Khám phá mô hình “Vòng tròn thảo luận văn chương”
Phát triển phẩm chất, năng lực người học là mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong dạy học môn Ngữ văn, một trong những mục tiêu được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh hàng đầu là phát triển năng lực đọc hiểu cho người học.
Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn học có ý nghĩa nhân văn cao nhất Văn học là nhân học ( Maksim Gorki). Cùng với việc rèn những kỹ năng cơ bản về viết văn, môn học còn giáo dục nhiều tư tưởng, tình cảm, những phẩm chất tốt đẹp, đặc biệt là kỹ năng mềm cho con người Việt Nam.
Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Việc vận dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy học Ngữ văn có ý nghĩa to lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp, hình thức hiệu quả.
“Vòng tròn thảo luận văn chương” (Literature circles) còn có các tên gọi khác là: “Nhóm đọc” (Reading groups), “Trò chuyện về sách” (Book talk), “Câu lạc bộ đọc” (Reading clubs)… Đây là những nhóm thảo luận nhỏ giữa những học sinh cùng chọn đọc một câu chuyện, bài thơ, bài báo, hay cuốn sách.
Trong khi đọc phần văn bản mà mỗi nhóm được phân công (trong hay ngoài lớp học), các thành viên ghi chép những ý tưởng nảy sinh trong quá trình đọc để trao đổi trong cuộc thảo luận sắp tới, và mỗi người đều mang theo những ý tưởng cần được chia sẻ khi đọc một cuốn sách.
7 bước thực hiện
- Bước 1: Giáo viên cung cấp nhiều văn bản cho học sinh lựa chọn và yêu cầu học sinh hình thành nhóm.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách viết và ý nghĩa của phản hồi mở, nơi người đọc có thể ghi lại các cảm xúc, các mối liên hệ, các từ ngữ, các nét vẽ, các câu hỏi, các lời bình luận hay bất cứ lưu ý nào khác về những gì học sinh đọc. Hoặc giáo viên phân vai cho học sinh, giới thiệu, giải thích rõ các vai sẽ phân công cho học sinh trải nghiệm và thể hiện qua hệ thống phiếu học tập.
Vai người liên hệ: Học sinh thực hiện những kỹ năng mà người đọc thường sử dụng: Tìm mối liên hệ giữa truyện ngắn đang đọc với thực tế cuộc sống, với cảm xúc và kiến thức nền của học sinh, với những văn bản, tác giả khác. Học sinh hoàn thành phiếu học tập 1: Tìm mối liên hệ giữa ba truyện ngắn với đời sống, mối liên hệ giữa truyện ngắn với các tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả…
Vai người chứng kiến thế giới nghệ thuật: Học sinh đảm nhiệm vai trò người quan sát, người chứng kiến, không tham gia trực tiếp vào các sự việc trong tác phẩm mà tích cực xây dựng ý nghĩa từ những gì mình tưởng như đang hiện ra trước mắt. Tương ứng với vai trải nghiệm này, học sinh sẽ hoàn thiện phiếu học tập số 2: Những điều học sinh thấy về nhân vật, bối cảnh, các sự kiện xảy ra trong truyện ngắn.
Vai người vẽ tranh: Ở vai này học sinh sẽ vẽ về hình ảnh còn đọng lại trong tâm trí học sinh sau khi đọc tác phẩm. Hình ảnh đó có thể là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc hay chân dung một nhân vật học sinh yêu thích hoặc một cảnh tượng học sinh ám ảnh…
Học sinh tưởng tượng hình vẽ đó trong đầu và vẽ vào phiếu học tập, khi vẽ học sinh nêu lý do hoặc giải thích ý nghĩa hình ảnh vẽ. Tương ứng với vai trải nghiệm này, học sinh hoàn thiện phiếu học tập số 3.
Vai nhân vật trong bối cảnh: Học sinh nhập vai vào nhân vật, viết nhật ký nhân vật (tên, tuổi, gia cảnh, suy nghĩ, hành động, diễn biến tâm trạng của nhân vật trong từng sự kiện khác nhau). Học sinh hoàn thiện phiếu học tập số 4. Ở vai này, học sinh có thể diễn lại một trích đoạn truyện ngắn đặc sắc trong tác phẩm.
