Khám phá toàn bộ tính năng siêu đỉnh trên camera Samsung Galaxy S20 Ultra
Samsung Galaxy S20 Ultra sở hữu 5 camera, cảm biến 108MP, có thể zoom 100x, quay video 8K và một loạt tính năng siêu đỉnh mà bạn sẽ cảm thấy thích thú.
Samsung Galaxy S20 Ultra đánh dấu một dòng điện thoại mới của Samsung, cao cấp hơn cả chiếc Galaxy S20 Plus. Điểm nhấn lớn nhất của S20 Ultra đến từ cụm camera sau siêu việt, mà những thông số của chúng chỉ nói qua cũng đủ làm người nghe choáng ngợp. Những con số như độ phân giải 108MP, khả năng chụp ảnh zoom 100x hay quay video 8K tưởng như chỉ có mặt trên những thiết bị camera chuyên nghiệp giờ đây đều được tích hợp trên một chiếc điện thoại di động. Vậy camera Samsung Galaxy S20 Ultra thực sự “bá đạo” đến mức nào, mời các bạn cùng khám phá:
Thông số camera Samsung Galaxy S20 Ultra
Có 5 ống kính camera trên Samsung Galaxy S20 Ultra, và dù là camera sau hay camera trước, S20 Ultra cũng sở hữu những cảm biến “khủng” nhất trên thị trường hiện nay. 4 camera sau bao gồm camera chính 108MP hỗ trợ nấy nét theo pha, chống rung quang học, khẩu độ f/1.8, cảm biến 1/1,33 inch; camera góc siêu rộng 12MP khẩu độ f/2.2; camera tele 48MP khẩu độ f/3.5 và cuối cùng là camera đo độ sâu DepthVision. Camera trước cũng không hề kém cạnh với độ phân giải 40MP, hỗ trợ lấy nét theo pha và khẩu độ f/2.2.
Thỏa sức thu phóng với khả năng zoom tối đa 100x
Với độ phân giải lên tới 108MP, vượt xa độ phân giải 12MP của camera điện thoại thông thường, camera Galaxy S20 Ultra có thể chụp được những bức ảnh siêu nét. Kết hợp với camera Tele, S20 Ultra mang đến khả năng phóng to (zoom) ảnh ấn tượng đến khó tin. Bạn có thể zoom quang học 4x, zoom lai 10x và thậm chí là zoom kỹ thuật số 100x. Với zoom quang học, chất lượng hình ảnh không thay đổi so với những cảnh vật bạn thấy ở gần, trong khi đó zoom lai và zoom kỹ thuật số chất lượng sẽ giảm đi đôi chút nhưng vẫn rất tuyệt vời và đủ sắc nét để bạn nhìn thấy rõ ràng những điều ngoài tầm mắt người.
Chụp đêm xuất sắc
Cảm biến 108MP của Galaxy S20 Ultra có kích thước rất lớn, là 1/1,33 inch. Hơn nữa, Samsung còn sử dụng phương pháp ghép điểm ảnh khi ghép 9 điểm ảnh làm 1 và đưa ra bức ảnh cuối cùng có độ phân giải 12MP như thông thường nhưng kích thước điểm ảnh lên tới 2,4um, cao vượt trội so với thế hệ trước Galaxy S10. Với điểm ảnh lớn, S20 Ultra có thể thu được rất nhiều ánh sáng khi chụp đêm. Ngoài ra, Samsung còn có chế độ Night Mode, chụp nhanh nhiều tấm hình và ghép lại để đưa ra kết quả cuối cùng tốt nhất. Nhờ vậy, ảnh chụp đêm bằng Galaxy S20 Ultra trở nên đẹp chưa từng thấy với độ chi tiết cao, ít nhiễu, độ sáng và độ tương phản tuyệt vời.
Chụp ảnh xóa phông và góc siêu rộng
Giống như các thế hệ trước, Galaxy S20 Ultra cũng có khả năng chụp ảnh xóa phông hiệu ứng bokeh và chụp góc siêu rộng. Với tính năng chụp ảnh xóa phông, hiệu ứng làm mờ sẽ chính xác và nghệ thuật hơn nhờ cảm biến đo độ sâu và cảm biến camera chính được nâng cấp. Trong khi đó những bức ảnh góc siêu rộng cũng trở nên đẹp hơn nhờ cảm biến chất lượng và AI hiệu chỉnh độ méo, cho bức ảnh tự nhiên, xử lý góc siêu rộng ấn tượng.
