có thể giúp các công ty phát hiện ra khi một thành phần có khả năng lỗi và trao đổi nó trước khi nó gây ra thiệt hại.
Không chỉ có doanh nghiệp, Internet of Things cũng có ý nghĩa cả cho người tiêu dùng khi nó làm cho nhà ở, văn phòng hay phương tiện trở nên thông minh hơn… Ví dụ các loa thông minh như Amazon Echo hay Google Home giúp phát nhạc dễ dàng hơn, đặt bộ hẹn giờ hoặc nhận thông tin.
Trong khi đó, các hệ thống an ninh gia đình giúp dễ dàng theo dõi những gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài hoặc để xem và nói chuyện với khách tới thăm. Còn máy điều hòa thông minh có thể giúp chúng ta sưởi ấm nhà trước khi quay trở lại và bóng đèn thông minh có thể tự điều chỉnh độ sáng phù hợp dựa vào ánh sáng xung quanh hay khi chúng ta ra ngoài và quay trở lại nhà.
Dưới đây là một số hãng công nghệ đang tập trung phát triển các dự án Internet of Things trong năm 2020.
Intel
Intel đầu tư nhiều vào các chủ đề IoT trong năm 2019 và có vẻ công ty tiếp tục những kế hoạch của mình trong năm 2020, thậm chí rất tham vọng. Cụ thể, công ty đang làm việc với những chip có mục đích hỗ trợ phát triển ứng dụng IoT.
Intel đang đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp IoT
Hiện tại, Intel cũng đang phát triển một công nghệ được kỳ vọng là vượt xa các dịch vụ hiện tại cho Movidius thông qua chip sửa đổi, với các sản phẩm được phát triển có mục đích nhằm giải quyết cơ hội tính toán biên cũng như suy luận biên, từ đó nâng tầm đào tạo biên.
Video đang HOT
Nvidia
Nvidia là một công ty lớn cũng đang tập trung vào sự phát triển của ngành công nghiệp IoT. Chỉ cần nhìn vào nền tảng EGX mới cho điện toán biên (Edge Computing) được tiết lộ gần đây, các chuyên gia trong ngành rất kỳ vọng Nvidia có thể đưa nền tảng của họ không chỉ vào các giải pháp IoT mà cả trí tuệ nhân tạo (AI) và cơ sở hạ tầng mạng 5G, cho tất cả các loại môi trường biên, từ đường thành phố đến sàn nhà máy, dây chuyền sản xuất…
Claroty
Khi nói đến IoT, điều mà mọi người có lẽ quan tâm nhất là bảo mật, và đó là nơi Claroty muốn hướng đến. Công ty đã thu được 100 triệu USD nguồn tài trợ trên con đường trở thành nhà cung cấp bảo mật IoT công nghiệp hàng đầu. Nhưng mục tiêu của Claroty thậm chí còn lớn hơn, đó là để thu hẹp khoảng cách bảo mật giữa CNTT và công nghệ vận hành. Để thực hiện điều này, Claroty đã thuê cựu giám đốc điều hành Druva và cựu lãnh đạo Siemens, Thorsten Freitag về giữ vị trí Giám đốc điều hành.
Claroty tập trung vào lĩnh vực bảo mật IoT
Freitag đã tuyên bố rằng ông muốn làm cho dữ liệu của Claroty trở nên dễ sử dụng hơn cho các bộ phận CNTT, bao gồm quản lý tài sản, quản lý bảo mật, công cụ SIEM…
Hitachi Vantara
Hitachi Vantara đang đặt cược lớn vào IoT công nghiệp vào năm 2020. Điều này đã được chứng minh khi công ty mẹ của nó, Hitachi, tuyên bố sẽ sáp nhập Hitachi Vantara với Hitachi Consulting để nhân đôi các giải pháp Lumada của công ty cho IoT.
Là một phần của việc sáp nhập, Toshiaki Tokunaga, cựu lãnh đạo Hitachi, đang chuyển sang vai trò Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị Hitachi Vantara, trong khi cựu CEO Brian Householder chuyển sang vai trò lãnh đạo điều hành khác. Điều này giúp công ty cảm thấy khá tốt về khả năng đẩy nhanh việc áp dụng các giải pháp IoT trong kênh công nghiệp ngay trong năm 2020.
