Khám phá Thanh Lân – Điểm đến hấp dẫn ở Cô Tô (Quảng Ninh)
Thanh Lân là một xã đảo của huyện đảo Cô Tô. Nơi đây được thiên nhiêu ưu đãi nhiều bãi biển hoang sơ, thơ mộng.
Trên đảo có nhiều điểm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến khám phá, trải nghiệm như: vụng Ba Châu, bãi biển Hải Quân, bãi biển C76 hay xưởng chế biến sứa…
Điểm đầu tiên du khách không thể bỏ qua, đó là vụng Ba Châu, nằm cách trung tâm xã đảo Thanh Lân khoảng 4km. Đây là một trong những điểm nhấn du lịch của xã đảo Thanh Lân.
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển vụng Ba Châu.
Vụng Ba Châu có bãi biển rộng và thoải, trải dài 1km với bờ cát trắng vàng mịn, được bao chắn bởi hệ thống núi hai bên bờ thành thế tay ngai tạo cho bãi biển có hình vòng cung. Phía trên bãi biển là cánh rừng nguyên sinh, những rặng thanh mai xanh mướt hay những hàng rau muống biển mọc lan trên bãi cát, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của vụng Ba Châu. Trong tương lai gần, vụng Ba Châu sẽ là điểm đến hấp dẫn, nơi mà du khách có thể tắm biển, cắm trại, trải nghiệm một ngày làm ngư dân như câu mực, bắt ốc, câu cá v.v. hay tham gia khám phá các bộ môn thể thao mạo hiểm như lướt ván, mô tô nước…
Xa hơn vụng Ba Châu là bãi biển Hải Quân, đây cũng là một trong những bãi biển tinh khôi được đánh giá là đẹp nhất ở xã đảo Thanh Lân, với rất nhiều nét đẹp riêng mà chỉ ai đến đây mới có thể cảm nhận được.
Sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm làm ngư dân tại bãi biển, du khách sẽ được tham quan hoạt động làm sứa tại xưởng chế biến sứa của ông Mai Công Đàm, người dân vẫn quen gọi ông “Tỉ phú sứa”. Đây là một xưởng chế biến sứa tiêu biểu tại Thanh Lân. Trong khu vực chế biến sứa gồm các bể xả nhớt và ngâm muối, sau khi ngâm muối, sứa sẽ được đóng kín trong thùng gỗ để xuất xưởng. Mùa chế biến sứa diễn ra từ tháng giêng đến tháng ba, tháng tư âm lịch.
Video đang HOT
Hiện nay, trong quy hoạch phát triển du lịch Cô Tô, Thanh Lân là điểm đến hấp dẫn kết nối với đảo Cô Tô lớn, Cô Tô con, tạo thành hệ thống du lịch biển thú vị ở huyện đảo tiền tiêu này.
Cô Tô từng bước vươn tới điểm đến du lịch hấp dẫn
Đảo Сô Тô thuộc tỉnh Quảng Ninh cách Hà Nội 170 km về phía đông bắc, có diện tích 47,3km2 với khoảng 50 hòn đảo lớn nhỏ và được cho là có bãi biển đẹp nhất miền Bắc Việt Nam.
Đây là một trong những tiền đồn, có vị trí hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Với ưu thế về mặt tự nhiên và hướng phát triển bền vững, Cô Tô đang vươn mình trở thành điểm du lịch thu hút tại miền Bắc nước ta.
Cô Tô không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, mà còn có hệ sinh thái thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và nhiều nét văn hóa riêng của con người vùng biển. (Nguồn: TTXVN)
Lợi thế thiên nhiên
Cô Tô không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, mà còn có hệ sinh thái thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và nhiều nét văn hóa riêng của con người vùng biển.
Huyện đảo Cô Tô được thiên nhiên ban tặng cho 50 đảo lớn nhỏ, trong đó, có 3 đảo lớn: Đảo Cô Tô lớn là 1.780 ha, đảo Thanh Lân là 1.887 ha, đảo Trần là 512 ha, còn lại là các đảo diện tích nhỏ lẻ khác. Hiện, trên đảo Cô Tô lớn vẫn còn những cánh rừng nguyên sinh với diện tích 10ha. Nhiều tuyến phố được bao bọc bởi cây xanh, nổi bật là những hàng phi lao và rừng thông xanh mát.
Vùng biển Cô Tô cũng được coi là vùng đa dạng sinh học hàng đầu ở Việt Nam với nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô tập trung.
