Khám phá ‘Vua đèo Việt Nam’
Dài gần 50 km, Ô Quy Hồ giữ kỷ lục cung đường đèo dài nhất Việt Nam, nổi tiếng không chỉ vì vị trí giao thông quan trọng mà còn bởi vẻ đẹp hùng vĩ bậc nhất.
Đèo Ô Quy Hồ còn gọi là đèo Hoàng Liên, hoặc đèo Sa Pa, có độ cao 2.000 m so với mực nước biển, dài hơn 50 km. Chính độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến cung đèo này được mệnh danh là “Vua đèo vùng Tây Bắc”. Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ( VietKings) chính thức công nhận kỷ lục Ô Quy Hồ là con đèo dài nhất Việt Nam.
Đèo nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh cao 2.073 m so với mực nước biển. Đèo Ô Quy Hồ cùng với đèo Mã Pí Lèng ( Hà Giang), đèo Pha Đin (Sơn La), đèo Khau Phạ ( Yên Bái) được mệnh danh là “tứ đại đỉnh đèo” ở vùng trời Tây Bắc.
Ô Quy Hồ giữ kỷ lục về độ dài, thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Đèo Ô Quy Hồ trải dài từ Sa Pa với 1/3 nằm phía Lào Cai, 2/3 còn lại thuộc đất Lai Châu, kết thúc tại ngã ba Tam Đường. Đây là con đèo dài nhất Đông Dương với cung đường dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đây là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đèo Ô Quy Hồ nằm dưới thảm thực vật rậm và xanh rì, cung đường chinh phục đèo uốn lượn quanh co, vắt mình trên những vách đá, bên dưới là vực sâu không thấy đáy.
Đèo Ô Quy Hồ có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên Sơn.
Video đang HOT
Từ đèo Ô Quy Hồ, toàn bộ khung cảnh hùng vĩ của ngọn núi Fansipan, ngọn núi cao nhất Đông Dương hiện ra trước mắt. Trên đỉnh đèo, có thể nhìn thấy những thung lũng xinh đẹp của Lai Châu bên dưới.
Núi non hùng vĩ nhìn từ đỉnh đèo Ô Quy Hồ.
Vẻ đẹp của đèo Ô Quy Hồ luôn luôn biến ảo. Chính độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn khiến cho khí hậu của 2 bên đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt.
Vào mùa đông, Lào Cai có những cơn gió lạnh như cắt da cắt thịt, sương lạnh bao phủ, thậm chí trên đỉnh đèo xuất hiện hiện tượng băng tuyết phủ kín. Mùa hè khí hậu ở đây rất lý tưởng, mây trắng bồng bềnh, không khí mát mẻ trong lành. Nhiều người thường ví phong cảnh mùa hè ở đỉnh đèo Ô Quy Hồ đẹp tựa chốn Bồng Lai tiên cảnh.
Hoàng hôn trên đèo Ô Quy Hồ.
Tương truyền, tên đèo Ô Quy Hồ được đặt theo tiếng kêu tha thiết của loài chim cùng tên, hoặc gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng đầy trắc trở.
Thảm thực vật trù phú tại cung đèo hùng vĩ Tây Bắc.
Đèo Ô Quý Hồ là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Tây Bắc Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi, vẻ đẹp của nó mang đến cho khách du lịch một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cũng thật kỳ diệu.
Đèo Ô Quy Hồ giữa sương mù Tây Bắc.
Đèo Ô Quy Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên, nơi được coi là con đường cao nhất Việt Nam dài hun hút, lẩn khuất trong những vách núi, thoắt ẩn thoắt hiện, phong cảnh núi rừng hùng vĩ và ấn tượng. Vào những ngày trời trong, ít mây, du khách có thể được ngắm nhìn những bản làng xa xa từ phía Lai Châu, những dãy núi nhấp nhô trập trùng trông như những bức tranh thủy mặc và tất nhiên, có thể ngắm cả đỉnh Fansipan cao ngạo giữa trời mây…
Là một trong những con đường khó khăn và quanh co nhất ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam, đèo Ô Quý Hồ truyền cảm hứng cho rất nhiều khách du lịch ưa mạo hiểm đến đây chinh phục.
Sự thật đằng sau tên những cung đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam
Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Pha Đin, Hải Vân... là những cung đèo nổi tiếng bởi sự hiểm trở, hùng vĩ bậc nhất Việt Nam. Những đèo này còn gây sự chú ý bởi ý nghĩa tên gọi.
Mã Pí Lèng: Tên đèo Mã Pí Lèng theo âm tiếng HMông là Mả Pí Lèng - còn được gọi là Mã Pì Lèng hay Mã Pỉ Lèng.
Đèo nằm ở vùng đất Hà Giang nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.
Ô Quy Hồ: Đèo Ô Quy Hồ hay còn được gọi là đèo Hoàng Liên, hay đèo Hoàng Liên Sơn hình thành do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.
Có ý kiến cho rằng tương truyền ở vùng núi này, ngày trước hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000 m này.
Đèo Khau Phạ: Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời, hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời).
Đèo Khau Phạ (Yên Bái) là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.
Đèo Pha Đin: Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Pha Đin, trong đó Pha nghĩa là "Trời", Đin là "Đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ nơi đất trời gặp nhau. Đây là đèo núi trên quốc lộ 6 ở giáp ranh giữa xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
Do sự hiểm trở, quanh co, gấp khúc, du khách thường xếp đèo Pha Đin vào một trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng.
Đèo Hải Vân: Hay đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ). Đèo dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Cung đường đèo Hải Vân khúc khuỷu, ngoằn ngoèo với bên kia là núi non hùng vĩ, dưới là biển xanh mát lạnh tạo thành bức tranh thiên nhiên tráng lệ.
Hùng vĩ Fansipan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, với độ cao 3.143 m so với mực nước biển. Thiên nhiên đã ban tặng cho Fansipan những phong cảnh vô cùng hùng vĩ và không kém phần lãng mạn. Nóc nhà Đông Dương. Nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, cách trung tâm thị trấn...