Khám phá Công viên địa chất non nước Cao Bằng
Với sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử hình thành thế giới tự nhiên và cảnh quan địa chất, nhiều danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng, hành trình khám phá các tuyến du lịch nằm trong khu vực Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Non nước Cao Bằng khiến du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị tại vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.
Tuyến du lịch trải nghiệm nhánh Động Ngườm Ngao – Bản Thuôn – Lối đi độc đáo dài gần 3 km
CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.275 km2, trải dài tại 5 huyện: Hà Quảng, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa và một phần diện tích các huyện: Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Cao Bằng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử khi sở hữu tới hơn 214 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng biên giới 1950; vùng đất này cũng là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
CVĐC non nước Cao Bằng minh chứng rõ nét cho lịch sử địa chất ở vùng đất này, một vùng đất hiếm có ở Việt Nam giúp các nhà khoa học, địa chất, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành trái đất qua các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, nổi bật là các cảnh quan đá vôi, cho thấy sự tiến hóa và thay đổi của trái đất. Theo đánh giá các nhà khoa học, hiện đã phát hiện trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng như các tháp đá, nón, hang động, thung lũng, các sông hồ, hang ngầm…
Cùng với đó là nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như: hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản hình thành ở vùng nhiệt đới bắc Việt Nam này. Những giá trị đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, giống loài động thực vật đặc hữu, nhiều loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: nghiến, bách vàng, hoàng liên chân gà, vượn cao vít, khỉ mặt đỏ… Ngày 12.4.2018, UNESCO đã chính thức công nhận CVĐC Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu.
Để phát triển du lịch dựa trên những giá trị cốt lõi của CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng được UNESCO ghi nhận, Cao Bằng đã và đang khai thác 4 tuyến du lịch chủ đạo.
Video đang HOT
Những thửa ruộng bậc thang trải dài trên những sườn núi.
Tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội”
Tập trung ở huyện Hòa An và Hà Quảng, giúp du khách tìm hiểu về lịch sử truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc như: đền Vua Lê, đền Dẻ Đoóng, Khu di tích lịch sử Kim Đồng, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó cùng các dấu ấn trong quá trình hoạt động cách mạng từ năm 1941 – 1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hành trình về nguồn cội cũng đưa du khách khám phá tiến trình lịch sử phát triển địa chất trên 500 triệu năm của trái đất qua các giá trị di sản địa chất mang giá trị quốc tế tại Cao Bằng.
Tại huyện Hà Quảng, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch cúc đá (nhóm các loài sinh vật biển thân mềm tiến hóa cao nhất, cách đây 66 triệu năm), có giá trị định tuổi các tầng lớp đá chứa chúng và xác định đứt gãy địa tầng. Điểm đặc biệt, hóa thạch cúc đá được chọn vào logo của CVĐC Non nước Cao Bằng, làm biểu tượng đại diện cho khoa học về hai cấu trúc diện mạo địa chất điển hình karst trẻ, karst già và cũng là biểu trưng giá trị văn hóa đặc sắc của Cao Bằng.
Đồi cỏ Vinh Quý hay đồi thông Khau Lừa thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang khoảng 10 km, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 80 km.
Tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phia Oắc – vùng núi của những đổi thay”
Tập trung ở huyện Nguyên Bình với 16 điểm tham quan. Điểm nhấn của tuyến là Khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén, trong đó, đỉnh Phja Oắc cao 1.931m được coi là nóc nhà của Cao Bằng. Về địa chất, nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Xưa kia người Pháp đã chọn Phja Oắc – Phja Đén làm nơi nghỉ mát, hiện vẫn còn các dấu tích của các biệt thự, nhà nghỉ của các công chức thời Pháp. Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén cũng nổi tiếng với các giá trị đa dạng sinh học cùng nhiều hệ sinh thái, giống loài động thực vật đặc hữu, có nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: nghiến, bách vàng, hoàng liên chân gà, bảy lá một hoa, vượn cao vít, khỉ mặt đỏ, rắn hổ chúa… Rừng ở đây còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, trong đó đặc trưng là các khu rừng lùn. Tham quan tuyến này, du khách có thể ghé điểm di sản hóa thạch tại xã Lang Môn, di tích Đồn Phai Khắt, làng dệt thổ cẩm in sáp ong của dân tộc Dao Tiền, mỏ thiếc Tĩnh Túc, đồi chè Kolia, trang trại cá hồi…
Tuyến du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”
Tập trung vào 4 huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, giúp du khách có những trải nghiệm nền văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay… thông qua các hoạt động trải nghiệm như, thăm quan các làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian; thưởng thức ẩm thực địa phương như xôi trám, phở chua, bún khô ngũ sắc, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh cuốn Cao Bằng… Đến với “xứ sở thần tiên” là đến với những hang động lớn có thạch nhũ đá đẹp thuộc loại nhất nhì Việt Nam như: động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang)… hay quần thể hồ – sông hang ngầm Thang Hen (Trà Lĩnh). Đặc biệt, hành trình này đưa du khách khám phá thác Bản Giốc (Trùng Khánh) được mệnh danh là thác nước lớn và đẹp thứ tư trên thế giới và là trung tâm của CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng còn giữ được cảnh đẹp nguyên sơ và những giá trị địa chất, văn hóa bản địa cốt lõi. Trên tuyến này, du khách cũng được ngắm các cảnh quan đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu như: núi Mắt Thần, thác Nặm Trá (Trà Lĩnh)…
Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách Thành phố khoảng 90 km. Đây là điểm du lịch tiêu biểu mang tính biểu tượng của Cao Bằng.
Tuyến “Một thời hoa lửa”
Gắn với huyền thoại đường số 4 rực lửa, sự hy sinh và anh dũng của quân và dân ta làm nên Chiến thắng Biên giới năm 1950 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tuyến du lịch này kéo dài qua địa phận thành phố Cao Bằng, huyện Quảng Hòa và huyện Thạch An. Du khách trải nghiệm tuyến du lịch “Một thời hoa lửa” sẽ được trải nghiệm tại 13 điểm đến chính như: Hồ hóa thạch, với địa chất độc đáo; Nhà lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong – lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam ở phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng; núi lửa dưới đại dương cổ, ở xã Thái Cường, huyện Thạch An. Bên cạnh đó là rừng cây di sản Vân Trình, ở xóm Bó Dường, xã Vân Trình; đại dương cổ, ở xã Thụy Hùng; di tích Đồn Đông Khê, ở thị trấn Đông Khê; đỉnh núi Báo Đông, nơi Bác Hồ trực tiếp ra trận, chỉ đạo Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, ở xã Đức Long, huyện Thạch An.
Với 4 tuyến du lịch chính này, du khách đến với Cao Bằng sẽ được khám phá toàn cảnh những đặc trưng cơ bản về CVĐC và trải nghiệm văn hóa bản địa. Bên cạnh cảnh quan hữu tình, du khách còn được đến với các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, cũng như thưởng thức những món ăn nổi tiếng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… Cuộc sống dân dã, thanh bình hòa quyện trong khung cảnh trời mây sẽ khiến cho du khách muốn trùng lòng, sống chậm lại để được tận hưởng những giây phút quý giá nơi đây. Hãy khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng để hiểu thêm về vùng đất và con người quê hương cội nguồn cách mạng.
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Chiều 08/9, tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO.
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Chiều 08/9, tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Hội nghị quốc tế lần thứ 08 Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO.
Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập vào năm 2021 với hệ thống di sản địa chất đa dạng, phong phú.
CVĐC Lạng Sơn có phạm vi thuộc 08 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn, với tổng diện tích 4.842,58 km2 và dân số gần 627.000 người, tương ứng khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh, gồm 38 điểm tham quan thuộc 4 tuyến du lịch, gồm: "Khám phá thế giới thượng ngàn", "Hành trình về miền thiên giới", "Cuộc sống dân dã nơi trần thế", "Đường đến thủy cung".
Việc công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO sẽ giúp tỉnh Lạng Sơn có thêm động lực, cơ hội tập trung nguồn lực để tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang. Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000km2, trải dài...