Camera selfie 40MP
Việc nâng cấp mạnh mẽ camera selfie lên 40MP là một tin vui cho những tín đồ của chụp ảnh “tự sướng”. Giờ đây cảm biến camera trước của Samsung Galaxy S20 Ultra thậm chí còn cao cấp hơn camera sau của nhiều chiếc điện thoại khác, nên hình ảnh selfie của bạn sẽ trở nên sắc nét vượt trội. Hơn nữa, Samsung tiếp tục sử dụng phương pháp ghép 4 điểm ảnh làm một để bức ảnh cuối cùng dù có độ phân giải 10MP nhưng điểm ảnh lớn hơn nhiều để vẫn đảm bảo giữ được chi tiết dù là trong điều kiện thiếu sáng. Điều này đồng nghĩa với việc những bức ảnh selfie thiếu sáng của S20 Ultra sẽ vô cùng ấn tượng.
Quay video 8K siêu nét
Cảm biến camera “khủng” 108MP không chỉ đột phá khi chụp ảnh mà còn cả ở những thước phim. Giờ đây Galaxy S20 Ultra đã có thể quay phim độ phân giải chuẩn 8K, sắc nét gấp 4 lần chuẩn 4K UltraHD và gấp 16 lần chuẩn Full HD. Những đoạn phim từ S20 Ultra có thể truyền phát trên những TV 8K màn hình lớn 100 inch hoặc thậm chí trên màn hình của rạp chiếu phim mà chất lượng vẫn tuyệt vời, hình ảnh sắc nét và sống động. Sự xuất hiện của Galaxy S20 Ultra cũng đại diện cho bước nhảy vọt của công nghệ, dần thay thế “ngôi vương” của 4K hiện nay bằng chuẩn 8K mới siêu nét.
Trích xuất ảnh từ video 8K
Những đoạn video 8K của Samsung Galaxy S20 Ultra có chất lượng cao đến mức mà khi bạn thấy một khoảnh khắc thú vị trong video, bạn hoàn toàn có thể trích xuất thành một hình ảnh độ phân giả lên tới 33MP cực kỳ rõ nét. Tính năng này rất hữu ích để bạn có thể bắt trọn những khoảnh khắc độc đáo nhất một cách thật sự trọn vẹn.
Quay video chống rung – siêu ổn định
Công nghệ AI tiên tiến và tính năng chống rung quang học giúp Galaxy S20 Ultra có thể quay video chuyển động mượt mà, không bị hiện tượng mờ nhòe. Chỉ cần bật tính năng chống rung – siêu ổn định, bạn có thể quay những hoạt động thể dục thể thao với chất lượng cao, độ mượt hoàn hảo.
Tính năng Night Hyperlapse
Đây là tính năng mà bạn thường thấy trên những bộ phim điện ảnh. Một đoạn video chớp nhoáng với những phương tiện di chuyển, những ánh đèn giữa cảnh đêm tuyệt đẹp. Nhờ công nghệ ánh sáng tăng cường và cảm biến camera chất lượng, Galaxy S20 Ultra có thể phơi sáng trong thời gian dài, tạo nên những vệt sáng đẹp rực rỡ, để bạn lưu lại những khoảnh khắc hấp dẫn của thành phố.
Chế độ Pro Mode
Một chế độ rất thích hợp dành cho những người chuyên nghiệp và hiểu sâu về nhiếp ảnh. Chế độ Pro Mode cho phép bạn thiết lập bằng tay mọi thông số như ISO, tốc độ màn trập, thời gian phơi sáng, … giống như trên máy ảnh DSLR chuyên nghiệp.
Chỉnh sửa ảnh và video nhanh chóng
Không chỉ chụp ảnh đẹp, quay video xuất sắc, phần cứng mạnh mẽ của Galaxy S20 Ultra còn cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa ảnh, video ngay trên chiếc điện thoại quen thuộc. Bạn có thể cắt, gộp, thêm hiệu ứng, tùy chỉnh tốc độ phát và rất nhiều thao tác khác để nhanh chóng xuất bản bức ảnh, bộ phim ưng ý nhất.