Vai tìm những đặc sắc về nghệ thuật: Học sinh tìm những từ hay, từ mới, có khả năng miêu tả cao mà tác giả đã sử dụng, nêu ý nghĩa biểu đạt của những từ ngữ đó. Cùng với đó, học sinh phát hiện những từ ngữ có tác dụng cao trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm. Học sinh hoàn thiện phiếu học tập 5 với những tìm hiểu về ngôn ngữ tác phẩm trong từng đoạn trích đặc sắc hoặc trong toàn bộ tác phẩm.
Vai người sáng tạo: Học sinh dự đoán, viết tiếp hoặc sáng tạo kết truyện mới. Tương ứng với vai trải nghiệm này, học sinh hoàn thiện phiếu học tập số 6.
Video đang HOT
- Bước 3: Cho học sinh một khoảng thời gian để đọc và viết phản hồi (khoảng 20 – 30 phút). Yêu cầu các nhóm nhìn vào sách và tự quyết định chọn một phần mà học sinh có thể đọc xong 5 phút trước khi hết thời gian quy định. 5 phút này sẽ được dùng để học sinh ghi các điểm chú ý vào bản phản hồi, trong hoặc sau khi đọc.
- Bước 4: Khi tất cả đã đọc và ghi các lưu ý xong, mời các thành viên trong nhóm gặp nhau trong khoảng 10 – 15 phút. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu mục đích của cuộc gặp này là để học sinh có một cuộc trò chuyện tự nhiên về cuốn sách đã đọc. Khuyến khích học sinh nói một cách thoải mái, có thể dựa trên những ghi chú của mình hoặc dựa trên tình huống mà cuộc trò chuyện đó gợi ra.
- Bước 5: Trong quá trình cuộc trò chuyện diễn ra, giáo viên quan sát các nhóm. Giáo viên ghi lại những ví dụ và lời bình luận cụ thể mà có thể cần sử dụng trong quá trình trao đổi chung với các nhóm khác sau đó.
- Bước 6: Yêu cầu cả lớp tập hợp để cùng chia sẻ và thảo luận.
Một quy tắc quan trọng cho tất cả các kiểu hướng dẫn “Vòng tròn thảo luận văn chương” là nói về cuốn sách đã đọc. Yêu cầu mỗi nhóm nêu cảm nhận về nội dung trao đổi của từng em. Sau đó, các em chuyển sang phản ánh về tiến trình tổ chức thảo luận trong nhóm.
Nếu áp dụng các vai trải nghiệm để đọc hiểu văn bản thì giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn dựa trên kết quả phiếu học tập học sinh đã hoàn thành
- Bước 7: Yêu cầu các nhóm tự chỉ định một đoạn đọc khác trong sách cho buổi gặp thứ hai. Nhắc học sinh ghi phản hồi trong và sau khi đọc. Ghi các kỹ năng tốt và không tốt vào một tờ giấy lớn/bảng phụ treo trên lớp và trong buổi thảo luận tiếp theo có thể thêm vào danh sách này những điểm cần thiết.
Sử dụng rộng rãi và hiệu quả
“Vòng tròn thảo luận văn chương” với bản chất là mô hình học tập thông qua thảo luận, phiếu bài tập, đã tạo nên sự kết hợp hài hòa, đa dạng giữa các hình thức trải nghiệm đọc hiểu văn bản khác nhau trước trong và sau tiết học. Trên cơ sở đó, những năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn được phát triển toàn vẹn ở học sinh.
“Vòng tròn thảo luận văn chương” là mô hình dạy học Ngữ văn tích cực, được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trên thế giới nhằm phát huy tối đa năng lực người học, giúp học sinh đọc hiểu văn bản kĩ hơn, thâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ thuật trong văn bản. Mô hình này là một phương pháp mới sẽ hỗ trợ rất tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn Ngữ văn nói riêng.
Đổi mới chính là luôn phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bắt đầu từ những bài giảng của các thầy cô sẽ góp phần tạo ra những con người mới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Tri thức thời nay không phải cuốn bí kíp nội bộ"
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày nay tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp lưu truyền nội bộ trong dòng họ... Trong kỷ nguyên 4.0, tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Đại hội biểu dương các mô hình học tập toàn quốc giai đoạn 2016 -2020 của Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức ngày 1/12
Chỉ số giáo dục và nhân lực của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao
Tham dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập toàn quốc giai đoạn 2016 -2020 của Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, Đại hội diễn ra trong bối cảnh cả nước tập trung mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa tiêu cực của đại dịch cũng như của thiên tai.
