Khám phá thiên đường hoa sơn tra Nậm Nghẹp
Tháng 3 khắp núi đồi bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra.
Với vẻ đẹp mộc mạc, quyến rũ, du khách đã ưu ái ví Nậm Nghẹp là thiên đường của loài hoa sơn tra.
Bản Nậm Nghẹp vào mùa hoa sơn tra.
Trong khuôn khổ Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường La năm 2024, hoạt động trải nghiệm ngắm hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp luôn thu hút đông đảo du khách tham gia. Từng dòng xe chở du khách tấp nập, nối tiếp nhau ngược con đường đất dốc, quanh co, gập gềnh, cheo leo lên khám phá bản làng vùng cao Nậm Nghẹp để “checkin” và ngắm sơn tra khoe sắc.
Hoa sơn tra khoe sắc trên nền trời xanh ngắt.
Bản Nậm Nghẹp có 135 hộ, 100% người dân của bản là đồng bào dân tộc Mông. Nằm ở độ cao 2.000 đến 2.500m, Nậm Nghẹp là bản cao nhất Việt Nam – thủ phủ của cây sơn tra với tổng diện tích khoảng 1.260 ha. Trong đó, gần 800 ha là cây cổ thụ với tuổi đời từ 300 – 500 năm.
Du khách chụp ảnh tại rừng sơn tra cổ thụ.
Anh Lường Văn Xiên, Giám đốc HTX du lịch cộng đồng Ngọc Chiến, thông tin: Từ cuối tháng 2, khi đất trời bước sang mùa xuân, là lúc những bông hoa sơn tra bắt đầu nở. Đến giữa tháng 3, là lúc hoa sơn tra nở rộ nhất. Hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp trải qua hàng trăm năm ở độ cao khoảng 2.500m, có màu trắng ngà, hoa có 5 cánh, nhụy màu vàng, khi nở thành từng chùm bông ôm trọn cành cây mộc mạc, như những cây bông tuyết khổng lồ. Hoa sơn tra có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông.
Du khách thích thú chụp ảnh bên hoa sơn tra.
Với diện tích cây sơn tra lớn, mỗi mùa sơn tra nở, đất trời Nậm Nghẹp lại bừng sáng, núi đồi trùng điệp, nhấp nhô, được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, tạo nên vẻ đẹp dịu dàng. Những ngôi nhà của đồng bào Mông ở đây cũng được bao quanh bởi cây sơn tra, như che trở, bảo vệ, cho biết bao thế hệ người Mông sinh sống yên bình.
Năm nay, để tạo thuận lợi cho du khách ngắm hoa sơn tra, xã Ngọc Chiến đã thành lập tổ công tác khảo sát lựa chọn các địa điểm “check in” vườn hoa sơn tra đẹp nhất với 10 địa điểm ngắm hoa, như: Vườn hoa sơn tra cổ thụ, điểm dân cư Ngam La, Home stay A Lệnh, Home stay A Vạng, quán cà phê The Love Hill… Đồng thời, khuyến khích các hộ gia đình mở thêm các dịch vụ ăn uống, cho thuê trang phục dân tộc, xe ôm để phục vụ nhu cầu của du khách.
Video đang HOT
Điểm check in tại Home stay A Lệnh.
Say sưa chụp ảnh cùng bạn bè tại vườn hoa sơn tra cổ thụ, anh Đặng Quang Ánh, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, phấn khởi: Tôi biết đến Nậm Nghẹp qua mạng xã hội và bạn bè chia sẻ về hình ảnh hoa sơn tra đã cuốn hút tôi đến với mảnh đất này. Trải qua hành trình hơn 2.000km đến bản Nậm Nghẹp, tôi thực sự choáng ngợp với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Đúng dịp hoa sơn tra nở trắng rừng, mê đắm lòng người, bà con rất nồng hậu, mến khách.
Du khách đến các điểm check in hoa sơn tra.
Xúng xính trong bộ váy dân tộc Mông chụp ảnh với hoa sơn tra, chị Hà Thị Tuyết, du khách đến từ Mộc Châu, chia sẻ: Hoa sơn tra cũng có vẻ đẹp tinh khôi như hoa mận ở Mộc Châu, nhưng khác với hoa mận, tập trung ở thung lũng vùng thấp, những cây hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp lại kiên cường với nắng gió vùng cao. Cây cao, nở rộ hoa, trên những triền đồi, làng bản bao trùm bởi màu trắng tinh khôi, rất quyến rũ, rất thơ mộng, bình yên. Ngắm hoa sơn tra nở từ độ cao trên 2.000m quả là thú vị. Chắc chắn tôi sẽ trở lại Nậm Nghẹp mỗi mùa hoa nở.
Nhân dân bản Nậm Nghiệp mở dịch vụ cho thuê trang phục phục vụ du khách.
