Khám phá vũ khí ‘Tử hình đao’ của bộ tộc Ngombe ở Congo
‘ Tử hình đao’ theo tiếng bản địa là ‘đao Ngulu’ xuất phát từ bộ tộc Ngombe, loại vũ khí này được tìm thấy hầu hết trên khắp lãnh thổ Congo.
Được khám phá tại một bộ lạc tại Congo, thanh đao này đã từng nối liền với việc hành hình tội nhân và tù nhân.
Vào giai đoạn đầu thế kỷ 20, một số nhà thám hiểm châu Âu đã khám phá ra vũ khí đáng sợ này trong một bộ tộc thiểu số của vùng Congo – bộ tộc Ngombe. Các bản vẽ cổ xưa tiết lộ rằng người dân bản địa đã áp dụng đao Ngulu như một công cụ xử tử tù nhân, mặc dù đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vũ khí này.
Trong ngôn ngữ bản địa, “đao Ngulu” nghĩa là “tử hình đao”, tên gọi này mang theo một cảm giác tàn bạo. Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã lan tỏa khắp vùng lãnh thổ Congo. Thanh đao trở thành biểu tượng của sự quyền uy, chỉ được trưởng bộ tộc và những thế lực lãnh đạo có thể nắm giữ.
Tử hình đao.
Kích thước tổng của thanh đao Ngulu khoảng 66cm, với dáng vẻ giống một chiếc lưỡi hái dẻo dai, được trang bị các răng cưa sắc bén phía dưới.
“Tử hình đao” chỉ xuất hiện trong những dịp lễ quan trọng và đặc biệt. Họ chọn ra một tù nhân, buộc đầu tù nhân vào ngọn cây cao có độ đàn hồi tốt, bắt người đó quỳ xuống khi cổ đang bị kéo căng bởi nhánh cây, sau đó tù trưởng sẽ dùng đao chặt đầu người đó và nhờ độ đàn hồi của cây khiến đầu người đó bắn ra. Sau khi tù nhân bị chặt đầu, những phần còn lại của cơ thể được cắt đều và bộ lạc bắt đầu ăn tiệc bằng phần thịt còn lại của tù nhân.
Chỉ có trưởng bộ tộc hoặc những người có uy quyền trong làng mới có quyền giữ thanh đao này.
Video đang HOT
Tộc Ngombe được biết đến như một bộ lạc ăn thịt người ở Congo, ngoài những cuộc tử hình trên họ con tổ chức những cuộc thi săn người và giết hại những bộ tộc gần đó để làm thức ăn.
Ngày nay, bộ tộc Ngombe vẫn tồn tại tại Congo, mặc dù đã từ bỏ phong tục ăn thịt người. Nhưng họ vẫn tiếp tục duy trì những nghi lễ đẫm máu, thay vì sử dụng con người, họ thay thế bằng việc hiến tế những con dê, nhấn mạnh sự thay đổi nhưng cũng mang theo một phần nghi thức quỷ quyệt của quá khứ đen tối.
Phác thảo buổi hiến tế của bộ lạc Ngombe.
Bộ tộc 'người cá' ít ai biết đến, cuộc sống gắn liền với biển cả và có thể lặn đến 60m
Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra cơ sở di truyền khả năng nín thở đáng kinh ngạc mà người Bajau sở hữu.
Họ sống trên các vùng biển Đông Nam Á, lênh đênh trên chiếc thuyền ngoài biển khơi và thậm chí không có lấy một vùng đất quê hương của riêng mình. Họ ít có ý thức về thời gian và tuổi tác - hầu như không có đồng hồ, lịch, ngày sinh nhật và những thứ tương tự. Họ tiến hóa để sống trên biển, với các cơ quan nội tạng cùng năng lực bẩm sinh không giống với chúng ta. Đó chính là người Bajau - tộc "người cá" cuối cùng trên thế giới.
Lịch sử của người Bajau
Là một nhóm dân tộc gốc Mã Lai, người Bajau hầu như chỉ sống trên mặt nước trong nhiều thế kỷ qua. Trong khi các nhóm "du mục biển" khác đã tồn tại từ lâu trong lịch sử, người Bajau có thể là bộ tộc sống ở biển cuối cùng còn tồn tại cho đến ngày nay.
Người Bajau cư trú ở Đông Nam Á, cụ thể là vùng biển phía tây nam Philippines. Với tư cách là người di cư, họ sống trôi dạt từ nơi này sang nơi khác và không bị ràng buộc theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng với bất kỳ quốc gia nào.
Cuộc sống của người Bajau gắn liền với biển cả
Không có hồ sơ chính thức của nhà nước hoặc thậm chí không có nhiều lịch sử được ghi chép lại, câu chuyện về tộc "người cá" này bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và dân gian độc đáo của riêng họ, với lịch sử bộ tộc được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Một trong những câu chuyện thú vị được họ kể lại là về người đàn ông có tên Bajau - một người đàn ông với cơ thể to lớn. Người dân trong bộ tộc thường theo anh xuống nước vì khối lượng cơ thể của anh sẽ chiếm chỗ đủ để nước sông tràn ra ngoài, giúp người dân dễ bắt cá hơn.
