Khám phá Siquijor – Hòn đảo phép thuật ở Philippines

Theo dõi VGT trên

Từ thời cổ đại, hòn đảo Siquijor xa xôi ở Philippines được biết đến là một “ trung tâm phép thuật”, chữa bệnh theo phương pháp dân gian và là nơi ở của phù thủy.

Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines - Hình 1
Siquijor được gọi là “đảo huyền bí”. Ảnh: Simon Urwin/BBC

Đảo Siquijor nằm ở vùng Visayas Trung bộ, thu hút nhiều du khách Philippines, bao gồm cả những người sống ở nước ngoài, đến để trải nghiệm các liệu pháp chữa bệnh huyền bí của người địa phương, cùng các hoạt động như pha chế thuốc, trừ tà và xông hơi thảo dược.

Các phương pháp điều trị khác nhau có trên hòn đảo này được coi là có sức mạnh siêu nhiên, tiêu trừ bệnh tật, bất kể nghiêm trọng đến mức nào. Có nhiều lý do khiến mọi người rất tin tưởng những phương pháp này.

Hướng dẫn viên địa phương Luis Nathaniel Borongan chia sẻ: “Lý do đầu tiên chính là nhiều người tin rằng có nhiều thế giới tồn tại song song chúng ta. Những linh hồn luôn ở quanh chúng ta, trong rừng, biển, thác nước. Nếu con người xâm phạm nơi ở của họ, họ có thể trả thù khiến mọi người đau ốm, bệnh tật”.

Anh Borongan giải thích rằng lý do thứ hai là nhiều người tin rằng phép thuật phù thuỷ có thể khiến chúng ta mắc bệnh. Có nhiều hình thức ám hại bao gồm haplit – bỏ bùa ai đó bằng búp bê voodoo và barang – lấy côn trùng để gây hại cho con người, mùa màng

Lý do thứ ba, nhiều người tin rằng bất kỳ bệnh nào, dù là đau họng đơn giản hay ám ảnh do ma thuật, đều có thể được chữa khỏi bằng cách đến gặp mananambal (thầy lang). Do đó, nhiều người khi bị mắc bệnh sẽ đến hòn đảo để gặp mananambal.

Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines - Hình 2
Khung cảnh đảo Siquijor. Ảnh: Simon Urwin/BBC

Một số người cũng đặt niềm tin to lớn vào khả năng chữa bệnh của những thầy lang trên đảo. Điều này khiến Siquijor thu hút sự chú ý của du khách từ khắp mọi nơi trên khắp đất nước và cộng đồng người di cư.

Video đang HOT

“Du khách khi đến đảo chỉ cần hỏi văn phòng du lịch hoặc lái xe taxi là có thể tìm thấy mananambal. Những người chữa bệnh tin rằng năng lực của họ là món quà của Thượng đế. Vì vậy, họ sẽ chữa bệnh cho tất cả mọi người”, anh Borongan nói.

Theo hướng dẫn viên Borongan, nhiều người thường đến gặp mananambal thay vì đến gặp bác sĩ. Mananambal thường chữa bệnh bằng các loại thảo dược tự chế từ gần 300 cây thuốc mọc trên đảo. Sự phong phú của thảm thực vật chữa bệnh cũng có thể lý giải tại sao phương pháp chữa bệnh dân gian lại quan trọng đối với cuộc sống trên đảo trong nhiều thế kỷ.

Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines - Hình 3
Thầy thuốc Pascal Ogoc sử dụng chiếc gậy “bắt bệnh” bằng phương pháp Tigi. Ảnh: BBC

Hai nhà thám hiểm Tây Ban Nha – Juan Aguirre và Esteban Rodriguez – là những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Siquijor vào năm 1565. Phát hiện ra hòn đảo từ xa và nghĩ rằng nó đang bốc cháy, họ đặt tên cho hòn đảo này là Isla de Fuego (đảo Lửa).

“Trên thực tế, ánh sáng mà các nhà thám hiểm nhìn thấy là từ những con đom đóm bay lượn trên những cây molave, loại cây bản địa mọc trên đảo”, anh Borongan nói.

