Khám phá vẻ đẹp hoàn mỹ của hang Thẳm Khến, Điện Biên
Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, hang động Thẳm Khến, tỉnh Điện Biên, chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, du lịch.
Theo tiếng của dân tộc Thái địa phương: Thẳm là hang động, Khến là một loại rau có vị đắng và ngọt, loại rau này mọc nhiều trước cửa hang. Dịch nôm na thì Thẳm Khến nghĩa là “hang động có nhiều cây rau Khến”.
Hang động Thẳm Khến là nơi hội tụ của nhiều tính chất đa dạng của thiên nhiên: địa hình, khí hậu, sinh thái
Hang nằm trong dãy núi đá vôi, kiểu địa hình karst hòa tan (là hiện tượng phong hóa đặc trưng của núi đá vôi bị nước chảy xói mòn), được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất của Trái đất cách ngày nay hàng triệu năm.
Trong hang có rất nhiều các nhũ đá màu vàng, xám, xanh rêu, phần lớn nền hang động là đất, cát, các cột đá, chuông đá…
Hang động Thẳm Khến là một tổ hợp gồm 2 hang động. Hang động thứ nhất nằm ở vị trí lưng trừng đồi, cửa hang quay về hướng Đông, hang có tổng chiều dài 160m, uốn lượn theo hình chữ S, được chia làm 3 khoang chính. Khi nghiêng người, khom lưng chui qua cửa hang động du khách sẽ vào khoang thứ nhất có chiều sâu khoảng 35m, nơi rộng nhất khoảng 20m, có vòm hình vòng cung.
Tại khoang thứ hai có vòm cung, chiều sâu khoảng 75m, xuất hiện những mảng nhũ đá lớn có màu vàng, xám đan xen buông từ vòm hang xuống; trên nền, vách của hang động tồn tại các cột đá măng đá hình cổ thụ, cao từ 10-12m hay những thác nước đang tuôn chảy tung bọt trắng xóa.
Nổi bật tại hang là trụ đá to mọc giữa trung tâm khoang
Khoang thứ ba có chiều sâu khoảng 45m, nơi rộng nhất của khoang 20m, vòm khoang nơi cao nhất khoảng 10m, trên vách và nền khoang là những dải nhũ màu vàng hình thù kỳ lạ, nổi bật là trụ đá to mọc giữa trung tâm, xung quanh là những phiến đá nối tiếp nhau từ cao xuống thấp như những ruộng bậc thang.
Cuối khoang thứ ba có “giếng trời” rộng khoảng 3m lấy ánh sáng trực tiếp từ trên đỉnh núi chiếu thẳng xuống làm khung cảnh trong hang thêm lung linh, huyền ảo. Nền hang là các phiến đá lớn trải dài được xếp chồng lên nhau thành tầng nhiều tầng, lớp hoặc mọc nối tiếp nhau như những rừng cây xương rồng giữa sa mạc hoặc đứng đơn lẻ như cây nấm khổng lồ.
Video đang HOT
Hang Thắm Khến được thiên nhiên ban tặng cho hình thái độc đáo cũng như vẻ hoang sơ
Hang động Thẳm Khến chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, du lịch, thẩm mỹ… Vì vậy, hang động có thể trở thành địa điểm phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử, địa lý, địa chất, địa mạo, môi trường sinh học, sự đa dạng của hệ sinh thái.
Hang động Thẳm Khến tại bản Nà Xa, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia vào ngày 27/10/2020.
Độc đáo những kiểu nhà truyền thống của người Việt, thiết kế đặc trưng phù hợp từng vùng miền
Mỗi kiểu nhà truyền thống của người Việt gắn liền với đặc trưng địa hình, khí hậu và phong tục tập quán của cư dân bản địa, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nhà ở của Việt Nam.
Những kiểu nhà truyền thống của người Việt được lưu giữ mãi theo thời gian
1. Nhà sàn
Nhà sàn là một trong những kiểu nhà truyền thống của người Việt, phổ biến từ miền ngược đến miền xuôi, trở thành mô hình nhà ở nổi tiếng của cả đồng bào dân tộc thiểu số lẫn đa số. Mỗi dân tộc, mỗi địa hình sẽ có cách xây dựng nhà sàn khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, đây là kiểu nhà xây trên các trụ cột cao từ 2 - 3 mét, đóng chặt xuống đất, nhà có mái che mát rượi.