Appota
Appota – công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giải trí số, trong những ngày cuối năm 2019 thông báo lấn sân sang lĩnh vực IoT với dự án AppotaHome. Theo đó, AppotaHome là một dự án nằm trong công ty Appota chuyên cung cấp các giải pháp thông minh hóa toàn diện cho ngôi nhà thông qua những thiết bị công nghệ.
Khóa bảo mật thông minh AN1 của AppotaHome được trang bị công nghệ bảo mật tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu
Các dòng sản phẩm khóa thông minh AN1 và AS1, AM1 lần lượt được ra mắt với tính năng nổi bật khi được điều khiển, kiểm soát thông qua ứng dụng do Appota phát triển. Sau sự thành công của khóa, Appota dự định sẽ tiếp tục ra mắt thêm nhiều sản phẩm smarthome khác nhằm mang lại tiện ích cho người sử dụng cũng như những trải nghiệm IoT tiện lợi do chính doanh nghiệp này xây dựng.
Những cải tiến của khoa học công nghệ, sự phát triển của công nghệ thông tin và sự bùng nổ của IoT trong thời gian tới sẽ có nhiều tác động đối với các ngành nghề, dịch vụ tại Việt Nam. IoT sẽ tác động lớn trong quá trình kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm hóa cá nhân người dùng.
OPPO tập trung phát triển công nghệ ứng dụng 5G, đầu tư mạnh mẽ vào thị trường APAC và Việt Nam
Hiện tượng thoái trào của smartphone vừa là một thử thách, vừa là một cơ hội lớn dành cho các ông lớn công nghệ toàn cầu. Và OPPO đang tận dụng cơ hội này một cách mạnh mẽ chưa từng thấy.
Tính trên phạm vi toàn cầu, cơn bão smartphone đã thực sự nguội lạnh. Kể từ 2016 cho tới nay, tổng lượng smartphone bán ra trên toàn cầu hoặc suy thoái, hoặc chỉ tăng không đáng kể. Trong cả 3 quý đầu năm nay, số liệu từ các trung tâm nghiên cứu như IDC và Counterpoint cho thấy chỉ có duy nhất quý 3 là tăng trưởng so với cùng kỳ 2018, và con số tăng trưởng cũng chỉ dừng ở mức dưới 1%. Rõ ràng, thị trường đã thực sự bão hòa khi gần như bất kỳ người dùng nào cũng đều đã có trong tay một chiếc smartphone.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng smartphone không còn giữ được vai trò tối quan trọng đối với cuộc sống số hay với tương lai của ngành công nghiệp hi-tech nữa. Trái lại, khi tất cả mọi người đều có smartphone trong tay, họ cũng nắm được chìa khóa vào một hệ sinh thái thiết bị kết nối thông minh. Và điều đó mở ra một cơ hội lớn cho các ông lớn công nghệ.
Trong kỷ nguyên 5G, chiếc smartphone đảm nhiệm một vai trò mới: trung tâm cuộc sống thông minh.
Trong số này có thể kể đến OPPO, hãng smartphone đã liên tục nắm giữ vị trí trong top 5 toàn cầu gần nửa thập niên vừa qua. Khi thị trường bão hòa, một mặt OPPO chuyển mình đẩy mạnh sang phân khúc cao cấp (mà đặc biệt là smartphone 5G) thay vì tập trung vào khung giá "mềm" như trước đây. Mặt khác, với lợi thế xây dựng được trong lĩnh vực di động, OPPO cũng tự biến mình trở thành một thế lực 5G/Internet of Things (Internet Vạn Vật kết nối) trên khắp các mặt trận.
Ngay từ đầu 2019, OPPO đã công bố khoản vốn nghiên cứu và phát triển (R&D) lên tới 1,16 tỷ USD nhằm chuẩn bị cho công cuộc "5G hóa" toàn cầu. Tính đến hết tháng 10/2019, khoản đầu tư khổng lồ này đã mang lại trái ngọt khi OPPO nắm trong tay hơn 2500 nhóm bằng sáng chế liên quan tới công nghệ 5G, trong đó có 1000 nhóm bằng sáng chế 5G được xác nhận bởi Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Những con số này cho thấy OPPO đang dần chuyển mình thành một thế lực đáng gờm trong công cuộc xây dựng thế hệ kết nối di động mới, không chỉ với riêng smartphone mà còn với tất cả các loại thiết bị thông minh khác.
OPPO 5G CPE, thiết bị góp phần đẩy nhanh công cuộc "5G hóa" trên toàn cầu.