Sử dụng các loại thuốc thảo dược rất phổ biến trên đảo. Du khách có thể dễ dàng mua chúng ở các cửa hàng ven đường với giá khoảng 100 peso (khoảng 45 nghìn đồng). Một trong những loại thuốc phổ biến nhất là thuốc tình yêu chứa 20 thành phần tự nhiên bao gồm pangamay, một cành cây có hình dạng kỳ lạ giống bàn tay.

Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines - Hình 4
Đảo Siquijor nằm ở vùng Visayas Trung bộ. Ảnh: BBC

Một trong những nghi lễ cổ xưa trên đảo còn tồn tại đến ngày nay và thu hút du khách là “Thứ bảy Đen tối”. Các pháp sư sẽ dùng một loại thuốc tạo ra từ hơn 200 loại thảo dược, có màu đen gọi là sáp minasa để đốt trong lễ to-ob. Nghi lễ này sẽ giúp nhằm hoá giải bùa chú, xua đuổi những linh hồn ma quỷ. Để làm sáp minasa, những người thầy thuốc phải đến thăm những nơi linh thiêng trên đảo vào 7 thứ 6 liên tiếp trong Mùa chay để thu thập các nguyên liệu như côn trùng, hoa, thảo mộc, mật ong rừng, sáp nến trong nghĩa trang. Sau đó, họ sẽ nấu nguyên liệu này thành sáp vào ngày Thứ bảy Đen tối hay Ngày thứ 6 Tuần thánh.

Điều đặc biệt là những người đến Siquijor chữa bệnh sẽ không phải trả phí điều trị. Thay vào đó họ được yêu cầu đóng góp một khoản nhỏ.

Thầy thuốc Juanita Torremacha nói:”Chúng tôi chữa bệnh không vì lợi nhuận. Chúng tôi sống rất đơn giản”.

Tuy nhiên, ngày nay số lượng người chữa bệnh trên đảo đã giảm đáng kể.

Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines - Hình 5
Ảnh: BBC

Để thu hút du khách đến đảo, giới chức đã tổ chức Lễ hội chữa bệnh trên đảo hàng năm vào mỗi Tuần Thánh kể từ năm 2006 tại Vườn quốc gia Núi Bandilaan. Người dân địa phương và du khách đều được chào đón tham dự.

Hướng dẫn viên Borongan nói: “Mọi người đều có thể tự trải nghiệm các nghi lễ. Chúng tôi muốn chứng minh rằng đây không phải là điều viển vông. Khả năng chữa lành của chúng tôi rất mạnh mẽ và trong nhiều thế kỷ, đó là điều tạo nên sự độc đáo của Siquijor. Chúng tôi không muốn đ.ánh mất điều kỳ diệu này”.

Nơi 'thuyền xanh' cập bến

Trong không gian gió lộng biển khơi ở vịnh Lagonoy của Philippines, ngư trường cá ngừ vây vàng quan trọng nhất của quốc gia Đông Nam Á này đã khoác trên mình "chiếc áo" mới mang màu xanh đặc trưng của biển cả.

Đó là chứng nhận MSC mà Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council) cấp cho thủy hải sản có nguồn gốc từ nghề cá bền vững, hạn chế tối đa tác động đối với hệ sinh thái và quản lý hiệu quả.

Nơi thuyền xanh cập bến - Hình 1
Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN

Giống như "giấy thông hành", những mẻ cá ngừ mang theo những "chiếc áo" xanh MSC vươn tới "bến đỗ" xa hơn, đến các thị trường khó tính, đem lại sinh kế tốt hơn cho ngư dân Philippines, trong khi bảo vệ được nguồn lợi thủy sản cho thế hệ sau. Đây là nỗ lực bền bỉ tiếp theo nhằm duy trì vị thế quốc gia có nghề cá bền vững và thân thiện với môi trường mà Philippines thúc đẩy sau khi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 4/2015 gỡ bỏ "thẻ vàng" cảnh báo về hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đối với Philippines. Và nỗ lực kiến tạo cuộc "cách mạng xanh" này cần sự tham gia của tất cả các nước có nghề cá là mũi nhọn kinh tế, thông qua việc sử dụng "con thuyền xanh" mang tên "Blue transformation in action" mà FAO đã "hạ thuỷ" từ năm 2021.