Theo thời gian, các bộ lạc khác trở nên ghen tị với lợi thế mà anh mang lại cho người dân của mình, nên đã âm mưu giết anh bằng cách ném những mũi tên độc vào Bajau. Tuy nhiên, anh vẫn sống sót một cách thần kỳ khiến các bộ lạc khác dần bỏ cuộc. Người Bajau nhờ thế mà vẫn tiếp tục sống cho đến ngày hôm nay.
Bậc thầy của đại dương
Kiếm sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá, người Bajau sinh sống trên những ngôi nhà trên thuyền gọi là lepas, họ thường tấp vào bờ để buôn bán hoặc tìm nơi trú ẩn mỗi khi có bão. Ngoài ra, khi không sống trên thuyền, họ thường ở trong những ngôi nhà sàn nhỏ được xây dựng trên mặt nước.
Vì tiếp xúc với nước biển quá thường xuyên và quá sớm, nên họ phát triển khả năng làm chủ đại dương khó ai sánh bằng. Trẻ em thuộc bộ tộc học bơi từ nhỏ và bắt đầu câu cá, săn bắt từ khi mới lên 8 tuổi. Kết quả là hầu hết người Bajau đều là những thợ lặn chuyên nghiệp. Họ có thể lặn xuống độ sâu hơn 60m dưới biển và nhịn thở trong nhiều phút liền.
Từ người lớn đến trẻ em thuộc bộ tộc đều có thể lặn biển và bắt cá chỉ với vài dùng cụ đơn sơ
Chưa hết, cơ thể họ cũng tiến hóa để thích nghi với biển cả. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell năm 2018 cho thấy người Bajau có lá lách lớn hơn 50% so với người bình thường sống ở các khu vực lân cận.
Khi con người lặn xuống nước, lá lách sẽ co lại và một lượng tế bào hồng cầu chứa oxy được giải phóng vào máu. Lá lách lớn hơn đồng nghĩa với việc lượng tế bào hồng cầu dự trữ trong cơ thể sẽ lớn hơn, do đó cung cấp nhiều oxy hơn khi ở dưới nước.
Những ngôi nhà được người Bajau xây dựng trên biển
Ngoài ra, người Bajau cũng phát triển khả năng nhìn dưới nước đáng chú ý. Những kỹ năng này mang lại cho người trong bộ tộc lợi thế khi săn lùng ngọc trai, hải sâm cùng các loài khó nhận biết khác.
Mỗi ngày, người Bajau sẽ dành nhiều giờ dưới nước để săn bắt, và thứ duy nhất giúp công việc lặn của họ dễ dàng hơn là một chiếc kính bảo hộ bằng gỗ, họ thậm chí không có bộ đồ lặn hay chân vịt. Bởi vì dành quá nhiều thời gian dưới nước, màng nhĩ của họ bị ảnh hưởng, nhiều người còn tin rằng họ cố tình chọc thủng màng nhĩ để giúp việc lặn được dễ dàng hơn.
Người Bajau ngày nay
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều người Bajau chuyển sang sinh sống trên đất liền (một số nhóm đã sống trên đất liền từ lâu vì không có một tiêu chí nào để hoàn toàn xác định đâu là người Bajau).
Vì nhiều lý do khác nhau, thế hệ người Bajau hiện tại có thể là thế hệ cuối cùng sống hoàn toàn trên biển. Cạnh tranh cao về đánh bắt cá đã buộc người Bajau sử dụng các chiến thuật thương mại hơn, bao gồm sử dụng thuốc độc cyanide và thuốc nổ. Ngoài ra, họ cũng chuyển sang sử dụng loại gỗ nặng hơn để làm thuyền vì loại gỗ truyền thống đang bị đe dọa tuyệt chủng. Những chiếc thuyền mới này yêu cầu cần có động cơ để vận hành, đồng nghĩa với việc họ sẽ tốn thêm tiền cho nhiên liệu.
Theo thời gian, người Bajau dành nhiều thời gian sinh sống trên đất liền hơn so với trước kia
Sự kỳ thị liên quan đến việc sống du mục cũng buộc nhiều "người cá" phải từ bỏ lối sống của mình. Họ dần được các quốc gia xung quanh tiếp nhận và cho phép tiếp cận với các chương trình viện trợ từ chính phủ mà họ chưa từng nhận được từ trước đến giờ
Mặc dù vậy, đối với người Bajau, đánh bắt cá không chỉ là một nghề kiếm sống và nước cũng không phải chỉ là một nguồn tài nguyên. Trọng tâm bản sắc văn hóa của họ là mối quan hệ giữa đại dương và con người. Vì vậy, khi nói đến việc bảo tồn tộc người Bajau, chúng ta không chỉ bảo tồn con người, mà còn bảo tồn văn hóa cùng với vùng biển mà họ gọi là nhà trong nhiều thế kỷ.
Khi khủng bố IS "xoay trục" sang châu Phi Vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại một trường trung học ở miền Tây Uganda cuối tuần qua khiến gần 50 người thương vong không chỉ làm rúng động thế giới. Nó còn nhắc lại một thực tế là "bóng ma" Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang lan rộng khắp châu Phi. Vụ thảm sát man rợ Đêm Thứ sáu...