Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi Trường Bạch ở Trung Quốc
Núi Trường Bạch (núi Bạch Đầu, núi Paektu) là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Với chiều cao 2.744m, núi Bạch Đầu là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch ở phía Bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía Nam. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Mãn Châu.
Núi Trường Bạch là một núi lửa tầng với đỉnh chóp bị cắt cụt bởi một hõm chảo núi lửa lớn có đường kính khoảng 5km và sâu 850m. Trũng hõm là hồ Thiên Trì. Hõm chảo núi lửa này được tạo ra sau lần phun trào khoảng năm 969. Tro núi lửa từ đợt phun trào này lan rộng đến tận miền Nam đảo Hokkaid, Nhật Bản. Hồ Thiên Trì chu vi khoảng 13km, với độ sâu trung bình là 213m và độ sâu tối đa đạt 384m. Từ khoảng trung tuần tháng 10 tới giữa tháng 6 mặt hồ thường bị băng tuyết phủ kín.
Phần trung tâm của ngọn núi này được nâng lên khoảng 3mm mỗi năm, do mực macma đang dâng lên ở phía dưới phần trung tâm của núi. Mười sáu đỉnh trên 2.500m bao quanh mép hõm chảo xung quanh hồ Thiên Trì. Đỉnh cao nhất, gọi là đỉnh Tướng Quân (Janggun) trên lãnh thổ Triều Tiên, bị tuyết che phủ khoảng 8 tháng mỗi năm. Đỉnh cao nhất trên lãnh thổ Trung Quốc là đỉnh Bạch Vân, cao 2.691m. Các sườn núi tương đối thoải cho tới độ cao khoảng 1.800m.
Nước chảy ra khỏi hồ ở phía Bắc và gần lối thoát ra là một thác nước cao 70m. Núi này là nguồn của các con sông như Tùng Hoa, Đồ Môn và Áp Lục.
Video đang HOT
Tại khu vực núi Trường Bạch, Thời tiết trên thay đổi thất thường. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên đỉnh núi là khoảng -8,3C (17F). Vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến 18C (64F) trong khi mùa đông thì xuống tới -48C (-54F). Nhiệt độ trung bình Tháng Giêng là -24C (-11F), và Tháng 7 là 10C (50F). Trong tám tháng mỗi năm nhiệt độ giữ dưới 0C. Tốc độ gió trung bình là 11,7m/s, đạt tới trung bình là 17,6 m/s trong tháng 12. Độ ẩm tương đối trung bình là 74%. Trong mấy thập niên gần đây, thời tiết trên núi có khuynh hướng ấm hơn. Ngược lại lượng tuyết trên đỉnh núi vào mùa hè giảm nhiều.
Có 5 loài thực vật sinh sống trong hồ trên đỉnh núi và khoảng 168 loài dọc theo các bờ hồ. Khu vực núi Trường Bạch là nơi sinh sống của hổ, gấu, báo hoa mai, chó sói, và lợn rừng. Loài hươu nai sinh sống trong các khu rừng, che phủ núi Trường Bạch tới độ cao khoảng 2.000m, là chủng hoẵng Bạch Đầu sơn. Nhiều loài chim hoang dã như gà gô lia (Tetrao tetrix), cú và gõ kiến cũng sinh sống trong khu vực. Các khu rừng bên phía Trung Quốc là nguyên sinh và gần như không bị con người biến đổi. Bạch dương là chủ đạo gần đường cây gỗ còn thông thì ở dưới hơn, hỗn tạp với các loài cây khác. Trong vài thập niên gần đây, sự ấm lên đáng kể của khí hậu đã làm thay đổi cấu trúc các cánh rừng nguyên sinh trên các phần phía trên của sườn núi, với sự thay đổi nghiêng về phía các loài thông cũng như làm dày thêm tầng tán của rừng. Hiện tại quá trình tàn phá làm mất rừng ở các phần thấp của sườn núi bên lãnh thổ Triều Tiên vẫn đang diễn ra.
Núi Trường Bạch từ xa xưa đã được dân địa phương tôn kính như một ngọn núi thiêng. Người Mãn Châu ở Trung Quốc đều coi nơi này là đất tổ của dân tộc họ.
Núi Trường Bạch lần đầu tiên được ghi nhận trong Sơn Hải Kinh với tên gọi Bất Hàm Sơn. Nó cũng được gọi là Đan Đan Đại Lĩnh trong Hậu Hán thư phần Đông Di liệt truyện. Trong Tân Đường thư quyển 219-Bắc Địch Bột Hải truyện, người ta gọi nó là Thái Bạch Sơn. Tên gọi hiện tại trong tiếng Trung là Trường Bạch Sơn lần đầu tiên được sử dụng vào thời nhà Liêu (907-1125) và sau đó là nhà Kim (1115-1234).
Nhà Kim (1115-1234) phong cho thần núi Trường Bạch tước hiệu là “Hưng quốc Linh ứng vương” vào năm 1172 và sau này phong là “Khai thiên Hoành thánh đế” vào năm 1193. Trong thời kỳ nhà Thanh, hoàng đế Khang Hi gọi núi Trường Bạch như là nơi sinh truyền thuyết của hoàng gia nhà Ái Tân Giác La sau một cuộc nghiên cứu, mặc dù hiện nay nó không còn được ủng hộ nữa. Ông đặt ra một khu vực cấm quanh núi, mặc dù hiện nay vẫn còn tranh cãi rằng nó là một phần của Triều Tiên hay của Trung Quốc. Nhà Thanh duy trì các nghi lễ tế tự hàng năm đối với ngọn núi này, cũng giống như nhà Kim trước đây.