Những tính năng còn lại
Bên cạnh các tính năng kể trên, camera Samsung Galaxy S20 Ultra vẫn còn rất nhiều điều để bạn khám phá. Có thể kể đến một số tính năng như chụp ảnh và quay video HDR; chế độ quay video chuyển động siêu chậm 960fps; quay video 4K UHD trên cả camera trước và chuyển đổi qua camera sau mượt mà; quay phim chuẩn HDR10 ; tính năng AR DOODLE; tính năng 3D Scanner; tính năng Quick Mesure và còn rất nhiều tính năng thú vị trên S20 Ultra.
Theo FPT Shop
16GB RAM trên Samsung Galaxy S20 Ultra là quá thừa!
Trong năm 2020, trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều mẫu smartphone cao cấp được trang bị RAM 16GB. Trước đó, một vài flagship 2019 như OnePlus 7T Pro hay Asus ROG Phone 2 đã tiên phong trang bị 12GB RAM, thay vì 8GB RAM như trước.
Smartphone 16GB RAM là điều tất yếu phải đến. Mới đây nhất, Samsung đã khai phát súng đầu tiên khi cho ra mắt biến thể cao cấp nhất Galaxy S20 Ultra với tùy chọn bộ nhớ RAM 16GB.
16GB RAM nghe có vẻ khá thú vị, cũng như trở thành điểm nhấn giúp các nhà sản xuất dựa vào để quảng bá, nhưng liệu thực sự người dùng có sử dụng hết ngần ấy RAM hay không? Nó hữu ích hay lại quá thừa thãi? Hãy cùng Android Authority tìm hiểu dưới đây:
Đôi lời về khả năng quản lý bộ nhớ trên Android
Bất cứ khi nào bạn chạm vào một biểu tượng ứng dụng, hệ điều hành (HĐH) Android sẽ tạo ra một tác vụ xử lý để chạy ứng dụng đó. Lúc này, nhân của HĐH, kernel Linux sẽ quản lý tài nguyên hệ thống, bao gồm thời gian CPU và bộ nhớ để mỗi ứng dụng xử lý tác vụ. Khi có đủ hai yếu tố ấy, nhân kernel sẽ có thể tự do phân chia tài nguyên. Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu nảy sinh khi nguồn cung không đủ.
Việc thời gian CPU bị hạn chế sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của thiết bị. Tuy mọi tác vụ vẫn sẽ được xử lý hoàn tất, nhưng tốc độ để xử lý lại không được nhanh như mong đợi. Còn với RAM thì khác. Khi thiết bị không còn bộ nhớ trống, việc chờ đợi lâu hơn hoặc mọi thứ đều chậm đi là hệ quả thiết yếu của việc thiếu RAM. Vì vậy, các nhân xử lý cần phải chủ động để làm mới bộ nhớ RAM.
Tính đến nay, các sản xuất có hai tùy chọn sử dụng RAM cho HĐH Android. Đầu tiên là giải pháp "swapping" với zRAM. Android sẽ phân bổ một đoạn bộ nhớ vật lý để hoán đổi, tương tự như trên PC và các máy chủ.
Khi bộ nhớ chính đạt mức cao, các trang có dung lượng bộ nhớ ít được sử dụng nhất sẽ được chép ra đĩa, và bộ nhớ mà chúng chiếm giữ trước đó sẽ được làm trống và có sẵn để thực hiện các quy trình khác. Nếu sau đó hệ thống cần những vùng bộ nhớ bị hoán đổi, chúng sẽ được chép lại từ đĩa, và phân bổ ở vị trí nơi chúng đã được lấy đi.
Một điều mà đến nay Android vẫn chưa thể thực hiện được là hoán đổi sang bộ nhớ trong, bởi hiện nó đang sử dụng bộ nhớ flash và có thời gian ghi tương đối hạn chế. Thay vào đó, hệ thống sẽ sử dụng zRAM để nén bộ nhớ và ghi vào một phần khác của vùng lưu trữ.