Đại hội là hoạt động rất ý nghĩa nhằm biểu dương tinh thần học tập suốt đời của nhân dân, đồng thời thể hiện sự tiếp nối truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và đẩy mạnh phong trào thi đua học đi đôi với hành, học không bao giờ cùng theo lời dạy của Bác Hồ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dân tộc Việt Nam không chỉ là một dân tộc anh hùng mà còn là một dân tộc văn hiến. Truyền thống của dân tộc ta là hiếu học và bằng các chỉ đạo của Bác Hồ, của Đảng, chúng ta đã đạt những thành tích đáng tự hào trong phát triển giáo dục nói chung và trong khuyến học nói riêng.
Đến nay, năng lực của đội ngũ khoa học, đội ngũ tri thức đã lớn mạnh hơn rất nhiều. Ngày xưa, trong một xã nếu có một người được vào đại học là niềm ước ao, vinh dự. Giờ đây, hầu hết các gia đình, con cháu đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học. Một ai đó vì lý gì nào đó không thể đi học ngay sau khi tốt nghiệp THPT thì trong quá trình làm việc sau này vẫn có thể vào được đại học. Điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại là kết quả của một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Đảng và Nhà nước.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vì xuất phát điểm quá thấp nên cho đến ngày hôm nay Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nước ta vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp. Dù vậy, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đầu tư rất nhiều cho giáo dục. Mặc dù tất cả chúng ta vẫn chưa thể hài lòng với những kết quả phát triển giáo dục trong những năm qua nhưng rõ ràng, định hướng ưu tiên cho giáo dục của nước ta là rất đúng đắn.
Giáo dục của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao. Điển hình, Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về kết quả học tập học sinh tiểu học - theo thông tin vừa được công bố sáng ngày 1/12.
"Việt Nam đứng thứ nhất trong ASEAN về kết quả học tập của học sinh tiểu học, đáng mừng là nước thứ 2 (Malaysia) cách chúng ta rất xa. Chẳng hạn với thang điểm 10 chúng ta đạt 8-9 điểm, còn Malaysia đạt khoảng 5-6 điểm.
Còn bậc THCS, đánh giá của PISA năm ngoái công bố và mới đây trong Hội thảo quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội chủ trì, Ngân hàng Thế giới đã chính thức nhắc lại kết quả khảo sát thành tích học bậc Phổ thông trung học của Việt Nam đứng thứ trên 30, sát tiệm cận với các nước OECD, trong khu vực cũng chỉ đứng thứ 2 (sau Singapore) và cách xa nước đứng thứ 3", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu.
Ông nhấn mạnh, có được điều đó, không chỉ là kết quả của Bộ GD&ĐT, của toàn ngành giáo dục mà đặc biệt, nhờ công tác khuyến học, khuyến tài; nhờ phong trào xây dựng xã hội học tập; gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập.
"Chúng ta rất tự hào, khi tôi được dịp gặp các tổ chức quốc tế và nói rằng, ở Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam với trên 21 triệu thành viên, lan tỏa đến tận từng ngóc ngách, thôn xóm. Buổi tối, ở một số nơi hiện nay vẫn có tiếng kẻng, tiếng trống vang lên và người lớn giục trẻ em ngồi vào bàn học. Tất cả các tổ chức chuyên gia quốc tế khi nghe nói về điều đó đều cho rằng đấy là "cái phúc" của đất nước Việt Nam", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Nhấn mạnh đến tính kiên trì trong thực hiện đổi mới giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chúng ta phải nhìn sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp liên tục, có tính kế thừa, từng bước một. Nếu nhìn từng năm một thì khó nhận ra những kết quả rõ rệt nhưng nhìn qua một giai đoạn 5 năm - 10 năm - 20 năm thì chúng ta có quyền tự hào, sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đang được Đảng lãnh đạo, Nhà nước tập trung điều hành, có sự tham gia của Hội Khuyến học, các tổ chức toàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.
