Khám phá giá trị đặc biệt của hai di tích Mái đá làng Vành và Hang xóm Trại ở Hòa Bình
Hai di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành (xã Yên Phú) và Hang xóm Trại (xã Tân Lập), huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa qua hàng nghìn năm của nền văn hóa xứ Mường Hòa Bình.
Mái đá làng Vành nằm dưới chân núi Khụ Vành tại xã Yên Phú (Lạc Sơn, Hòa Bình). Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Từ Mái đá làng Vành xưa đến không gian sống Hang xóm Trại của người Mường cổ
Khu Di tích khảo cổ Mái đá làng Vành nằm dưới chân dãy núi Khụ Vành thuộc xóm Khụ Vành, xã Yên Phú. Điểm di tích này được nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani phát hiện và khai quật từ năm 1929.
Khu vực Mái đá làng Vành là một mái đá cao rộng và thoáng mát phía dưới nền có nhiều vỏ ốc, hang sâu 18 m và thấp dần về phía trong lòng núi.
Tầng văn hoá ở Di tích Mái đá làng Vành dầy gần 4m, mái đá được cấu tạo bởi đất sét vôi cùng các vỏ nhuyễn thể, vỏ trai ốc núi tạo thành. Mỗi tầng văn hoá là những tàn tích sau bữa ăn của người Hòa Bình cổ. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Theo kết quả công bố của nhà khảo cổ người Pháp công bố năm 1930, di tích Mái đá làng Vành thuộc nền văn hóa Hòa Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17.000 đến 8.000 năm trước đây. Bà M.Colani đã xếp Mái đá làng Vành vào giai đoạn trung gian của văn hóa Hòa Bình và là loại di tích khảo cổ học thời đại đá, thuộc loại di tích cư trú và mộ táng trong mái đá thuộc vùng sơn khối đá vôi. Quá trình khai quật đã phát hiện được 972 hiện vật, cùng với đó là tầng văn hóa có độ dày gần 4m, mỗi tầng văn hóa là những tàn tích sau bữa ăn của người Hòa Bình cổ.
Các loại hình di vật đá thu được ở trong di chỉ Mái đá làng Vành là công cụ ghè đẽo như: Rìu hình tam giác, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, chày, bàn nghiền… và các di vật xương, sừng, nhuyễn thể, di vật gốm… Di tích này còn tìm thấy các mảnh của hộp sọ, vết than tro, các hòn đá bị nung chứng tỏ là bếp sinh hoạt và có mộ táng. Số lượng công cụ mài được tìm thấy số lượng lớn gồm: 54 công cụ mài lưỡi, 4 đục, 5 rìu mài toàn thân, 2 bàn mài, 5 viên đá có khoét lỗ và thu được 3 vòng đá.
Video đang HOT
Lối đi vào khu vực Mái đá. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Di tích Mái đá làng Vành còn giữ nguyên một phần tầng văn hóa gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều những lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Đây là một di tích tiêu biểu trong số các di tích của văn hóa Hòa Bình được các nhà khảo cổ học phát hiện nghiên cứu ở tỉnh Hòa Bình.
Chính quyền xã Yên Phú đã có kế hoạch, đề án phát triển các loại hình du lịch lễ hội kết hợp với những giá trị lịch sử của các di tích, những giá trị văn hóa cùng đời sống sinh hoạt của người dân vùng Mường cổ. Đặc biệt khi công trình hồ Cánh Tạng đưa vào hoạt động sẽ kết hợp thành một chuỗi tham quan du lịch, phát triển kinh tế – xã hội.
Nhiều loại hình di vật đá thu được trong di chỉ Mái đá làng Vành. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Bà Bùi Thị Hiền, người dân xã Yên Phú chia sẻ rằng, trong lễ hội người dân địa phương và du khách đến Mái đá thắp hương, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an.
Di tích Hang xóm Trại, xã Tân Lập, được xem là “ngôi nhà” cư trú lâu đời của nhiều thế hệ người Mường xưa. Hang xóm Trại nằm trên độ cao 15 m so với mặt thung lũng. Cửa và đáy hang rộng tạo thành hình vòng cung, trong lòng hang sáng và thoáng đãng, thềm hang còn nguyên vẹn và thoải dốc.
Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, người đã phát hiện và có nhiều lần thực hiện khai quật khảo cổ tại Hang xóm Trại đã tìm thấy nhiều vết tích của nền văn hóa Hòa Bình vào loại sớm nhất lưu vực sông Hồng đồng thời là nơi cư trú, là “công xưởng” chế tác công cụ lao động của cư dân Hòa Bình xưa kia.
Hang xóm Trại được phát hiện năm 1975 với hàng nghìn hiện vật lẫn trong tầng văn hóa dày 4 m như vỏ ốc suối, công cụ và các mảnh gốm thô, lúa, gạo cháy… Đó là minh chứng rõ rệt nhất về một nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai ở nền văn hóa Hòa Bình.
Cùng với đó các nhà khảo cổ cũng phát hiện những dấu vết mòn trên những phiến đá trong ngách đi cổ có niên đại cách ngày nay khoảng 21 nghìn năm, là hệ thống dấu mòn đi lại vào loại cổ nhất thế giới lần đầu tiên phát hiện tại Đông Nam Á.
Trong di tích Hang đá xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm còn thu được khá nhiều các tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy xương người có niên đại 17.000 năm. Di tích của người Mường cổ xưa để lại có một chiếc bếp được xếp bởi ba hòn đá lớn, các mảnh vỏ trấu, hạt thóc và một số hạt gạo cháy dở nằm ở độ sâu khoảng 80 cm.
Cho đến nay, đây là di tích văn hóa Hòa Bình có bộ di vật phong phú nhất về công cụ đá cũng như công cụ xương với kỹ thuật chế tác công cụ đá khá điêu luyện. Sự có mặt một số lượng khá nhiều công cụ có kích thước to lớn đã làm phong phú thêm bộ di vật văn hóa Hòa Bình.
Di tích hang xóm Trại được chính quyền và nhân dân xã Tân Lập cắt cử người trông nom giữ gìn nguyên trạng.
Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di tích
Ngày 18/7/2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký và ban hành Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng 2 di tích quốc gia đặc biệt tại tỉnh Hòa Bình là Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành.
Cùng với đó, tỉnh Hòa Bình hiện có 41 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh (trong đó có 24 di tích lịch sử văn hóa, 5 di tích lịch sử cách mạng, 13 di tích danh thắng), là điểm đến tiềm năng đối với du khách trong và ngoài nước.
Mái đá làng Vành thuộc nền Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17.000 đến 8.000 năm. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình Bùi Xuân Trường cho biết, nhiều năm qua, một số di tích nổi tiếng trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước. Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các cấp chính quyền của tỉnh tăng cường các biên pháp bảo vệ tuyệt đối nguyên trạng, đồng thời sẽ có những giải pháp khai thác gắn với du lịch thăm quan tìm hiểu lịch sử giữ gìn cảnh quan, bảo bệ môi trường đối với hai di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành.
Theo bà Phạm Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phú: Di tích khảo cổ Mái đá làng Vành vừa được công nhận là di tích tích quốc gia đặc biệt là một tin vui đối với địa phương và cũng là trách nhiệm to lớn của chính quyền xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Một mái đá có cửa rộng 30 m, sâu 18 m, vòm trần cao 10 m, thấp dần về phía trong. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Ông Bùi Lý Tưởng, Chủ tịch UBND xã Tân lập chia sẻ, di tích Hang xóm Trại được công nhận di tích đặc biệt quốc gia tạo ra cho địa phương những cơ hội để phát triển du lịch dịch vụ tham quan, nghiên cứu về văn hóa Hòa Bình. Hang xóm Trại nằm ở trung tâm của đất Mường Vang xưa cùng cảnh quan thơ mộng khu đồi Thung. Đây là một vùng Mường cổ đặc trưng, còn bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán và được thưởng thức các món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc nơi đây.
Chính quyền tỉnh Hòa Bình cũng đã ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 – 2030. Tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc dân tộc gìn giữ toàn diện các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh đặc biệt là Mo Mường và các giá trị văn hóa Mường đang có nguy cơ mai một.
Hòa Bình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” gắn với phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa mường, các loại hình dệt thổ cẩm nghề truyền thống, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá cảnh quan hồ Hòa Bình, du lịch nghỉ dưỡng, homestay.
Khám phá vẻ đẹp động Thác Bờ (Hòa Bình)
Không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút khách trong mùa lễ hội, di tích danh thắng quốc gia động Thác Bờ còn là điểm thăm quan chính của tuyến du lịch lòng hồ sông Đà.