Nghề đ.ánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một "mắt xích" quan trọng trong hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và nền tảng của thịnh vượng. Báo cáo hai năm một lần mà FAO vừa công bố một lần nữa khẳng định vai trò này khi tổng sản lượng đ.ánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu trong năm 2022 đạt 223,2 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2020. Đáng chú ý là lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng vượt quá sản lượng đ.ánh bắt trong bối cảnh trữ lượng tự nhiên đang ngày càng sụt giảm. Điều này làm dấy lên hy vọng về khả năng giải quyết vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu mà không hủy hoại hơn nữa môi trường biển. Chỉ riêng năm 2022, lượng tiêu thụ thực phẩm thủy sản trên toàn cầu ước đạt 165 triệu tấn, tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số thế giới hằng năm kể từ năm 1961. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở châu Á chiếm tới khoảng 70% sản lượng toàn cầu.

Tuy nhiên, ngành thủy sản toàn cầu cũng đối mặt với không ít thách thức. Đặc biệt, nạn khai thác và đ.ánh bắt quá mức, thiếu bền vững có nguy cơ phá vỡ sự đa dạng sinh học hoặc làm suy yếu các chức năng của hệ sinh thái mà hệ quả tồi tệ nhất là nguy cơ "xóa sổ" nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, đ.ánh bắt IUU cũng làm xói mòn nỗ lực quốc gia và khu vực trong bảo tồn hệ sinh thái biển và mục tiêu phát triển nghề cá bền vững. Đó là lý do năm 2021, FAO phát động chương trình "Chuyển đổi Xanh" cho ngành thủy sản.

Sau 3 năm kể từ khi thúc đẩy "con thuyền" hành động chuyển đổi xanh bền vững cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, Tổng Giám đốc FAO, ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) khẳng định "con thuyền" này đã đi đúng hướng. Những nỗ lực "xanh hóa"ngành thủy sản mà nhiều quốc gia đang thực hiện được ví như "ngọn gió" thổi căng cánh buồm đưa con thuyền xanh ấy tiếp tục ra khơi, trên hành trình đạt được mục tiêu thủy sản bền vững, đem lại môi trường biển tốt hơn, nguồn dinh dưỡng tốt hơn và không bỏ lại ai phía sau.

Chuyển đổi xanh trong ngành thủy sản đặt trọng tâm vào việc bảo đảm đủ nguồn cung cho dân số ngày càng tăng theo cách bền vững về mặt môi trường, xã hội và kinh tế cũng như hỗ trợ khả năng phục hồi hệ thống thực phẩm thủy sản chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động đ.ánh bắt quá mức của con người và tác động của môi trường biến đổi khí hậu. Đây cũng là trụ cột của Tuyên bố nghề cá bền vững 2021 của FAO, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là Mục tiêu 14 về bảo tồn và phát triển bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển.

FAO đã và đang triển khai hàng loạt sáng kiến. Trước hết là Chương trình phát triển chuỗi giá trị thủy hải sản (FISH4ACP) tại các quốc đảo nhỏ đang phát triển từ châu Phi, Caribe đến Thái Bình Dương. Sáng kiến này đã "lột xác" ngành đ.ánh bắt tôm - sản phẩm xuất khẩu chính của Cameroon. Việc cải thiện thu thập dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi giá trị đã giúp giám sát sự ổn định của trữ lượng tôm để quyết định mức đ.ánh bắt theo hướng bảo tồn nguồn lợi, cải thiện kiểm soát chất lượng sản phẩm đ.ánh bắt để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường giá trị cao hơn. Nhờ đó, quốc gia Trung Phi này cân bằng được "đa phương trình": duy trì nguồn tôm bền vững cho thế hệ mai sau, đảm bảo sản lượng và tính cạnh tranh cao hơn mà vẫn bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương và thúc đẩy việc làm.