Bên cạnh đó, Cô Tô sở hữu hàng loạt bãi biển đẹp như bãi Tàu Đắm, Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn, Vòm Si, vụng Ông Viên và bãi nằm giữa đảo Cô Tô lớn và đảo Cô Tô con. Tuy nhiên, đẹp nhất phải kể đến bãi Hồng Vàn với bãi cát trắng mịn trải dài, biển sạch và phẳng lì, mặt nước trong.
Không những thế, vùng biển Cô Tô, nằm gần các ngư trường lớn, với trữ lượng thuỷ sản dồi dào - hơn 1.000 loại, trong đó, có trên 60 loài có giá trị kinh tế cao như các loại cá: Song, hồng, chấm lang, chim, thu, nục và nhiều loại giáp xác, nhuyễn thể quý hiếm như: Ngọc trai, bào ngư, tôm hùm, hải sâm... Đây là một lợi thế cho Cô Tô để phát triển kinh tế thủy sản.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, kinh tế - xã hội của huyện đảo Cô Tô có sự đổi thay: Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, văn hóa và xã hội được đầu tư trên địa bàn huyện đảo đã phát huy tác dụng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển. Từ một huyện đảo nghèo, giờ đây Cô Tô đã "vươn mình" trở thành huyện đảo du lịch nổi tiếng và là khu trung tâm hậu cần nghề cá lớn ở khu vực Đông Bắc, là điểm đến thu hút nhiều du khách tham quan và hứa hẹn ngày trở lại.
Mô hình kinh tế của huyện đảo Cô Tô là nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ du lịch, trong đó tập trung chủ yếu là đánh bắt và chế biến hải sản. Tuy nhiên, Cô Tô cũng chú trọng sản xuất nông nghiệp với đặc sản là cây cam được trồng tập trung trên đảo Thanh Lân.
Đến nay, Cô Tô sở hữu 260 cơ sở lưu trú, trong đó có 44 khách sạn từ 1 đến 3 sao, với tổng số gần 3.000 buồng/phòng trên địa bàn huyện Cô Tô đều đã sẵn sàng đón khách... đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ và an toàn cho du khách một cách cao nhất.
Trong những năm gần đây, Cô Tô đã trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Phát triển bền vững
Hiện nay, Cô Tô tập trung vào phát triển dịch vụ du lịch và lĩnh vực này đang từng bước khẳng định vai trò mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế.
Điểm sáng của du lịch Cô Tô đó là người dân huyện đảo rất coi trọng việc phát triển du lịch gắn với giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn. (Nguồn: TTXVN)
Theo định hướng phát triển du lịch của huyện đến năm 2025, Cô Tô sẽ phát triển thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia; là một trọng điểm du lịch trong quần thể du lịch Cát Bà - Hạ Long - Vân Đồn - Cô Tô - Móng Cái - Trà Cổ với đa dạng các loại hình du lịch, thể thao và vui chơi giải trí cả trên biển và trên các đảo.
Điểm sáng của du lịch Cô Tô đó là người dân huyện đảo rất coi trọng việc phát triển du lịch gắn với giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân và du khách chung tay bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng tới đảm bảo vệ sinh, nhất là dọn vệ sinh môi trường các bãi biển.
Thời gian tới, trên cơ sở tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tổng thể phát triển của tỉnh Quảng Ninh, Cô Tô tập trung phát triển theo hướng mở cửa, hội nhập, có tầm nhìn dài hạn, bước đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Theo đó, Cô Tô sẽ thu hút các nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và phát triển các ngành có lợi thế. Coi trọng xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên đảo. Đồng thời, lấy phát triển kinh tế làm cơ sở để tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ địa bàn và lấy bảo đảm quốc phòng, an ninh làm tiền đề để phát triển kinh tế, phấn đấu đưa Cô Tô thành "Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển, đảo cấp quốc gia" và cũng là tiền đồn hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh trên vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.
Du lịch Hòn Gai So với các điểm du lịch khác thuộc đất mỏ Quảng Ninh, Hòn Gai vẫn còn hoang sơ và lạ lẫm. Thế nhưng nơi đây lại có sức hút đặc biệt với những ai muốn tạm xa chốn phố thị náo nhiệt để tìm kiếm sự bình yên. 1. Đôi nét về Hòn Gai - Hạ Long Hòn Gai hay còn được gọi...