Nhà sàn là mô hình nhà ở phổ biến của các dân tộc thiểu số.
Nhà sàn của người Việt bắt đầu vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn và tồn tại đến ngày nay, trải qua nhiều sự biến tấu để phù hợp hơn với điều kiện đất đai, thời tiết. Mô hình nhà ở này có thể xây ở miền núi, sông suối, đầm lầy bằng các nguyên vật liệu dễ tìm từ thiên nhiên, chủ yếu là cây gỗ, tre nứa, mái lá,...
Nhà sàn có nhiều ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ. Ảnh: @dugiahomestay
Thông thường, nhà sàn sẽ được xây trên các cột với phần thiết kế chắc chắn, có 1 - 2 cầu thang tùy diện tích ngôi nhà. Không gian nhà chia thành nhiều khu như hàng ba, các buồng ở, phòng khách trung tâm và thêm các cửa sổ để tạo sự thoáng mát. Mái nhà sàn thường là 2,3 hoặc 4 mái.
Nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa,... rất mát mẻ. Ảnh: @tracy.trang.38
Nhà sàn là kiểu nhà ở đơn sơ, làm từ chất liệu gỗ, tre, nứa, song, mây,... tùy vào điều kiện của mỗi khu vực. Mái nhà lợp bằng gồi, lá cỏ tranh hoặc lá dừa nước. Ngày nay, nhà sàn rất phổ biến ở khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Tùy số thành viên trong gia đình mà diện tích nhà sàn lớn hay nhỏ. Ảnh: @yenng86
Trong đó, người dân tộc Thái, Tày, Chăm,... là những dân tộc sử dụng kiểu nhà truyền thống của người Việt này nhiều nhất. Nếu như đồng bào miền núi dựng nhà sàn để tránh thú dữ, kết hợp chăn nuôi phía dưới thì người Nam Bộ xây nhà sàn để chống ngập nước.
2. Nhà trệt
Một trong những kiểu nhà truyền thống của người Việt phổ biến nhất hiện nay chính là nhà trệt. Đây là mô hình nhà ở phổ biến của người Việt, Hoa, Khmer, Chăm,... dọc theo các dòng sông, sườn núi, hình thành nên những bản làng được tổ chức chặt chẽ như một cộng đồng riêng biệt.
Nhà trệt là kiểu nhà có ở khắp 3 miền. Ảnh: @vinhdangtuan
Kiểu nhà ở này được xây dựng bài bản, chung quanh nhà có hàng rào, có vườn cây rất khoáng đãng, mát mẻ. Bên trong mỗi ngôi nhà bao gồm nhà chính, nhà phụ, sân hiên, ao cá,... Thông thường, nhà trệt sẽ quay mặt về hướng Nam để đón gió, nhà phụ là nhà bếp hoặc phục vụ các công việc thủ công của gia đình.
Nhà trệt truyền thống thường có 3 - 5 gian, phía trước có sân hiên. Ảnh: @shawolmeu
Nhà trệt truyền thống được xây dựng tùy 3 - 5 gian tùy thuộc vào số thành viên trong nhà. Ngoài gian chính, phụ, khuôn viên mỗi ngôi nhà còn có thêm giếng nước, ao cá, vườn cây,... lớn nhỏ tùy thuộc diện tích. Nhiều gia đình còn có khu vực dùng để xây chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Nhà trệt ở làng cổ Đường Lâm. Ảnh: @giangtran2202
Kiểu nhà trệt này thường được xây bằng gạch, hệ thống cột kèo bằng gỗ, có chạm trổ đẹp mắt. Mái nhà lợp ngói, lợp lá rất mát mẻ. Bên trong nhà có gian chính thờ cúng tổ tiên và là nơi tiếp khách. Các gian còn lại là nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ và bố trí đồ đạc, không gian khá gọn gàng, mát mẻ.
3. Nhà trình tường
Một trong những mô hình nhà truyền thống của người Việt nổi tiếng chính là nhà trình tường của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Nhà trình tường là kiểu nhà ở của đồng bào người Mông, Hà Nhì, Lô Lô, Dao, Tày,... được xây dựng từ đất để chống lại thời tiết khắc nghiệt của miền núi.