Một "bảo bối" khác của FAO là sáng kiến Tăng trưởng Xanh (Blue Growth Initiative) hỗ trợ Indonesia, Bangladesh, Cote d' Ivoire, Cabo Verde và Seychelles xử lý vấn đề môi trường. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng "ra khơi" với dự án nuôi trồng thủy sản bền vững, có lợi nhuận và phục hồi toàn Đại Tây Dương (ASTRAL) năm 2020, tập trung phát triển các chuỗi giá trị mới cho nuôi trồng thủy sản tích hợp.

Là một trong những quốc gia hàng đầu trong ngành thủy sản, Na Uy luôn cập nhật chiến lược phát triển để duy trì "ngôi vương". Điểm nhấn trong Chiến lược nuôi trồng thuỷ sản 2021 của Na Uy là sáng tạo và có trách nhiệm. Điều này được thấy rõ nhất trong đổi mới công nghệ tại trang trại nuôi cá hồi ngoài khơi với hệ thống cảm biến giám sát hoạt động của lồng cá, việc cho ăn và ngăn chặn sự cố cá hồi thoát ra khỏi lồng.

Gần đây, lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Mỹ cũng cập nhật kế hoạch phát triển thủy sản quốc gia, trong đó đề cao sự hợp tác của liên ngành trong việc phát triển và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách. Các chuyển động này nhằm tối đa hóa lợi ích nuôi trồng thủy sản đối với an ninh lương thực, tăng cường khả năng phục hồi khí hậu và bảo vệ các loài sinh vật biển và nước ngọt đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Xác định chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, ngành thủy sản Việt Nam đang hướng đến những mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, chẳng hạn như mô hình sinh thái, hữu cơ, mô hình sử dụng vi sinh, hoặc sử dụng năng lượng điện tái tạo như điện Mặt Trời, điện gió, điện biogas. Mới đây con nghêu và nghề khai thác nghêu Bến Tre đã lần thứ ba được MSC chứng nhận vị thế khai thác bền vững cho đến năm 2029. Năm 2009, nghêu Bến Tre là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam, cũng là sản phẩm thủy sản đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng nhận MSC.

Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ về Đại dương Peter Thomson từng khẳng định rằng một khi con người đối xử với biển cả bằng sự tôn trọng xứng đáng, biển cả sẽ vẫn mang lại lợi ích như trước đây - trở thành nguồn cung cấp tuyệt vời cho cuộc sống trên hành tinh Trái Đất. Có thể khẳng định nỗ lực chuyển đổi xanh ngành thủy sản thế giới là một cách để con người bày tỏ "sự tôn trọng" với biển cả, và khi đó, biển cả sẽ truyền sức mạnh để "con thuyền xanh" no gió và cập bến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
06:00:03 19/09/2024
Tân Thủ tướng Pháp đệ trình danh sách nội các mới
17:33:54 20/09/2024

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Một nữ NSND 55 t.uổi khiến đàn em bất ngờ vì "vô cùng liều"
21:12:31 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024
Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?
21:56:46 20/09/2024
Thanh Bùi: "Việt Nam có rất nhiều nghệ sĩ làm từ thiện, tôi chọn làm giáo dục"
21:09:30 20/09/2024

Tin mới nhất

UNICEF sẽ bổ sung dinh dưỡng cho t.rẻ e.m tại Dải Gaza

05:47:21 21/09/2024
Theo ông Chaiban, cần đẩy mạnh và áp dụng phương thức tương tự việc triển khai tiêm vaccine phòng bại liệt để cung cấp các loại vaccine cơ bản khác cũng như hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cần thiết cho t.rẻ e.m tại Gaza.

Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người

05:42:03 21/09/2024
Theo báo cáo của chính quyền quân sự Myanmar, gần 270.000 ha lúa và các hoa màu khác bị ngập úng và hơn 100.000 động vật nuôi bị c.hết. Liên hợp quốc cảnh báo 630.000 người có thể cần cứu trợ tại Myanmar sau bão Yagi.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Cảnh sát Ireland bắt giữ 19 người biểu tình chống nhập cư

21:11:04 20/09/2024
Lý do chính khiến những người biểu tình xuống đường tuần hành là sự gia tăng số lượng người xin tị nạn tại Ireland trong thời gian gần đây. Họ cho rằng điều này gây áp lực lên các dịch vụ công cộng và ảnh hưởng tới quyền lợi của người.....

