Khám phá di tích hang xóm Trại ở Mường Vang
Cách đây gần 20 năm, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện dấu mòn đi lại tiền sử dài chừng 6m ở phía Nam cửa hang xóm Trại, xã Tân Lập ( Lạc Sơn).
Khi phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu 60 – 70 cm, có niên đại 8.000 – 9.000 năm, hiện trạng gần như nguyên vẹn.
Cách đây gần 20 năm, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện dấu mòn đi lại tiền sử dài chừng 6m ở phía Nam cửa hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn).
Khi phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu 60 – 70 cm, có niên đại 8.000 – 9.000 năm, hiện trạng gần như nguyên vẹn.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á giới thiệu, chia sẻ với truyền thông về những phát hiện mới đối với nền Văn hóa Hòa Bình in dấu ở hang xóm Trại.
Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, xóm Trại thuộc xã Trung Hoàng, tổng Trung Hoàng, phủ Lạc Thổ, đạo Thanh Bình. Năm 1886, xóm thuộc địa phận Mường Vang xưa, nay thuộc các xã Quý Hòa, Tân Lập, Nhân Nghĩa. Với địa hình được bao bọc xung quanh là núi đá vôi, hang nằm ở giữa thung lũng đồng bằng rộng lớn được người dân canh tác lúa nước. Đứng từ trên đỉnh núi đá nhìn xuống có thể bao quát hết vùng trung tâm của Mường Vang. Đáng chú ý tại hang xóm Trại phát hiện nhiều dấu tích của người cổ xưa. Năm 1980, trong chuyến công tác nghiên cứu lập bản đồ của phương án Hòa Bình – Tân Lạc, đoàn địa chất 203 đã phát hiện dấu vết văn hóa nguyên thủy ở hang xóm Trại, thu được 108 hiện vật đá và một số xương động vật các loại. Đoàn khảo sát cũng phát hiện ngách đi vào hang sớm nhất của những người nguyên thủy đầu tiên sử dụng hang này. Ngách nằm sâu dưới mặt tầng văn hóa cổ chừng 4 m, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang.
Video đang HOT
Những bậc cao niên ở vùng trung tâm Mường Vang kể rằng, trước đây, xóm Trại là vùng rừng rậm rạp với rất nhiều cây sồi dẻ. Con người sơ khai sinh sống bằng hái lượm sồi dẻ, bắt và săn bắt thú rừng. Hiện tại, 6 vết mòn sâu và lớn đã được phát hiện bên dưới tầng Văn hóa Hòa Bình và đang trong quá trình bị nước nhũ kết cứng. So với hệ thống vết mòn phát hiện trước đó, những dấu vết mới phát hiện có độ mòn sử dụng lâu và rõ rệt hơn nhiều, chứng tỏ đây là nơi mà con người nguyên thủy từng cư trú và là phát hiện về con người cổ nhất thế giới.
Trong di tích hang đá xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm, các nhà khảo cổ còn thu được khá nhiều tàn tích các vỏ huyễn thể và thực vật. Viêc phát hiện được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hóa của hang đá Trại có thể là minh chứng vật chất về một nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai thời Văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt là các nhà khoa học đã tìm thấy một ngôi mộ nằm ở địa tầng có niên đại trên 17.000 năm. Di tích của người xưa để lại còn có một số bếp lửa, trong đó rõ nhất là chiếc bếp được xếp bởi ba hòn đá lớn, khá đẹp và điển hình với đống tro tàn màu đỏ sậm. Cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa hoàn toàn giải mã hết những bí ẩn lưu giữ tại hang xóm Trại.
Đến hang đá xóm Trại, chúng ta được tìm hiểu cuộc sống của người tiền sử Văn hóa Hòa Bình. Theo lối đi cổ 21 ngàn năm tuổi như dẫn du khách về với thuở sơ khai của trời đất. Lòng hang đá xóm Trại khá rộng, phía trên vòm hang chia thành 3 ngăn, ngăn giữa cao nhất với 2 hộc lõm như 2 quả trứng gà khổng lồ dính liền. Cuối năm 2014, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt là một trong những người sáng lập “Câu lạc bộ bạn của những người yêu mến Văn hóa Hòa Bình” đã đứng ra kêu gọi bạn bè, các nhà hảo tâm yêu mến di sản dân tộc đóng góp tiền của để khắc phục tình trạng đá lở, tu sửa lại ngôi chùa đã bị đá rơi làm hư hại với mong muốn nơi đây trở thành một trong những cái nôi của Văn hóa Hòa Bình. Đến với hang đá Trại, người dân và du khách còn có điều kiện tham quan, tìm hiểu về không gian văn hóa dân tộc Mường, ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của thung lũng Mường Vang – 1 trong 4 Mường lớn của tỉnh Hòa Bình.
