Khám phá ghế phóng dù trên chiến đấu cơ Việt Nam
Các máy bay chiến đấu Su-22, Su-27/30 của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng ghế phóng dù K-36.
Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Hầu hết các mẫu thiết kế trong lịch sử, ghế ngồi của phi công được phóng ra khỏi máy bay nhờ động cơ rocket. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng dù “bắn” khỏi buồng lái máy bay tiêm kích MiG-25.
Dù ghế phóng dù nhiều khi gây chấn thương cột sống cho phi công khi mà họ sẽ phải chịu gia tốc rất lớn 12-14G. Tuy nhiên, nhìn chung thì ghế phóng dù đã cứu thoát được khá lớn sinh mạng các phi công trên khắp thế giới. Ảnh: phi công được ghế phóng K-36 bắn ra khỏi chiếc tiêm kích MiG-29 đang sắp nổ tung sau khi đâm xuống đất.
Nếu tính riêng mẫu ghế phóng Martin – Baker được sản xuất ở Anh Quốc từ năm 1946, tính tới tháng 5/2006, loại ghế này đã cứu thoát 7.152 phi công. Trong ảnh, phi công William Belden được ghế phóng “bắn ra” khỏi máy bay A-4 Skyhawk sắp lao xuống biển.
Hiện nay, trên các máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam đều được trang bị ghế phóng dù cho phi công. Ngay từ thế hệ tiêm kích MiG-21 đã rất cũ, phi công cũng có ghế phóng dù KM-1.
Còn trên các thế hệ chiến đấu mới hơn như cường kích Su-22M4, tiêm kích đa năng Su-27/30 đều được trang bị ghế phóng khẩn cấp NPP Zvezda K-36. Trong ảnh, ghế phóng dù K-36D trang bị trên tiêm kích Su-27.
Video đang HOT
Ghế phóng K-36 là phương tiện thoát hiểm khẩn cấp cho các phi công máy bay chiến đấu, có thể hoạt động trên một dải tốc độ và độ cao bay khá rộng, và có thể được sử dụng kết hợp với các thiết bị bảo vệ, chẳng hạn như các bộ quần áo bay kháng áp.
Cấu tạo ghế bao gồm: cơ cấu phóng tên lửa, hộp số, hệ thống bảo vệ vùng đầu phi công với một mái vòm che sẽ bung ra từ phần gối tựa đầu, cùng những hệ thống khác để bảo đảm an toàn cho phi công. Tổng trọng lượng ghế phóng là dưới 103kg (bao gồm cả các hệ thống dù, bộ phận bảo đảm sự sống, hệ thống oxy khẩn cấp và pháo hiệu).
Ảnh: phần bảo vệ vùng vùng đầu phi công của ghế phóng K-36.
Đây là cần kích hoạt ghế phóng dù K-36 trên máy bay chiến đấu.
Các ghế phóng K-36 bảo đảm phi công thoát hiểm an toàn trong dải vận tốc từ 0 đến 1.300-1.400km/h (tùy theo loại thiết bị bảo hộ), độ cao từ 0-20.000m. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng K-36 trang bị trên tiêm kích – bom hạng nặng Su-34.
Theo Kiến Thức
BBC: "Trung Quốc theo dõi các vụ rơi máy bay của Việt Nam"
Các vụ rơi máy bay quân sự bộc lộ điểm yếu của Việt Nam và sẽ được những quốc gia như Trung Quốc, theo dõi chặt chẽ, theo ý kiến chuyên gia.
Nhận định của Giáo sư Carl Thayer, từ học viện quốc phòng Úc, được đưa ra trong lúc Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục huy động các lực lượng tìm kiếm tung tích hai phi cơ chiến đấu Su-22, vốn bị rơi trên vùng biển gần đảo Phú Quý, Bình Thuận trong lúc tập luyện hôm 16/4.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là việc tìm kiếm hai phi công, Trung tá Lê Văn Nghĩa và Đại úy Nguyễn Anh Tú.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16/4 dẫn nguồn tin riêng cho biết hai máy bay, cất cánh từ sân bay Phan Rang, có thể đã &'tự va chạm nhau'.
Bộ Quốc phòng nói họ mới chỉ vớt được ba thùng dầu phụ, chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
Bộc lộ yếu điểm
Đây là vụ tai nạn thứ 3 tại Việt Nam liên quan đến phi cơ chiến đấu Su-22. Hai vụ tai nạn vào năm 2006 và năm 2009 cũng đã khiến hai phi công tử nạn.
"Với tỷ lệ rơi này thì bất cứ không quân hiện đại nào trên thế giới cũng sẽ tỏ ra lo ngại về độ an toàn của loại máy bay này", ông Carl Thayer nói trong cuộc phỏng vấn với PV.
"Vấn đề của Việt Nam là họ không đủ tiền để thay thế máy bay đủ nhanh theo nhu cầu".
"Trong trường hợp của Úc, các máy bay F-11 của Úc, vốn từng được dùng trong chiến tranh Việt Nam, chỉ được sử dụng đến khi chi phí bảo trì cao đến mức phải thay thế".
"Không quân Việt Nam chủ yếu là Su-22, bên cạnh Mig 21. Đây không phải là những phi cơ chiến đấu hiện đại mà những nước như Trung Quốc còn muốn đưa vào sử dụng."
Ông Carl Thayer cho biết các vụ rơi máy bay gần đây đang xác nhận đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về điểm yếu của quân đội Việt Nam.
"Năm ngoái có một buổi thảo luận về Việt Nam mà tôi đã tham dự," ông nói.
"Một trong các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tổng hợp nhiều tài liệu của nước này về Việt Nam, trong đó đánh giá các điểm mạnh yếu của quân đội Việt Nam."
"Một trong các điểm yếu lớn nhất là chất lượng huấn luyện. Họ cho rằng với chất lượng huấn luyện hiện nay thì quân đội Việt Nam không đủ sức ứng phó với chiến tranh."
"Những nước như Hoa Kỳ thường lấy số giờ huấn luyện của phi công nước mình ra để so sánh với các nước khác và từ đó đánh giá độ thiện chiến của các nước khác."
"Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng công tác hậu cần và chất lượng bảo trì là các điểm yếu khác của Việt Nam."
"Trong tình huống chiến tranh thực sự, cả hai công tác này sẽ đứng trước thách thức rất lớn vì phải đảm bảo lịch trình rất gấp và độ hiệu quả rất cao".
"Tôi nghĩ phía Trung Quốc sẽ theo dõi sát kết luận từ phía Việt Nam về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn mới nhất".
"Nguyên nhân được công bố sẽ thể hiện rõ nhất khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam".
Theo NTD/BBC
Các loại áo phao cho phi công Su-22 bay biển Khi làm nhiệm vụ trên biển, ngoài bộ đồ kháng áp, các phi công chiến đấu bắt buộc phải mặc thêm áo phao tự bơm. SAZh-43P là loại áo phao tự bơm thông dụng cho phi công Su-22 bay biển. Loại áo màu cam này phục vụ tìm cứu bằng mắt ban ngày nên nó chỉ có còi và đèn nháy chạy pin...