Người Mông, Tày, Hà Nhì,... sống trong những căn nhà trình tường. Ảnh: @wal.photo
Có dịp du lịch Hà Giang, Lào Cai,... và đi thăm các bản làng của đồng bào nơi đây, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những căn nhà trình tường được xây dựng từ hoàn toàn từ đá núi và đất. Mái nhà thường lợp ngói hoặc cỏ tranh để mát mẻ vào mùa hè và giữ ấm tốt vào mùa đông, mang lại vẻ đẹp của sự mộc mạc, bình dị.
Nhà trình tường làm bằng đất sét rất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Người dân miền núi phía Bắc sử dụng đất sét đỏ có độ mịn và kết dính cao, kết hợp cùng những khuôn gỗ lớn để xây nhà. Đất sét được đổ vào khuôn và nện thật chặt để tạo thành những bức tường vững chãi. Nhà thường có 1 cửa chính và 2 - 3 cửa sổ để mang lại sự thông thoáng, mát mẻ.
Một ngôi nhà trình tường cổ kính ở Hà Giang. Ảnh: @imdynh
Về cơ bản, nhà trình tường của đồng bào các dân tộc miền núi giống nhau. Tuy nhiên, nhà trình tường người Mông có thêm chút khác biệt thể hiện qua hàng rào đá quanh nhà. Người Mông thường lượm nhặt những viên đá về xếp chồng lên nhau để tạo thành một bờ rào chắc chắn quanh nhà.
Quanh nhà trình tường của người Mông thường có thêm bờ rào đá.
Ngày nay, có dịp thăm làng cổ Thiên Hương ở Hà Giang, ngôi làng của người Hà Nhì ở Y Tý,... du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn hơn vẻ đẹp của nhà trình tường miền núi, cảm nhận một dấu ấn văn hóa khác biệt của kiến trúc nhà ở đặc trưng của người Việt khắp mọi miền tổ quốc.
4. Nhà lá
Trong những kiểu nhà truyền thống của người Việt thì nhà lá chính là mô hình nhà ở rất phổ biến của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hình ảnh những ngôi nhà lá đơn sơ, mát mẻ, nằm lọt thỏm giữa những vườn cây xanh mát, tạo nên một khung cảnh bình yên và dung dị, làm vương vấn những ai từng về miền Tây du hí.
Người miền Tây sống trong những căn nhà lá mát rượi.
Nhà lá miền Tây là kiểu nhà sử dụng lá dừa nước để lợp cho phần mái nhà và làm vách. Lá dừa nước dày, bền và phù hợp với cả hai mùa mưa nắng. Mùa nắng, căn nhà lá rất mát mẻ, dễ chịu. Vì thế, nhà lá rất phổ biến ở Nam Bộ trước khi những kiểu nhà ở hiện đại mọc lên như ngày nay.
Căn nhà lá bình yên giữa vườn dừa xanh ngát.
Thông thường, nhà lá sẽ có khung sườn nhà, hệ thống cột kèo bằng gỗ, ván, tre nứa,... và mái nhà mới lợp lá. Nhà nào thích mát mẻ "toàn tập" có thể làm bằng vách lá. Trong khi nhiều gia đình chọn làm vách gỗ để đỡ mất công thay lá sau vài năm sử dụng. Về cơ bản, dù vách lá hay vách gỗ, nhà lá miền Tây đều vô cùng mát mẻ.
Căn nhà lá mát mẻ, mộc mạc mang lại cảm giác thật dễ chịu mỗi khi hè về.
Trên đây là một số kiểu nhà truyền thống của người Việt phổ biến ở khắp các vùng miền. Ngoài nhà sàn, nhà trệt, nhà trình tường hay nhà lá, 54 dân tộc Việt Nam còn có nhà rường, nhà rọi,... tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nhà ở của người Việt từ thời xa xưa đến nay.
Hang động cấp quốc gia Khó Chua La (Điện Biên) Hang động Khó Chua La thuộc xã Xá Nhè (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) được công nhận Di tích Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2015. Hang được hình thành từ những kiến tạo địa chất trong hàng triệu năm, tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá với vẻ đẹp kỳ bí, nguyên sơ với những khối...