Ký hiệu "z" được dùng ở đây là chỉ đến việc sử dụng tệp mở rộng '.z' để nén file. Giả sử cho tỷ lệ nén là 50% thì 128KB RAM có thể giảm xuống còn 64KB, và giải phóng đi 64KB. Bộ nhớ nén không thể sử dụng trực tiếp, vì vậy nếu Android cần lại phần dung lượng nào đó thì nó phải được giải nén và sao chép vào bộ nhớ.
Nhưng nếu không thể giải phóng đủ RAM bằng cách dùng zRAM, hoặc thiết bị không được thiết kế để nhà sản xuất sử dụng zRAM (không phải thiết bị Android nào cũng dùng zRAM) thì lúc này, nhân kernel cần hoạt động nhiều hơn và bắt đầu giải phóng các tác vụ ứng dụng cũ ra khỏi bộ nhớ.
Ví dụ, nếu bạn cho chạy trò Temple Run vào ba ngày trước và thoát ra, nhưng lại không bao giờ vào lại, thì sau đó, Android có thể tự cho rằng người dùng không cần đến tác vụ này và xóa nó khỏi bộ nhớ RAM. Khi ấy, lượng bộ nhớ thu về có thể được dùng cho các ứng dụng chạy nền.
Và cứ như thế, các ứng dụng nào cũ mà người dùng quên giải phóng sẽ được xóa đi, để nhường chỗ cho các tác vụ mới hơn. Từ đó, mọi nhà phát triển đều lưu ý việc ứng dụng của họ có thể bị tải lại toàn bộ khi bộ nhớ RAM đầy.
Đồng thời, hệ thống Android cũng cố gắng phát đi cảnh báo, giúp các ứng dụng có thể lưu lại tình trạng hoạt động cuối cùng. Để rồi khi vào lại, hệ thống có thể đọc thông tin tình trạng gần nhất mà ứng dụng đã lưu.
Một vài ứng dụng tiêu tốn rất nhiều dung lượng RAM của thiết bị
Trường hợp xấu nhất là khi một ứng dụng lớn (có thể là một trò chơi) được khởi chạy và các ứng dụng nhỏ hơn cần phải được xóa khỏi bộ nhớ RAM để nhường chỗ cho ứng dụng hoạt động. Đây là việc có thể được dự đoán trước, nhưng nó lại gây phiền toái cho người dùng rằng khi họ chuyển sang một ứng dụng khác, tất cả mọi dữ liệu trong trò chơi đều sẽ phải tải lại và khôi phục phần trạng thái đã lưu.
Tất nhiên, nó không phải là lỗi và các nhà sản xuất bắt buộc phải trang bị nhiều RAM hơn để khắc phục. Cũng như đó là một hệ quả khi ta ép quá nhiều thứ vào một không gian hạn chế, khi ấy tất cả đều "tràn ra ngoài".
Có một ý kiến cho rằng người dùng đã chi trả hàng nghìn đô la để sở hữu một chiếc flagship, vì thế nên chúng cần giảm thiểu những "phiền toái" ấy xuống mức tối thiểu. Để làm được điều đó, thiết bị cần nhiều RAM hơn. Nhưng bao nhiêu là đủ?
Thông thường, một ứng dụng năng suất, phương tiện truyền thông, mạng xã hội, chỉnh sửa ảnh hay một trò chơi cơ bản sẽ cần 400MB RAM để hoạt động. Tuy nhiên, con số ấy vẫn chỉ là quy ước vì có một vài ứng dụng cần nhiều bộ nhớ hơn, hoặc ít hơn.
Ví dụ, nếu thiết bị có 6GB RAM và sau khi khởi động còn trống 3.5GB RAM thì người dùng có thể chạy cùng lúc 9 ứng dụng trong nền mà không cần lo thiết bị sẽ bị tràn RAM. Điều đó đồng nghĩa người dùng có thể chuyển qua lại giữa nhiều ứng dụng mà sẽ không có cái nào bị tải lại.