Đàm Thủy - "bức tranh thủy mặc" miền biên viễn
Không chỉ là một vùng đất cổ gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) còn mang vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ đặc trưng của non nước Cao Bằng.
Đặt chân đến mảnh đất này, du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp tựa bức tranh thủy mặc mà thiên nhiên ban tặng cho Đàm Thủy, để rồi cứ lưu luyến với miền biên viễn...
Xã Đàn Thủy nhìn từ chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Gốc.
"Bức tranh thủy mặc" trên sông Quây Sơn
Nằm ở phía đông bắc, cách thành phố Cao Bằng khoảng 80km, xã Đàm Thủy là một trong những vùng phên giậu của Tổ quốc khi nằm trên con đường vành đai biên giới dài gần 100km chạy qua địa bàn huyện Trùng Khánh nối các xã Ngọc Côn, Đàm Thủy, Đình Phong; giáp Trung Quốc với trập trùng những dãy núi đá tai mèo. Chạy song song với con đường này là dòng Quây Sơn xanh biếc, len lỏi chảy qua những bản làng của người Tày, Nùng và những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau như những đợt sóng vô tận...
Cảnh quan thiên nhiên nơi đây đẹp tựa một bức tranh thủy mặc. Sông Quây Sơn đoạn chảy qua xã Đàm Thủy là điểm khởi đầu của thác Bản Giốc, gồm thác chính và thác phụ. Trong đó, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam, còn thác chính nằm ở khu vực biên giới Việt - Trung, gồm 3 tầng, rộng 300m, cao hơn 30m. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, là thác nước nằm trên đường biên giới lớn thứ 4 thế giới và lọt top 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới. Năm 1998, thác Bản Giốc đã được công nhận là Danh thắng cấp quốc gia. Đây là điểm nhấn và là biểu tượng du lịch của tỉnh Cao Bằng.
Đến với Đàm Thủy, du khách không nên bỏ qua Danh thắng quốc gia động Ngườm Ngao, chỉ cách thác Bản Giốc chưa đầy 3km. Hang động này dài khoảng 2km, phát triển trong núi đá vôi có chứa nhiều thạch san hô, được tạo thành ở vùng biển cổ cách ngày nay khoảng 400 triệu năm. Bên trong động là vô vàn nhũ đá, được người dân gọi tên theo hình dáng và màu sắc như: Thác vàng, cây bạc, ruộng bậc thang, núi lửa, đài sen và cột đá cô đơn... Sau nhiều năm khai thác tuyến 1 động Ngườm Ngao, tháng 4-2021, Công ty Cổ phần Du lịch Cao Bằng đã đưa vào phục vụ tuyến số 2: Khám phá động Ngườm Ngao - bản Thuôn với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách ưa thích loại hình du lịch mạo hiểm.
Ngoài ra, xã Đàm Thủy còn được biết đến với chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Làng du lịch cộng đồng Khuổi Ky mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống được đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn qua bao đời. Hầu hết những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Cao Bằng đều hội tụ tại Đàm Thủy, tạo nên nét hấp dẫn đặc trưng riêng có của nơi này.
Khai thác tiềm năng du lịch biên giới
Việc nằm ở vị trí biên giới vừa là thách thức, vừa mang lại những điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho xã Đàm Thủy. Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Du lịch Việt Đà (thành phố Đà Nẵng) Đinh Văn Lộc chia sẻ: "Mặc dù đã đi nhiều nơi nhưng vùng đất biên cương này để lại cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt. Tôi ấn tượng với tuyến trải nghiệm mới tại động Ngườm Ngao và phong cảnh kỳ vĩ, thơ mộng của thác Bản Giốc. Nơi đây có thể phát triển du lịch khám phá hang động như Quảng Bình nếu biết cách làm. Bên cạnh đó, Làng du lịch cộng đồng Khuổi Ky cũng là điểm đến thu hút du khách, đặc biệt là khách miền Trung và khách nước ngoài khi hoạt động du lịch quốc tế dần hồi phục".
Là địa bàn trực tiếp quản lý các điểm đến quan trọng trên, lại có 17,5km đường biên giới với Trung Quốc nên cấp ủy, chính quyền xã Đàm Thủy luôn quan tâm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tham gia đầu tư, phát triển du lịch và bảo vệ, giữ vững an ninh trật tự tại vùng biên.
Bí thư Đảng ủy xã Đàm Thủy Lương Văn La cho biết: "Những năm gần đây, du lịch đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho vùng đất này. Cuộc sống của người dân được nâng cao nhờ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, cung cấp các dịch vụ và nông sản của địa phương. Được sự quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông nên lượng khách du lịch đến với xã liên tục tăng trong thời gian qua".
Cũng theo ông Lương Văn La, vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn tổ chức các hoạt động, sự kiện, đặc biệt là Lễ hội du lịch thác Bản Giốc gắn với sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nên địa phương đã thu hút khoảng 1 triệu lượt khách mỗi năm (không kể thời điểm dịch Covid-19).
"Những hoạt động như vậy vừa góp phần phát triển du lịch, vừa là cách để khẳng định chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho người dân và du khách. Chúng tôi mong muốn có thể xây dựng tuyến du lịch Vành đai biên giới nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh trật tự vùng biên" - ông La chia sẻ.
"Thành phố cổ đại trên trời" ở Trung Quốc Chìm trong màn sương mờ bí ẩn bao phủ, núi Fanjing nằm ở phía Đông Bắc Quý Châu, Trung Quốc là một ngọn núi thiêng, được mệnh danh là "thành phố bầu trời". Ảnh sưu tầm "Thành phố bầu trời" là tên gọi mà truyền thông Anh ưu ái đặt, trang CNN gọi Fanjing là một ngọn núi đáng kinh ngạc nhất của...