Quốc gia châu Phi đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

21:09:14 20/09/2024
Trong khi đó, Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ hoạt động tiêm chủng diện rộng dự kiến được tiến hành tại CHDC Congo trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Hàng loạt hãng hàng không quốc tế điều chỉnh lịch trình bay đến Trung Đông

20:41:47 20/09/2024
Hãng hàng không quốc gia Ba Lan LOT đã tạm dừng khai thác các chuyến bay đến Liban cho đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, các chuyến bay đến Tel Aviv hiện vẫn đang được khai thác thường xuyên.

Duma Quốc gia Nga cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

19:42:35 20/09/2024
Các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có hiệu lực pháp lý và chỉ mang tính tham vấn, nhưng được sử dụng trong EU để thúc đẩy và phổ biến các lập trường chính sách cụ thể.

Thổ Nhĩ Kỳ rà soát bảo mật thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon

19:38:24 20/09/2024
Trước đó, nhiều thiết bị liên lạc cầm tay và máy nhắn tin do nhóm vũ trang Hezbollah sử dụng đã phát nổ tại Lebanon, làm dấy lên lo ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực.

Ai Cập kêu gọi khôi phục các quyền hợp pháp của người dân Palestine

19:34:51 20/09/2024
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thừa nhận rằng Saudi Arabia từ lâu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy thực hiện giải pháp hai nhà nước và đạt được lệnh ngừng b.ắn ở Dải Gaza.

Thủ tướng Singapore: 'Các nước nhỏ cần đoàn kết duy trì hệ thống đa phương'

19:32:03 20/09/2024
Thủ tướng Wong cho rằng: "Kịch bản như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, vốn là những yếu tố sống còn để các quốc gia nhỏ bảo vệ lợi ích của mình".

WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon

19:27:59 20/09/2024
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.

Tân Thủ tướng Pháp tuyên bố đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới

19:25:28 20/09/2024
Nguồn tin từ một quan chức tham dự cuộc họp cho biết chính phủ dự kiến gồm 7 bộ trưởng từ đảng Phục hưng của ông Macron và 3 bộ trưởng từ đảng Cộng hòa theo hướng bảo thủ của ông Barnier.

Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần làm món ếch xào thập cẩm con khen chồng thích

Ẩm thực

05:58:11 21/09/2024
Vị ngọt của thịt ếch kết hợp với mùi thơm của hành, tỏi, sả, lá lốt... khiến cho cả nhà bạn ăn cơm ngon miệng hơn hẳn đấy!

Nơi được ví như viên ngọc ẩn ở Sa Pa, du khách trầm trồ vì cảnh như tranh vẽ, cách trung tâm chỉ hơn 10km

Du lịch

05:57:40 21/09/2024
Nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất ở nước ta, không chỉ có những bãi biển mà còn có những địa phương ở khu vực miền núi.

Tôi nghi ngờ osin ăn cắp t.iền tôi liền lắp camera để bắt trộm, nào ngờ bắt quả tang bí mật của chồng

Góc tâm tình

05:55:06 21/09/2024
Đến một ngày, tôi phát hiện mình bị mất t.iền, khoảng 900 ngàn. Tôi để t.iền trong phòng ngủ thì chỉ có chồng và người giúp việc là tình nghi thôi.

Ronaldo bất ngờ được ủng hộ chỉ trích HLV Ten Hag

Sao thể thao

00:57:20 21/09/2024
Cựu hậu vệ Manchester United, Paul Parker, đã ủng hộ những bình luận của Cristiano Ronaldo khi anh chỉ trích tinh thần của HLV Ten Hag không dám cổ vũ các học trò vô địch Premier League lẫn Champions League.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Chồng bác sĩ bay vào Sài Gòn cổ vũ Thanh Lam đến tận 12h đêm

Sao việt

23:09:27 20/09/2024
Trên trang cá nhân, ca sĩ Thanh Lam kể chị nhận lời tham gia một gameshow tại Sài Gòn vì bị MC Trấn Thành dụ dỗ. Đây là điều mà chị gọi là cuộc cách mạng đổi mới với mình.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.