Từ đầu tháng 3 đến nay, Nậm Nghẹp đã đón hơn 20.000 lượt khách trải nghiệm ngắm hoa sơn tra. Riêng 2 ngày mồng 9-10/3, đã đón trên 10 nghìn lượt khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa sơn tra.
Dòng xe chở du khách tấp nập lên Nậm Nghẹp.
Con đường đến bản Nậm Nghẹp còn nhiều gian khó, nhưng với những người yêu vùng cao, yêu hoa sơn tra thì lại tăng thêm sự thú vị trong hành trình trải nghiệm, đúng như những vần thơ của du khách miêu tả “Ai về Nậm Nghiệp cùng ta/ Ngắm sơn tra trắng, đường xa hóa gần”.
Hữu Lũng, Lạng Sơn - Điểm dã ngoại lý tưởng dịp Tết cho các gia đình
Gia đình nhà chị Thanh Hương đến Hữu Lũng, Lạng Sơn dịp nghỉ Tết Dương lịch. Tại đây, cả nhà được trải nghiệm không khí trong lành, không gian thoáng đãng và nhiều hoạt động thú vị khác.
Bắt kịp xu hướng đón Tết kiểu xưa, nhiều quán cà phê ở TP.HCM trang trí chuẩn...Những địa điểm đẹp ở Việt Nam khiến dân tình hối hả "lên đồ" chụp hình đón xuânCùng em bé tận hưởng bình minh và hoàng hôn ngọt ngào tại thiên đường mây Tà Xùa
Là người yêu thích du lịch và luôn muốn các con có nhiều cơ hội để khám phá những điều mới lạ của cuộc sống, chị Thanh Hương (36 tuổi, Hà Nội) thường tranh thủ các dịp nghỉ lễ để cùng các con "xách balo lên đường". Mới đây, gia đình của chị đã có chuyến dã ngoại tuyệt vời tại Hữu Lũng, Lạng Sơn. Tranh thủ dịp nghỉ Tết Dương lịch, chị đưa con đến đây để thư giãn.
Chị Hương chia sẻ: "Điểm đến đầu tiên của năm mới của gia đình mình cách Hà Nội 2,5 giờ lái xe. Hữu Lũng vừa vặn để khám phá thong thả với khoảng thời gian 2 ngày 1 đêm. Cả nhà mình đến Hữu Lũng vào 1 ngày trời đông khá đẹp. Thời tiết mát mẻ. Xin chia sẻ ít kinh nghiệm chuyến đi để các bạn đi thuận tiện hơn".
Hữu Lũng, Lạng Sơn là điểm đến đáng nhớ của gia đình chị Hương dịp nghỉ Tết Dương lịch.
Kinh nghiệm du lịch Hữu Lũng, Lạng Sơn - điểm đến cực thuận tiện cho kỳ nghỉ cuối tuần
Dưới đây là những chia sẻ của chị Hương về chuyến đi dã ngoại đầu tiên trong năm mới của gia đình. Mẹ trẻ mong rằng những trải nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều gia đình đang lên kế hoạch du xuân đầu năm!
1. Di chuyển đến Hữu Lũng thế nào?
Từ Hà Nội, gia đình chị Hương đến Hữu Lũng, Lạng Sơn bằng ô tô cá nhân: Đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và Bắc Giang - Lạng Sơn chỉ mất khoảng 2,5 giờ đồng hồ. Đường rất đẹp, phù hợp với những tay lái mới, chưa có nhiều kinh nghiệm đường trường. Từ cao tốc rẽ vào Hữu Lũng có 1 đoạn đường vòng quanh núi khá ngoằn ngoèo, bụi bặm và hơi xóc một chút.
2. Hành lý chuẩn bị trước khi đi cho gia đình có con nhỏ?
Mẹ trẻ cho hay: "Hành lý cho gia đình mình rất gọn nhẹ. Vì các con đã lớn, không cần chuẩn bị bỉm sữa, hơn nữa chuyến đi ngắn ngày nên cũng không cần mang nhiều quần áo. Tuy nhiên, vì là mùa đông nên khi con tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân, mình nhắc chúng phải mang đầy đủ găng tay và mũ len để giữ ấm.
Ngoài ra trong mỗi chuyến đi, điều mình chú ý nhất là... "đồ chơi" cho các gia đình. Với Hữu Lũng, do trước khi lên đường, đã tìm hiểu nơi đây có thảo nguyên và lều trại nên checklist của mình có diều, bóng và pháo bông để các con chơi trên đồng cỏ, loa nghe nhạc, sách và cà phê cùng phin để "chill chill" khi cắm trại và một ít vụn bánh mì cho các "bạn" bồ câu ở trang trại".
3. Đến Hữu Lũng ở đâu?