Nhưng có một vài tựa game trên cửa hàng Play Store lại chiếm bộ nhớ RAM rất lớn khi hoạt động. Có thể kể đến như Asphalt 9 hay Real Racing 3 thường sử dụng từ 1GB đến 1.4GB RAM, khiến cho khi chúng hoạt động, thiết bị chỉ được lưu thêm 1 hoặc 2 tác vụ.
Nếu bạn có một thiết bị với 8GB RAM, 5GB có sẵn thì bạn sẽ có thể mở 10 ứng dụng và một trò chơi "nặng" trong cùng một lúc, chuyển qua chuyển lại giữa các ứng dụng mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Đây cũng được coi là một mức lý tưởng ở thời điểm hiện tại.
Galaxy S20 Ultra, chiếc smartphone cao cấp nhất trong bộ ba Galaxy S20 của Samsung được trang bị 16GB RAM, ngang ngửa, thậm chí hơn đa số máy tính để bàn, laptop ngày nay. Và nó thể làm được những gì? Được biết, nếu ta cho chạy cùng lúc Fortnite Asphalt 9 Real Racing 3 thì mức dung lượng RAM máy chiếm là 3.7GB, vẫn còn trống từ 8 đến 9GB RAM, thoải mái cho hơn 20 loại ứng dụng khác nhau hoạt động.
Khi cho ra mắt Galaxy S20 Ultra, Samsung đã muốn nhắm đến một phân khúc nhỏ của thị trường smartphone cao cấp. Nhưng liệu những người dùng sở hữu có thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa mức dung lượng RAM 12GB và 16GB hay không? Nó dường như là rất khó, mặc dù Samsung đã giới thiệu một tính năng độc đáo liên quan đến dung lượng RAM khủng trên Galaxy S20 Ultra có tên gọi App Pinning.
Vậy App Pinning là gì?
So với 8GB, 12GB RAM đã vượt qua so với mức cần thiết, chứ chưa nói đến 16GB
App Pinning (tạm dịch: Ghim ứng dụng) sẽ cho phép người dùng chỉ định ứng dụng nào được giữ chạy nền liên tục. Và Samsung cho phép ghim cùng lúc tối đa 5 ứng dụng, bao gồm các trò chơi. Ý tưởng này sẽ hữu ích đối với những ai thích chơi game, giúp nó luôn được tải và sẵn sàng bất cứ khi nào người dùng cần.
Đây thực sự là một tính năng hay, hữu ích và là thứ nên có trên hệ điều hành Android gốc, bởi nó không chỉ dành cho các smartphone có nhiều bộ nhớ RAM. Trước đó, Xiaomi cũng từng đưa tính năng ghim ứng dụng lên giao diện MIUI, nhưng rất tiếc, nhược điểm của các smartphone Xiaomi lại là khả năng đa nhiệm kém nên không thể tận dụng triệt để tính năng này.
Tuy nhiên, cũng nên ngầm công nhận rằng lý do duy nhất để một chiếc smartphone có bộ nhớ RAM còn nhiều hơn cả một chiếc máy tính Windows tầm trung là vì chúng ta vẫn muốn duy trì ứng dụng chạy ngầm.
Nó không giúp ứng dụng chạy nhanh hơn, không cải thiện tốc độ của giao diện người dùng, không tăng hiệu năng GPU, không cải thiện thời lượng pin, không mang đến tốc độ tải xuống nhanh hơn cũng như không làm cho thiết bị sạc nhanh hơn. Việc nhiều RAM sẽ chỉ giúp bạn không gặp phải trường hợp tải lại một ứng dụng nào đó, giúp quá trình sử dụng được mượt mà và tốt hơn mà thôi.
Theo VN Review
Galaxy S20 Ultra giá chạm đỉnh gần 40 triệu, còn ai dám bảo Apple bán iPhone đắt nhất thế giới nữa? Smartphone Samsung cũng càng ngày càng đắt hơn. Có lẽ các bạn vẫn còn nhớ thời điểm mà Apple ra mắt chiếc iPhone X với giá 1.000 USD, đây là chiếc smartphone đầu tiên có mức giá lên tới 1.000 USD và đã khiến tất cả mọi người bị sốc. Và chưa đầy 3 năm sau, một chiếc smartphone giá 1.000 USD chỉ...