Phó Thủ tướng cho hay, những năm vừa qua, không chỉ có giáo dục mà những chỉ số liên quan đến giáo dục, liên quan đến con người Việt Nam bao giờ cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt chú ý đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, làm sao để tất cả các chỉ số của Việt Nam đặt trên cùng bàn với các nước trên thế giới để phấn đấu. Trong số rất nhiều chỉ số của Việt Nam đã đạt, có chỉ số về đổi mới sáng tạo cũng là kết quả của phong trào khuyến học, của sự nghiệp phát triển giáo dục .
Giáo dục ngoài nhà trường - bộ phận khăng khít với giáo dục trong nhà trường
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bàn về thực trạng, khi nhắc đến phong trào khuyến học, học tập thường xuyên chúng ta hay nghĩ tới giáo dục ngoài chương trình phổ thông và đại học, nhưng hiện nay cả thế giới đã thay đổi. Giáo dục bây giờ không chỉ cho những người trong độ tuổi đi học mà cho cả trẻ con trong bụng mẹ (giáo dục sớm), giáo dục cho người lớn, người già... Tất cả đều không đứng ngoài cuộc CMCN 4.0.
Phó Thủ tướng nêu rõ, phong trào khuyến học khuyến tài vừa qua không chỉ là hỗ trợ một phần cho học tập trong nhà trường. Giáo dục ngoài nhà trường thực sự là một bộ phận khăng khít với giáo dục trong nhà trường.
"Không một quốc gia nào học sinh rời trường học về nhà thấy bố mẹ là nghĩ ngay đến việc học, vì chính bố mẹ cũng tự đặt ra yêu cầu phải kèm con cháu mình học tập. Điều này nếu chúng ta không có những điều chỉnh cần thiết thì sẽ không phù hợp với thế giới, làm cho trẻ em bị áp lực học tập quá nặng mà bớt đi thời gian vui chơi của tuổi thơ.
Nhưng cũng không nên đơn thuần nhìn một phía như vậy, vì tất cả các tổ chức quốc tế đều cho rằng, việc duy trì một áp lực cần thiết cho trẻ em khi đi học là cần thiết. Việc các bậc cha mẹ, phụ huynh của Việt Nam tự xem mình như một giáo viên ở nhà nếu có sự hướng dẫn đúng mực về liều lượng và phương pháp thì đó sẽ là một điểm tích cực của giáo dục Việt Nam", Phó Thủ tướng nói.
Các đại biểu dự đại hội biểu dương của Hội Khuyến học lắng nghe ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Lưu ý vấn đề "thực học" và tư duy phản biện
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, đánh giá về giáo dục Việt Nam và con người Việt Nam thì có rất nhiều điểm tốt, nhưng có 2 điểm mà các tổ chức quốc tế khuyên chúng ta nên lưu ý là vấn đề thực học và tư duy phản biện.
Truyền thống hiếu học và khoa bảng của Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực rất đáng quý nhưng nếu không có điều chỉnh thì dễ thiên về hình thức sẽ dễ sa vào tâm lý chuộng bằng cấp. Vì vậy, trong nhà trường và ngoài xã hội phải từng bước nâng cao thực học. Chúng ta học những gì thiết thực nhất trong cuộc sống và học những gì nền tảng chuẩn bị cho tương lai mà không cần bằng cấp.
Phong trào khuyến học khuyến tài đưa ra nhiều mô hình học tập sản xuất rất hay. Rất nhiều người không cần bằng đại học, kỹ sư nhưng vẫn có rất nhiều sáng kiến và những sáng kiến đó đã được đưa vào cuộc sống để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Thứ hai, mạnh nhất của một số dân tộc Á Đông trong đó có Việt Nam là chịu thương chịu khó, chấp nhận áp lực học tập từ thuở bé nhưng điểm ngược lại, cần phải điều chỉnh. Với truyền thống tôn sư trọng đạo nên từ bé học sinh được huấn luyện lối tiếp thu một chiều, rất ít khi dám đặt câu hỏi ngược lại, dám bày tỏ ý kiến của mình khi chưa hiểu hoặc mình hiểu khác.
