Khám phá ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Bình Định
Đến đời vua Minh Mạng, chùa Ông Núi ở Bình Định được sửa sang lớn. Việc này gắn với một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí được sử nhà Nguyễn ghi lại.
Nằm trên sườn phía Đông Nam núi Bà, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở mảnh đất Bình Định. Ảnh: Trụ biểu của chùa Ông Núi dưới chân núi Bà. Tương truyền, lịch sử ngôi chùa bắt đầu năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, khi một nhà sư có tên tục là Lê Ban đến hang đá phía Đông núi Bà để ẩn tu. Sau nhà sư mới đến lưng chừng núi dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Ảnh: Đường lên chùa Ông Núi. Năm 1733, chúa Nguyễn vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Ảnh: Phong cảnh nhìn từ đường lên chùa. Đến đời vua Minh Mạng, chùa Linh Phong được sửa sang lớn. Việc này gắn với một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí được sử nhà Nguyễn ghi lại. Ảnh: Tam quan chùa Ông Núi. Theo đó, một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa. Vì vậy, năm 1826, nhà vua ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới may để thờ, đồng thời cho lấy 120 lượng bạc ở trong kho để trùng tu lại chùa. Ảnh: Toàn cảnh khu vực chính điện. Năm 1895, Thượng thư bộ Công Đào Tấn – người từng ở ẩn tại chùa trong vài năm – vì muốn sửa sang ngôi chùa nên tâu lên Tây cung (mẹ vua Thành Thái). Nghe lời mẹ, vua Thành Thái bèn giao cho tỉnh thần 70 lạng bạc lo việc trùng tu chùa, đồng thời sai hiểu dụ dân trong tỉnh quyên góp thêm. Đến năm 1897 thì trùng tu hoàn tất, và quang cảnh chùa lúc bấy giờ rất đẹp. Sau đó trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa Ông Núi bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt Đông và một bửu tháp. Năm 2004, một ngôi chùa mới khang trang đã được xây dựng trên vị trí của chùa Linh Phong ngày xưa. Ngày nay, chùa Ông Núi là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất dành cho du khách tới Bình Định.
Nằm trên sườn phía Đông Nam núi Bà, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở mảnh đất Bình Định. Ảnh: Trụ biểu của chùa Ông Núi dưới chân núi Bà.
Tương truyền, lịch sử ngôi chùa bắt đầu năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, khi một nhà sư có tên tục là Lê Ban đến hang đá phía Đông núi Bà để ẩn tu. Sau nhà sư mới đến lưng chừng núi dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Ảnh: Đường lên chùa Ông Núi.
Năm 1733, chúa Nguyễn vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Ảnh: Phong cảnh nhìn từ đường lên chùa.
Video đang HOT
Đến đời vua Minh Mạng, chùa Linh Phong được sửa sang lớn. Việc này gắn với một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí được sử nhà Nguyễn ghi lại. Ảnh: Tam quan chùa Ông Núi.
Theo đó, một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa. Vì vậy, năm 1826, nhà vua ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới may để thờ, đồng thời cho lấy 120 lượng bạc ở trong kho để trùng tu lại chùa. Ảnh: Toàn cảnh khu vực chính điện.
Năm 1895, Thượng thư bộ Công Đào Tấn – người từng ở ẩn tại chùa trong vài năm – vì muốn sửa sang ngôi chùa nên tâu lên Tây cung (mẹ vua Thành Thái).
Nghe lời mẹ, vua Thành Thái bèn giao cho tỉnh thần 70 lạng bạc lo việc trùng tu chùa, đồng thời sai hiểu dụ dân trong tỉnh quyên góp thêm. Đến năm 1897 thì trùng tu hoàn tất, và quang cảnh chùa lúc bấy giờ rất đẹp.
Sau đó trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa Ông Núi bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt Đông và một bửu tháp.
Năm 2004, một ngôi chùa mới khang trang đã được xây dựng trên vị trí của chùa Linh Phong ngày xưa.
Ngày nay, chùa Ông Núi là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất dành cho du khách tới Bình Định.
Theo_Kiến Thức
Thống chế không quân Thái Lan bị nghi tự sát trong chùa
Một thống chế không quân, cựu chủ tịch hãng hàng không Thai Airways International, hôm qua bị phát hiện chết trong chùa ở Bangkok, có thể do tự tử.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường nơi thi thể ông Prayad Didyasarin được phát hiện trong chùa. Ảnh: BangkokPost
Cảnh sát quận Bang Khen, Bangkok nhận tin báo về cái chết của ông Prayad Didyasarin, 91 tuổi, vào khoảng 7 giờ sáng, sau khi thi thể ông được phát hiện gần nơi hỏa táng của không quân Thái trong chùa. Những người dân sống gần đó nói họ nghe thấy một tiếng súng vào khoảng 4 giờ sáng từ bên trong chùa Phrasri Mahathat.
Theo cảnh sát trưởng Srivarah Rangsipramanakul, khám nghiệm pháp y ban đầu cho thấy thi thể cựu chủ tịch hãng hàng không Thai Airways International có vết thương do trúng đạn và một khẩu súng cỡ .38 nằm gần thi thể ông này.
Theo điều tra ban đầu, Prayad, 91 tuổi, có thể bị trầm cảm và những bệnh khác. Cảnh sát nghi ngờ những điều kiện này dẫn đến tình trạng căng thẳng nặng, khiến ông tự sát bằng súng lục. Tuy nhiên, các nhà điều tra đang chờ kết quả khám nghiệm pháp y và thẩm vấn người thân của ông để tìm nguyên nhân chính xác về cái chết.
Ông Prayad là cựu trợ lý tư lệnh trong không quân, cựu chủ tịch hãng Thai Airways International và là thượng nghị sĩ năm 1992.
Trọng Giáp
Theo Bangkok Post
Sơ tán trẻ em trên dãy Himalaya Khoảng 60 trẻ em cùng thầy cô quản lý đã được máy bay trực thăng của Chương trình lương thực thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc sơ tán khỏi một ngôi chùa nằm trên dãy núi Himalaya ở Nepal. Trẻ em được sơ tán khỏi ngôi chùa trên dãy núi Himalaya - Ảnh: Cắt từ clip Theo Reuters, hai trận động đất liên...