Ngày 10/12 vừa qua, tại sự kiện INNO Day (Tại Thâm Quyến - Thung lũng Silicon của châu Á), OPPO tổ chức khu vực trưng bày mang tên "Hệ sinh thái 5G". Tâm điểm của sự kiện này là một thiết bị hoàn toàn mới mang tên OPPO 5G CPE. Đóng vai trò chuyển đổi sóng 5G tốc độ cao thành tín hiệu Wi-Fi ổn định, 5G CPE là thiết bị đưa tốc độ tải siêu cao và độ trễ siêu thấp của 5G đến với các thiết bị cũ. Bằng cách này, 5G CPE mở ra những tình huống sử dụng siêu tưởng: qua mạng 5G, smartphone cấu hình thấp có thể chia sẻ sử dụng tính toán từ đám mây để tạo thành một trải nghiệm game xứng tầm AAA. Hoặc, sức mạnh từ đám mây qua kết nối 5G có thể giúp đảm bảo một trải nghiệm đồng nhất cho trợ lý ảo Breeno, dù là khi người dùng đang ở trong căn nhà thông minh hay đang rong ruổi trên đường cùng chiếc smartphone Reno.
Quan trọng hơn, nhờ là cổng kết nối, CPE cũng có thể đảm nhiệm thêm vai trò của một cổng thông tin tập trung, tổng hợp thông tin và đảm bảo kết nối cho các thiết bị thông minh khác trong phạm vi lân cận. Kết hợp giữa 5G CPE và những chiếc smartphone OPPO quen thuộc, người dùng đã sở hữu sẵn trong tay "trái tim" của những căn nhà thông minh, biết trò chuyện, biết "đọc" nhu cầu của người dùng và đáp ứng những nhu cầu ấy. Ngay tại INNO Day, OPPO đã chứng minh công nghệ đỉnh cao có thể một lần nữa cách mạng cuộc sống của người dùng như thế nào trong tương lai.
Những trải nghiệm 5G mới mẻ đang mở ra phía trước.
Tham vọng của OPPO chưa dừng lại tại đây. Khác với các loại thiết bị điện tử người tiêu dùng, 5G là công nghệ đòi hỏi phải có sự phát triển chuyên biệt tại từng khu vực: trải nghiệm Internet of Things tại Đông Nam Á không nên đồng nhất với trải nghiệm IoT tại châu Âu hay Trung Đông, do người dùng mỗi nơi có nhu cầu và mối quan tâm riêng.
Hiểu rõ điều này, OPPO mới đây đã thành lập trung tâm nghiên cứu mới tại Kuala Lumpur nhằm nghiên cứu và phát triển những trải nghiệm phù hợp với người dùng châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Cách Việt Nam chỉ 2 giờ bay, trung tâm nghiên cứu của OPPO sẽ giúp các nhà phát triển, nhà khoa học dữ liệu có thể biến những kịch bản không giới hạn của thế giới 5G trở thành những tính năng sáng tạo thực sự hữu ích với người dùng.
Công bố thành lập Trung tâm phát triển chiến lược của OPPO APAC tại Malaysia
Hiếm có hãng công nghệ lớn nào thể hiện mức độ đầu tư lớn như vậy cho trải nghiệm bản địa - thông thường, các ông lớn công nghệ chỉ đặt tập trung khâu sáng tạo tại một số ít địa điểm mà thôi.
Cuộc sống số mới lạ từ thương hiệu top 5 toàn cầu - OPPO.
Trong vòng 3 năm tới, OPPO sẽ đầu tư thêm 7 tỷ USD vào công tác R&D. Việc thành lập trung tâm nghiên cứu tại châu Á Thái Bình Dương cho thấy sự nghiêm túc của hãng smartphone top 5 này trong nỗ lực thấu hiểu người dùng tại từng địa phương nhằm phục vụ họ tốt hơn. Và cũng chính bằng nỗ lực ấy, OPPO sẽ tiếp tục bay cao từ thời đại smartphone sang kỷ nguyên của 5G và IoT.
Theo GenK
6 xu hướng công nghệ đang thay đổi cách thức chúng ta đi du lịch Công nghệ đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực du lịch. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm và dịch vụ của các công ty lữ hành mà còn cả cách thức họ phục vụ khách hàng như thế nào nữa. Những vị khách lữ hành được hưởng lợi từ dịch vụ khách hàng trong suốt...