Khám phá chiếc cặp của học sinh Nhật Bản: Bên trong chứa đựng cả “thế giới”
Hình ảnh học sinh Nhật Bản tung tăng đến trường với bộ đồng phục đẹp đẽ, chiếc cặp dễ thương thường thấy qua các bộ phim hoặc tranh vẽ. Chắc hẳn nhiều người sẽ tò mò bên trong chiếc cặp đó có những gì.
Chiếc cặp chống gù lưng dành cho học sinh của Nhật Bản đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là đất nước đầu tiên trên thế giới sản xuất loại cặp tiên tiến này vì người Nhật rất kỹ tính và đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu.
Cấu tạo bên trong chiếc cặp sách chống gù của học sinh Nhật Bản.
Chiếc cặp của học sinh cấp 1 ở Nhật Bản được ví như “chiếc tủ thu nhỏ” trên lưng các em. Tất cả sách, vở, dụng cụ, khăn lau, đồ dùng cá nhân, đôi khi cả đồ ăn chuẩn bị sẵn… được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng vào “chiếc tủ” mini này.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, chiếc cặp này chỉ sử dụng bắt buộc đối với học sinh tiểu học. Lên cấp 2, học sinh có thể tự do mang các loại cặp mình yêu thích.
Bên trong chiếc cặp của học sinh lớp 3.
Dù nhiều loại nhưng tất cả các loại cặp của học sinh Nhật Bản đều có một điểm chung là theo độ tuổi, cấp học, sẽ ngày một nặng hơn và chứa nhiều thứ hơn. Theo số liệu được tính toán, trọng lượng trung bình của chiếc cặp học sinh ở Nhật đeo mỗi ngày nặng tới 18.5kg.
Học sinh cấp 2 phải dùng cặp to hơn vì các em không chỉ mang sách vở, đồ dùng học tập mà còn mang dụng cụ sinh hoạt câu lạc bộ, dụng cụ viết Kanji…
Nếu như không dùng một chiếc cặp to lớn để đựng tất cả thì trẻ em sẽ dễ nhầm lẫn các dụng cụ; không thoải mái khi phải mang nhiều thứ cùng lúc; dễ bị đánh rơi đồ đạc vì không thể quản cùng lúc hết mọi thứ.
Để phòng tránh những lúc học sinh bị té ngã hoặc bất ngờ gặp nguy hiểm, chiếc cặp to này được thiết kế đeo trên vai thay vì xách tay.
Học sinh Nhật Bản đến trường không chỉ mang sách vở, đồ dùng học tập mà còn mang dụng cụ sinh hoạt câu lạc bộ, dụng cụ viết Kanji, bình nước, hộp cơm…
Trung bình mỗi ngày học sinh sẽ đeo cặp đi bộ ít nhất 5,7km, trong khoảng thời gian hơn 20 phút để đến trường.
Chiếc cặp của học sinh cấp 3 Nhật Bản nhiều đồ hơn rất nhiều so với cấp học trước. Đặc biệt là cặp của nữ sinh.
Ngoài lượng sách vở phải mang đến trường tương đối nặng, học sinh nữ còn mang hàng tá đồ chẳng liên quan đến việc học như: nữ trang, đồ trang điểm, lược, khăn tay, dây buộc tóc, băng dính, gương, điện thoại… Thậm chí cả cục phát wifi. Trước đây, học sinh cấp 3 còn hay mang quà bánh đến lớp.
Những chiếc cặp của học sinh cấp 3.
Chiếc cặp còn được học sinh trang trí bằng nhân vật hoạt hình ưa thích. Đúng với phong cách nữ sinh Nhật Bản luôn dễ thương, chiếc cặp đi học của các em cũng vậy, luôn phải có những chiếc móc đáng yêu và lộng lẫy nhất.
Ngoài ra, theo ước tính tuổi thọ của những chiếc cặp ở Nhật rơi vào khoảng trên 6 năm nhưng hầu hết chúng vẫn còn mới và ít trầy xước. Chiếc cặp này sau đó hoàn toàn có thể biến thành những chiếc túi thời trang nữ tiện dụng chứa nhiều món đồ cần thiết khi đi ra ngoài.
Theo Helino
"Rồng rắn" xếp hàng mua sách cho con trước ngày tựu trường
Trong hai ngày cuối tuần 17 và 18/8, tại các nhà sách ở TPHCM luôn đông nghịt phụ huynh, học sinh đến mua sách vở, dụng cụ học tập chuẩn bị cho năm học mới. Những giờ cao điểm, phụ huynh phải "rồng rắn" xếp hàng dài cả chục mét để cho thanh toán.
Nguyên do là hôm nay (19/8), học sinh TPHCM bắt đầu tựu trường nên để chuẩn bị cho năm học mới, học sinh, phụ huynh đổ xô đi mua sách vở, dụng cụ học tập...
Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận phụ huynh, học sinh mua sắm sách vở, dụng cụ học tập vào đầu năm học mới:
Phụ huynh lựa chọn đồ dung, dung cụ học tập cho con
Theo như lời nhân viên một số nhà sách, đến nay chưa thấy tình trạng thiếu sách cục bộ như năm trước song một số vẫn có thiếu một vài cuốn ở các khối lớp 6 và 11.
Ở các quầy tính tiền luôn trong tình trạng đông nghịt người
Lựa chọn dụng cụ học tập
Phụ huynh "rồng rắn" xếp hàng dài chờ tính tiền
Clip Ngô Tùng
NGUYỄN DŨNG- NGÔ TÙNG
Theo Tiền phong
Có thể để phụ huynh chọn lớp, chọn giáo viên chủ nhiệm cho con? Năm học mới 2019- 2020 đang khởi động. Hiện nay, nhiều địa phương đã công bố khung thời gian năm học 2019- 2020. Ảnh minh họa Ngoài việc chuẩn bị trang phục, sách vở, dụng cụ học tập, việc năm tới con mình học lớp nào, thầy cô nào chủ nhiệm được rất nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là đầu cấp,...