Khám phá mẫu máy MacBook Air dùng chip M1 của Apple
MacBook Air mới của Apple nhanh đến kinh ngạc! Đó là nhận xét nhanh của biên tập viên Engadget , người vừa có dịp trải nghiệm một trong số các mẫu MacBook mới chạy chip M1 của Apple với kiến trúc ARM.
Chip M1 đã giúp Apple giải quyết nhiều vấn đề trên MacBook Air
Bạn muốn dùng nó để duyệt web? Nó tải các trang web nặng nề rất nhanh, nhanh hơn mức bạn từng thấy trên các máy tính xách tay khác. Bạn muốn chơi game? Cũng rất tuyệt, thậm chí nó còn không phát ra tiếng ồn của quạt tản nhiệt – thứ vốn gây ra sự khó chịu khi bạn trải nghiệm game trong môi trường yên tĩnh như đêm khuya. Nếu bạn lo lắng về việc mang theo sạc, đừng lo vì kể từ bây giờ máy tính MacBook mới có thể sử dụng thoải mái cả ngày.
Có lẽ việc sử dụng MacBook Air mới giờ đây cũng giống như bước vào một thế giới mới, nơi chúng ta có thể yêu cầu nhiều hơn nữa từ các thiết bị siêu di động vốn đang dần chạm vào những giới hạn khó chịu về thời lượng pin, tản nhiệt hay hiệu năng.
Tất cả những kì tích này chủ yếu nhờ vào bộ vi xử lý (SOC) Apple M1 – mẫu chip máy tính đầu tiên của Apple sử dụng kiến trúc ARM. Sau hơn một thập kỷ sử dụng kiến trúc ARM cho chip di động, cuối cùng Apple đã hội đủ công nghệ và kinh nghiệm để tự xây dựng cho hãng một chip máy tính riêng cho máy Mac, minh chứng cho khả năng “tự cung tự cấp” của họ và cũng là lời tạm biệt với chip Intel.
Một khởi đầu mới
Sử dụng kiến trúc ARM giúp máy tính mới của Apple không hoang phí quá nhiều điện năng
Theo kết quả đánh giá, MacBook Air mới của Apple là mẫu máy tính xách tay siêu di động tinh tế nhất hiện nay chủ yếu nhờ vào chip M1, nó có hiệu năng mạnh mẽ và hoạt động hoàn toàn yên tĩnh nhờ không cần đến quạt tản nhiệt, thời lượng pin cực ấn tượng và là khởi đầu của việc hợp nhất phần cứng và phần mềm toàn diện mà Apple đã từng thực hiện trên iPhone, iPad…
Quay lại năm 2005, thời điểm đó Apple cũng phải vật lộn để chuyển CPU của máy Mac từ Motorola sang Intel, nhưng cũng vì phụ thuộc Intel nên hiệu năng của máy Mac vẫn chưa thực sự vượt trội so với Windows, thậm chí họ cũng tích hợp sẵn BootCamp để người dùng có thể cài thêm Windows. Nhưng nhờ Intel, người dùng biết được khả năng tối ưu tốt như thế nào của Apple và hãng còn thu hút fan của mình bằng thiết kế nguyên khối của các mẫu MacBook Pro rất tinh tế.
Sau một thập kỷ dành quá nhiều sự tập trung cho iPhone và iPad, có vẻ như hãng đã nhận ra các máy Mac của mình đang dần thiếu hấp dẫn và bị bỏ rơi. TouchBar vẫn vô dụng, bàn phím cánh bướm tệ hại và “thùng rác” Mac Pro thì đáng để quên. Công ty bắt đầu nhận ra cần phải thay đổi, khởi đầu với việc quay lại bàn phím cũ được cải tiến và máy Mac Pro mới với khả năng nâng cấp linh hoạt dành cho người dùng chuyên nghiệp. Giờ đây chip M1 của nền tảng Apple Silicon trở thành quân cờ trọng tâm trong kế hoạch làm mới máy tính Mac của hãng, một bước đi giải quyết được hàng loạt vướng mắc mà Apple đang mắc kẹt với Intel và chính họ: Khả năng kiểm soát chất lượng phần cứng lẫn phần mềm.