Không chỉ là điểm đến tâm linh, động Thác Bờ, xã Suối Hoa (Tân Lạc) thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú
Dừng chân tại xóm Bưng, xã Suối Hoa (Tân Lạc, Hòa Bình), du khách bước vào hành trình khám phá động Thác Bờ với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hang động thạch nhũ rộng lớn, kỳ ảo. Trước khi vào cửa động, du khách sẽ trải nghiệm leo bộ gần 100 bậc đá nếu đi vào mùa nước cạn, còn vào mùa nước dâng có thể đi từ thuyền sang nhà nổi, trên một bè ghép bằng tre bương khoảng 50 m là đến tận nơi. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên do tạo hóa ban tặng với núi non trùng điệp, hang động huyền ảo.
Từ cửa động, đi men theo cây cầu nhỏ dài 30 m, du khách dễ dàng bắt gặp và thưởng ngoạn khung cảnh đàn cá tung tăng theo nước đầy vào hang. Tiếp đó là chiêm ngưỡng khối tượng lớn, rất kỳ lạ mọc từ nền động cao tới gần 2 m. Ngay khi băng qua hồ nước là vẻ đẹp tiên cảnh bên trong động, nơi đặc sắc nhất và trung tâm nhất của động Thác Bờ hiện ra trước mắt.
Theo đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Lạc, đến với động Thác Bờ là đến với vẻ đẹp hang động đá vôi độc đáo, chứa đựng cả một không gian nghệ thuật bên trong. Hang động được hình thành một cách tự nhiên và thuần khiết qua hàng vạn năm, với chiều sâu hơn 100 m, chia làm 3 khu. Ở cung phòng đầu tiên có không gian rộng rãi, vòm trần cao, được bố trí như một phòng chờ hay một phòng khách lớn. Các khối nhũ hai bên vách không nhiều nhưng rất đặc sắc. Đặc biệt, xung quanh một cột đá lớn giữa động là tầng tầng, lớp lớp các cột đá nhỏ mọc lên như rừng bụt mọc. Ngước đầu lên, du khách sẽ bắt gặp một vòm trần lô nhô với hàng trăm, hàng nghìn khối nhũ đá rủ xuống, chỗ thì trắng xóa, lóng lánh bầu thon như những viên ngọc, chỗ lại vàng óng rực rỡ như một phòng đèn hoa trang trí, chỗ sắc cạnh như lớp lớp san hô...
Còn gì thú vị hơn khi du khách được tự do khám phá hàng nghìn, hàng vạn khối thạch nhũ, khối dưới đất mọc lên, khối từ trên sà xuống, vô cùng đa dạng và thỏa sức tưởng tượng ra các hình thù: Cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, dàn đàn đá, dàn chiêng Mường... Nhiều người còn ví hang động nơi đây tựa cây đàn đá bởi tiếng thạch nhũ rơi xuống đều đều, âm vang như một bản nhạc. Ngoài khu lòng động với những khối nhũ đá hoa văn, lên cao khoảng 50 m là khu thờ Phật. Không gian khu này vô cùng thoáng mát, các cột đá mọc lên từ nền hang như những tượng Phật.
Là điểm đến du lịch tâm linh nên du khách tới động Thác Bờ vừa để dâng hương, cầu may mắn, sức khỏe, bình an, vừa tận hưởng được những cảnh đẹp đến từ tạo hóa, giúp tâm hồn được thảnh thơi, thanh tịnh. Nhiều du khách còn kết hợp thăm quan các điểm du lịch gần như đền Bà Chúa Thác Bờ, suối Trạch, đảo và nhà nghỉ Cối xay gió, bản Ngòi và động Ngòi Hoa hoặc thăm bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong). Đây cũng là dịp du khách tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá, ẩm thực người Mường, thưởng thức những món ăn đặc sản vùng hồ ngon miệng, khó quên.
Khám phá Đầm Đa Đầm Đa là tên gọi chung quần thể các di tích lịch sử như đền Mẫu Âu Cơ, chùa Tiên... cùng rất nhiều hang động nằm trên địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Nhưng với nhiều người, có lẽ Đầm Đa vẫn còn là một cái tên lạ lẫm... Chúng tôi vác balô tới thăm Đầm Đa vào...