Đền, chùa Cao Báng Một điểm đến hấp dẫn ở Phú Bình
Đây là một trong những khu di tích mới được phát hiện ở huyện Phú Bình, chưa nhiều người biết đến.
Di tích nằm ở xóm Bờ La, xã Tân Kim, nhân dân thường gọi là Núi Chùa Cao Báng...
Đây là một trong những khu di tích mới được phát hiện ở huyện Phú Bình, chưa nhiều người biết đến. Di tích nằm ở xóm Bờ La, xã Tân Kim, nhân dân thường gọi là núi chùa Cao Báng, cách trung tâm huyện Phú Bình 7km, cách trung xã Tân Kim 4km, cách trung tâm TP. Thái Nguyên khoảng 35km về phía Đông Nam.
Giếng Cô Tiên trên núi chùa Cao Báng.
Đền và chùa Cao Báng đều nằm ở trên núi. Núi Cao Báng có độ cao 257m so với mực nước biển, là điểm cao nhất của huyện Phú Bình. Núi đất xen đá, nhấp nhô trùng điệp, đột khởi giữa khu vực đồng bằng của xã Tân Kim. Núi gồm nhiều ngọn, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và bí ẩn.
Đứng trên ngọn núi Cao Báng có thể nhìn ra xung quanh thấy toàn cảnh huyện Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, huyện Phú Bình và một phần huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Địa hình, phong cảnh núi non Cao Báng rất hùng vĩ và cuốn hút. Đường từ chân núi lên đất đá mấp mô, có đoạn dốc thẳng đứng nhưng thú vị, thu hút nhiều khách du lịch đến leo núi, khám phá thiên nhiên.
Đoạn từ chân núi đi lên còn có giếng Cô Tiên. Đây là chiếc giếng có nguồn nước chảy tự nhiên từ trong lòng núi ra, nước trong mát, ngọt, giếng Cô Tiên nông nước, nên có thể nhìn thấu tận đáy. Giếng Cô Tiên là điểm dừng đầu tiên của khách đến tham quan chùa Cao Báng.
Từ giếng Cô Tiên lên tới đền Hạ khoảng 1.600m. Tại điểm dừng chân này, du khách có thể nghỉ ngơi sau thời gian leo núi, chiêm ngưỡng cảnh quan rừng núi, thư giãn, hưởng không khí mát mẻ của gió núi, hương rừng trong lành, thoải mái.
Từ đền Hạ đi ngược dốc thoai thoải lên địa điểm đền Trung, điểm cuối là chùa Thượng - điểm cao nhất trong các di tích.
Trải nghiệm leo núi chùa Cao Báng.
Kết quả khảo sát cho thấy, mặt bằng có 3 ngọn núi cao theo kiểu tam cấp, thấp dần. Ngôi chùa cổ được người xưa xây dựng từ lâu đời không ai còn nhớ. Tại vị trí di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như Cây hương đá dạng bia đá được tạo hình như một cây cột trụ trời, tạo dáng mỹ thuật chau chuốt cao 1,3m, trên đỉnh tạc bát hương hình tròn, đế hình vuông, thân có 4 cạnh khắc chữ Hán Nôm. Nội dung ghi lại họ tên của một số cá nhân ở huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, phủ Hạ Hồng, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, đã công đức xây dựng chùa, văn bia có niên đại thời Lê Bảo Thái năm thứ 3 (1722).
Trên mặt nền của ngôi chùa xưa có dấu tích của các nền chùa qua các vật liệu được sử dụng làm chùa, bằng đá như: Cột đá, chân kê bằng đá được đẽo gọt sử dụng làm đền và chùa xưa.
Hiện tại, đền Hạ, chùa Thượng trên núi Cao Báng được nhân dân địa phương xây dựng tạm các công trình nhỏ để làm nơi mọi người thăm viếng lễ thần, Phật, Mẫu, là không gian thư giãn, nghỉ dưỡng lý thú.
Ngày 23/11/2021, UBND tỉnh có Quyết định số 3669/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đền và chùa Cao Báng, xã Tân Kim, huyện Phú Bình.
Để Yên Tử trở thành điểm du lịch tâm linh hàng đầu quốc gia Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, nơi được mệnh danh là cố đô Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy, đưa Yên Tử trở thành trung tâm văn hóa du lịch tâm linh quốc gia là một trong những định hướng phát triển lâu dài...