Gia đình chị Hương nghỉ ngơi tại 1 homestay địa phương. Mẹ trẻ đánh giá homestay này khá đẹp, dễ tìm. Phòng ở tương đối rộng, khoảng 40m, có 2 mặt thoáng, khép kín với đầy đủ tiện nghi cơ bản và vẫn còn hoạt động tốt. Điểm trừ duy nhất là trong phòng không có điều hòa ấm, nhưng bù lại là chăn đệm dày, ấm và sạch sẽ.
Mọi người nên đọc nhiều review ở các hội nhóm du lịch về homestay Hữu Lũng trước khi đến đây nhé.
Nơi gia đình chị Hương nghỉ ngơi tại Hữu Lũng.
4. Tại Hữu Lũng, Lạng Sơn ăn gì?
"Gia đình mình đặt món ở homestay luôn để có thể trải nghiệm hết các đặc sản địa phương. Ví dụ như bánh chưng đen, hương chao lá lốt, trạch đồng chiên giòn, vịt quay mắc khén, khâu nhục, rau rừng, bánh bí đỏ... Nguyên liệu tươi do chủ homestay mua từ sớm và chế biến khá tinh tế đã góp phần làm trải nghiệm chuyến đi lần này của gia đình mình trở nên trọn vẹn. Món ăn đều vừa miệng, nóng sốt, giá hợp lý" - chị Hương kể.
Theo chị Hương, 3 bữa ở homestay đủ để trải nghiệm hết các đặc sản địa phương như khâu nhục, hương rang lá lốt, vịt nướng, lạp sườn...
5. Ở đây có những hoạt động gì vui?
Do thời gian nghỉ dưỡng ngắn nên gia đình chị chỉ chọn những điểm nổi bật nhất của Hữu Lũng để trải nghiệm trong chuyến đi này. Mẹ trẻ cho biết: "Thảo nguyên Đồng Lâm có thảm cỏ rộng mênh mông. Trẻ con mê mẩn với hoạt động cưỡi ngựa trên đồng cỏ. Ngựa ở đây có loại to cho người lớn và bé cho trẻ con nên khá an toàn.
Ngoài ra còn có chèo thuyền Kayak trên hồ Noong Dùng. Nước hồ xanh ngắt, ôm trọn bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hai bên bờ cỏ lau bung nở. Chèo Kayak giữa mênh mông sóng nước mây trời là trải nghiệm thú vị với cả người lớn lẫn trẻ con. Tại bến thuyền, có Kayak và bè tre để du khách lựa chọn.
Cắm trại tại Michi camp: từ bến thuyền, tản bộ vài bước là tới Michi farm, khu trang trại nuôi thỏ, chuột hamster, cừu, bò, bồ câu... Những túp lều trắng nép mình ven bờ hồ rất nên thơ. Trong lều trại có chăn ấm, đệm êm, sạc điện... không thiếu thứ gì. Đây là điểm lý tưởng để các nhóc đá bóng, thả diều, ba mẹ cafe chém gió chill chill buổi sáng và ngắm trăng sao ban đêm".
6. Qua chuyến đi này thì các con học hỏi được điều gì ạ?
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Trước khi đi, chị Hương đã chỉ cho các con vị trí điểm đến, để bé dần định hình những kiến thức địa lý cơ bản. Trên đường đi, vợ chồng chị chỉ cho con biết tên của một số cây cầu, con đường, dòng sông. Con học cách sử dụng google map, so sánh địa hình Lạng Sơn với 1 số điểm con đã đi như vịnh Hạ Long, Ninh Bình... Bé nhà chị Hương được học cách cưỡi ngựa, chèo thuyền Kayak... Mẹ trẻ cảm thấy vui khi nhìn thấy các con đã "thu hoạch" được không ít trải nghiệm và kiến thức thú vị.
7. Có điểm gì cần lưu ý khi đến Hữu Lũng, Lạng Sơn?
"Cá nhân mình thấy có một số lưu ý như sau: Một là nên lên kế hoạch cụ thể về chuyến đi, chi tiết đến chỗ ở, món ăn, các hoạt động sẽ trải nghiệm để tối ưu hóa chi phí và vui chơi được trọn vẹn; hai là khi tới một địa điểm mới, có ao hồ sông nước, núi non..., trẻ con hiếu động và nghịch ngợm nên bố mẹ cần để ý sát sao đến con; ba là với những chuyến đi trong dịp lễ Tết, người cầm lái cần hạn chế bia rượu để đảm bảo an toàn giao thông" - chị Hương chia sẻ.
Người dân và du khách nô nức ngắm hoa Sơn Tra phủ trắng miền đất cổ tích Lễ hội hoa Sơn Tra được huyện Mường La, tỉnh Sơn La tổ chức trong hai ngày 9 - 10/3 thu hút đông đảo người dân đến tham quan trải nghiệm. Hoa Sơn Tra nở trắng xóa trên sườn đồi. Đặt chân đến địa bàn xã Ngọc Chiến, huyện Mường La những ngày này, chúng tôi cảm nhận được bầu không khí rộn...