Nền tảng Apple Silicon đã có khởi đầu mới với chip M1
Video đang HOT
Sự kết hợp hài hòa giữa phần cứng và phần mềm của chính Apple luôn là điểm hấp dẫn nhất của iPhone và iPad, nó trở thành lợi thế vô song so với đối thủ Android. Giờ đây, về cơ bản công ty đang mang lại trải nghiệm gắn kết tương tự cho máy Mac.
Không chỉ phần cứng được làm mới, macOS Big Sur – phiên bản thứ 17 của hệ điều hành máy tính Apple cũng được tối ưu sâu cho M1, mang lại cảm giác mượt mà như iOS. Giống như các nhà sản xuất máy tính khác, việc chuyển sang M1 có nghĩa là Apple phải đối mặt với việc thiếu hụt ứng dụng, nhưng may mắn là họ có sự liên kết với kho ứng dụng phong phú của iOS và M1 cũng sử dụng kiến trúc ARM.
Nhưng Apple cũng không từ bỏ các ứng dụng được xây dựng cho x86 của Intel, ngoài việc tung ra bộ kit để khuyến khích các nhà phát triển chuyển đổi ứng dụng thì hãng cũng giới thiệu trình giả lập Rosetta 2 mới để khởi chạy các ứng dụng cũ, thứ mà theo biên tập viên Engadget là đã mang lại trải nghiệm liền mạch, không xảy ra sự cố nào trong suốt quá trình thử nghiệm.
Tương lai đầy hứa hẹn
M1 cũng mang lại cho MacBook Air điều mà nó chưa từng có trước đây: Hiệu suất chơi game khá. SOC mới của Apple cung cấp tối đa 8 lõi GPU (MacBook Air phiên bản tiêu chuẩn chỉ có 7 lõi) nhưng vẫn vượt trội so với đồ hoạ tích hợp của Intel, giúp nó có thể chạy các tựa game trên Apple Arcade như The Pathless một cách dễ dàng ở tốc độ 60 khung hình/giây, tương tự như trên máy tính để bàn Windows. Điều này không quá bất ngờ khi chip A-series của Apple luôn mang lại hiệu suất ổn định trên iPhone và iPad. Nhưng việc bạn sử dụng một chiếc laptop siêu mỏng như MacBook Air để chơi các tựa game 3D nặng mà không hề giật lag hay ồn ào là một kỳ tích chưa từng có. Thậm chí, máy còn có khả năng chơi game Fortnite ở khoảng 60 khung hình/giây ở thiết lập độ phân giải 1.400 x 900 pixel và cài đặt đồ họa ở mức cao. Trong khi đồ hoạ Iris Plus của Intel trên MacBook Air trước đó chỉ có thể đạt tối đa 40 khung hình/giây ở thiết lập tương tự.
Apple bắt đầu tập trung nguồn lực để cải tiến máy Mac, dù đó là chip M1 hay bàn phím mới
Một cú sốc khác là MacBook Air mới sở hữu hiệu năng ấn tượng này mà không hề sử dụng quạt tản nhiệt, nó chỉ dựa vào tản nhiệt rắn và làm mát thụ động tương tự như iPad hay iPhone. Dù trước đó chiếc Dell XPS 13 2-trong-1 năm 2017 cũng sử dụng cơ chế tương tự nhưng lại sử dụng chip Core Y của Intel vốn rất chậm chạp.
Qua đó, Apple đã chứng minh quyết định rời bỏ Intel của họ là xác đáng, nhất là khi thời lượng pin của chiếc MacBook Air mới của Apple kéo dài tới 16 giờ 20 phút khi xem video HD, cao hơn tới 5 tiếng so với MacBook Air cũ. Ngoài ra, màn hình Retina 13.3 inch và bàn phím của thiết bị cũng rất tuyệt, dù điểm yếu cố hữu vẫn là số lượng cổng kết nối quá ít: Chỉ có 2 cổng USB-C dùng để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi.
Dù có là một người hâm mộ Windows đi chăng nữa, bạn cũng khó phủ nhận rằng MacBook Air dùng chip M1 có lẽ là một bước tiến vượt bậc của Apple về mọi mặt. Nhưng liệu bạn có nên bỏ máy Mac hiện tại của mình không? Điều đó còn tuỳ thuộc vào bạn, vì máy MacBook Air trước đó vẫn đủ mạnh để sử dụng trong nhiều năm. Nhưng nếu bạn đang sở hữu một máy Mac 5-6 năm tuổi hoặc một chiếc laptop Windows cũ, có lẽ bạn nên thử tìm cơ hội chuyển qua máy Mac mới với chip M1, nếu đủ ngân sách, bởi hiệu năng và những gì mà chiếc máy tính này mang lại là câu trả lời xác đáng nhất cho những phàn nàn của bạn.
Nhận xét chung của Engadget về MacBook Air mới dùng chip M1 của Apple:
Ưu điểm
- Hiệu suất cực kỳ nhanh
- Không ồn do không dùng quạt tản nhiệt
- Bàn phím và bàn di chuột tuyệt vời
- Màn hình Retina cũng tuyệt vời
- Có thể chạy các ứng dụng iPhone và iPad
- Tuổi thọ pin tuyệt vời
Nhược điểm
- Vẫn dùng webcam 720p
- Chỉ có 2 cổng USB-C
Tại sao Apple vẫn bán MacBook và máy Mac dùng chip Intel?
Chip M1 mới được Apple giới thiệu tốt nhưng vẫn chưa hoàn thiện, và đó là lý do Apple chưa thể đoạn tuyệt hoàn toàn với Intel vào thời điểm này.
Sự kiện ra mắt chính thức M1, CPU đầu tiên cho máy Mac trên nền ARM, đã đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý đối với Apple. Sau nhiều năm sử dụng các CPU Intel cho máy tính Mac của mình, Apple đang cho thấy dấu hiệu kết thúc sự hợp tác đó bằng việc ra mắt một CPU do mình tự thiết kế với hiệu năng và hiệu quả năng lượng cao hơn hẳn.
Thế nhưng hiện tại Apple vẫn đang bán các MacBook Pro và máy Mac Mini dùng chip Intel trên website của mình. Với các ưu thế vượt trội về hiệu năng và tính năng của máy Mac dùng chip M1 so với Intel, thật lạ là Apple vẫn tiếp tục kinh doanh các máy tính này. Hóa ra Apple có nhiều lý do chính đáng để làm vậy.
Giới hạn về phần cứng đối với chip M1
Trong sự kiện vừa qua, Apple đã giới thiệu 3 thiết bị mới bao gồm, MacBook Air, MacBook Pro 13 inch và Mac Mini dùng chip M1. Dù có được quảng bá có hiệu năng vượt trội so với phiên bản dùng chip Intel, nhưng chúng đều có chung một nhược điểm: dung lượng RAM giới hạn ở 16GB. Hơn thế nữa, cho dù là MacBook Pro hay máy Mac Mini dùng chip M1 mới, chúng đều không thể dùng các eGPU rời bên ngoài.
Các nhược điểm này khiến chúng khó trở nên hấp dẫn đối với người dùng chuyên nghiệp. Trong khi đó, các MacBook Pro 16 inch dùng chip Intel của Apple hỗ trợ tới 64GB RAM, nhiều tùy chọn VGA rời hơn - do vậy, Apple vẫn buộc phải bán các MacBook Pro dùng chip Intel nếu không muốn làm tổn thương đến tập người dùng chuyên nghiệp của mình.
MacBook Pro 16 inch dùng chip Intel thậm chí còn hỗ trợ 64GB RAM và nhiều tùy chọn VGA rời mạnh me
Trong khi đó, Apple lại nhanh chóng dừng bán dòng MacBook Air dùng chip Intel trên website của họ. Tập khách hàng của những chiếc MacBook Air này không cần đến 32GB RAM hay VGA rời cũng như cả eGPU ngoài. Hiện tại những chiếc MacBook Air mới dùng chip M1 đã quá đủ cho nhu cầu của tập người dùng kể trên.
Giới hạn về phần mềm
Cũng như các giới hạn về phần cứng có thể làm người dùng chuyên nghiệp khó chịu, điều tương tự cũng đúng với các giới hạn về phần mềm. Người dùng chuyên nghiệp của máy Mac - đặc biệt là các nhà phát triển - vẫn cần thời gian để các phần mềm họ sử dụng tương thích hoàn toàn với phần cứng mới.
Cho dù hiện tại Apple đã ra mắt các bộ biên dịch phần mềm Rosetta 2 và Universal Binaries 2 dành cho các máy Mac dùng chip M1 mới, công ty cũng chỉ dám tự tin tuyên bố rằng, quá trình chuyển đổi sang chip Apple Silicon sẽ hoàn tất trong khoảng 2 năm nữa. Loại bỏ ngay môi trường làm việc quen thuộc của các nhà phát triển là một bước đi quá rủi ro đối với họ.
Giới hạn về Windows
Cho dù nhiều người vẫn đang cười vào mặt những ai mua máy Mac để cài Windows, nhưng đây chính là một trong các lý do khiến nhiều người dùng Windows tìm mua máy Mac do khả năng tương thích với nhiều nền tảng hệ điều hành của dòng thiết bị này.
Cho đến hiện tại, Apple vẫn chưa có kế hoạch đưa Basecamp lên các máy Mac chạy chip M1 của mình, và những giải pháp bên thứ ba như Parallel cũng chưa hỗ trợ hoàn toàn cho điều đó. Và dù đó chỉ là một thị trường nhỏ, nhưng nó vẫn đủ quan trọng để Apple chưa loại bỏ hẳn các máy Mac dùng Intel.
Có không ít người vẫn mua máy Mac để cài Windows, điều mà chip M1 mới của Apple không hỗ trợ
Những lợi ích kinh doanh
Chắc chắn các giới hạn này dần dần sẽ được Apple gỡ bỏ trong tương lai, tuy nhiên nó sẽ không đến sớm, ít nhất cho đến khi những máy Mac đầu tiên dùng chip M1 đến tay người dùng. Việc gỡ bỏ dần các giới hạn trên đây cũng sẽ là lý do để Apple khuyến khích người dùng tiếp tục tìm mua các máy Mac dùng chip Apple Silicon mới trong tương lai.
Điều tương tự cũng đang được Apple làm với các iPhone mới ra mắt trong mỗi năm. Không chỉ nâng cấp bộ xử lý, mỗi thế hệ iPhone mới cũng đi kèm với các cải tiến về phần cứng và phần mềm mới. Nếu đã mua MacBook dùng chip M1 với giới hạn 16GB RAM hiện tại, bạn có tìm mua các MacBook dùng chip M2 trong tương lai với dung lượng RAM lớn hơn với VGA mạnh mẽ hơn hay không? - gần như chắc chắn là vậy.
Với khả năng thiết kế chip của Apple hiện nay, điều này là hoàn toàn có thể trong tương lai. Cho đến lúc đó, với các giới hạn của chip M1 hiện tại, các máy tính dùng chip Intel vẫn sẽ được Apple bán trên website của mình, nhưng có lẽ điều đó cũng sẽ không kéo dài lâu nữa.
MacBook Pro 13 và MacBook Air khác gì nhau Hai mẫu MacBook mới của Apple đều chung cấu hình với chip xử lý M1, dung lượng RAM và ổ cứng. Hai laptop mới ra mắt của Apple đều có màn hình 13 inch, thiết kế giống hệt nhau. Khác biệt nằm ở độ mỏng của hai model khi nhìn ngang: MacBook Air được vuốt mỏng về phía trước, trong khi MacBook Pro...