Phó Thủ tướng cho rằng, đây là một điểm cần lưu ý trong đổi mới toàn diện giáo dục. Sự học phải thực hiện trên tinh thần tất cả mọi người dân đều tham gia học và dạy học, nghĩa là chia sẻ những gì mình biết với người khác và nếu người khác chưa biết thì mình hỏi lại. Đây là một phong trào, từ trước đến nay chúng ta đã làm rất tốt và ông tin tưởng, tới đây chúng ta sẽ làm tốt hơn rất nhiều.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị nhà trường, gia đình và toàn xã hội chú ý đến việc dạy làm người qua lao động, sinh hoạt tập thể, tăng gia sản xuất... Tránh tình trạng bố mẹ chiều con cái quá mức, trường lớp được xây dựng khang trang nhưng học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong cuộc CMCN 4.0, ngoài các yêu cầu như từ trước, tác phong công nghiệp kỷ cương cần thêm 2 yếu tố mà thế giới nhắc rất nhiều.
Thứ nhất là yếu tố thích nghi, linh hoạt. Bởi vì sau này một người không chỉ chuyên một nghề như trước kia, ngay trong một nghề của mình, với sự tác động của khoa học xã hội sẽ làm cho thay đổi. Nếu chúng ta không linh hoạt, không thay đổi thì sẽ bị lạc hậu.
Thứ hai là ý thức cộng đồng, mở rộng ra là ý thức công dân toàn cầu, vì rất rất nhiều các vấn đề chung của nhân loại cần được giải quyết bởi tất cả mọi người. Đại dịch Covid-19 là một minh chứng sống động, không một dân tộc, quốc gia nào có thể tự mình chống lại dịch bệnh. Như Việt Nam chúng ta hiện nay đang có giải pháp thích ứng với đại dịch, còn đại dịch muốn diệt được cần sự chung tay của toàn thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Trong thời đại này, tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp thì lưu truyền trong dòng họ, ngày nay tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị..."
"Tri thức thời nay không phải một quyển kinh thư lưu truyền"
Đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học và khuyến học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Trong thời đại này, tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp thì lưu truyền trong dòng họ, ngày nay tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị và nó phải kết hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ trong kỷ nguyên 4.0. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT không chỉ trong trường học mà cả trong công tác khuyến học".
Nếu như trước đây, chúng ta ứng dụng CNTT theo tư duy trên xuống dưới, nghĩa là triển khai từ những nơi đô thị phát triển kinh tế - xã hội rồi mới đến các vùng sâu vùng xa, nhưng trong thời gian qua, trong thực tế hoạt động y tế cho thấy, nhiều trường hợp làm song song hoặc làm từ chỗ khó đi lên thì hiệu quả lại rõ rệt.
Giáo dục bây giờ cũng vậy, Bộ GD&ĐT đang thực hiện kết nối hơn 54 cơ sở giáo dục nhằm chia sẻ học liệu mở. Tới đây, các giáo viên, bậc phụ huynh qua internet có thể tiếp cận với giáo trình, học liệu mới của những giáo viên, người phụ đạo hay nhất cả nước để từ đó chúng ta đưa vào vận dụng, dạy cho con cái mình.
"Sự nghiệp giáo dục nói riêng và khoa học văn giáo nói chung, trước mắt không làm ra tiền, thậm chí phải tiêu tốn rất nhiều tiền, là những việc để thấy kết quả cần rất nhiều thời gian nỗ lực chứ không thể thấy nhanh như việc xây một ngôi nhà, nhưng cũng là những việc nếu chúng ta không thấy cháy nhà chết người mà lãng quên đi thì sau một thời gian chúng ta cũng không phát triển được kinh tế. Và nếu không phát triển được kinh tế thì cũng mất rất nhiều tiền để khắc phục hậu quả do xã hội để lại.
Tất cả các cấp ủy đảng chính quyền hãy dành sự quan tâm cho văn hóa, giáo dục, đặc biệt là sự nghiệp khuyến học. Sự quan tâm không chỉ thể hiện bằng những văn bản, hội nghị mà quan trọng nhất thể hiện bằng việc dành thời gian chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này; đặc biệt dành sự tôn trọng, tôn vinh xứng đáng và cần thiết cho những điển hình cá nhân làm tốt phong trào khuyến học, làm tốt trong học tập và cống hiến", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.
Thành phố Hồ Chí Minh: Lan tỏa phong trào học tập suốt đời Những năm qua, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã lan tỏa mạnh mẽ, hiệu quả các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập"... Các mô hình học tập suốt đời này đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ...