Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn
Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ.
Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện.
Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ.
Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện.
Cảnh quan ruộng bậc thang vào mùa lúa chín ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cuốn hút du khách đến tham quan, khám phá.
Video đang HOT
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án di sản “Ruộng lúa, ruộng bậc thang của người Mường Hòa Bình” (năm 2021), các khu ruộng lúa của người Mường Hòa Bình phần lớn nằm trên địa bàn 3 huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn. Trong đó, quần thể ruộng bậc thang của huyện Lạc Sơn được xác định là vùng lõi với hàng trăm thửa ruộng lớn nhỏ, cảnh quan vô cùng ngoạn mục. Nơi đây, văn hóa trồng lúa trên khu vực ruộng bậc thang song hành với tập tục văn hóa tín ngưỡng trải qua hàng trăm thế hệ tiếp nối nhau tạo nên đời sống vật thể phong phú, hệ sinh thái bền vững.
So với các xã trong khu vực ruộng bậc thang được bảo tồn, xã vùng cao Miền Đồi có cảnh quan ruộng bậc thang đặc sắc hơn cả, với diện tích khoảng 800 ha thuộc địa bàn nhiều xóm như: Thây Voi, Róm Bái, Rểnh, Thăn Trên, Thăn Dưới, Vôi Thượng, Vôi Hạ… Tại đây, xen kẽ các khu ruộng bậc thang là những thác nước đẹp với độ cao hàng trăm mét đổ xuống, những cánh rừng nhỏ, bản làng cùng các nếp nhà sàn tạo nên khung cảnh giao hòa với thiên nhiên và con người. Có khu ruộng nằm ở địa hình nhiều đồi nhấp nhô, thay đổi chiều cao, độ rộng tạo cảnh quan muôn hình, muôn vẻ. Ở xóm Vôi Thượng và Vôi Hạ còn có khoảng 80 ha ruộng nằm trên độ cao từ 600 – 850m nên khí hậu mát mẻ về mùa hè và khá lạnh vào mùa đông. Đây cũng là vùng trồng các loại lúa bản địa, quê hương của đặc sản gạo nếp Trứng Khe.
Nhắc đến khu ruộng bậc thang đẹp không thể không kể đến khu ruộng của các xóm: Thêu, Vệ, Củ, Ngọc, Kẻm, Rọi, Đồi Thung thuộc xã Quý Hòa với diện tích khoảng 300 ha. Các khu ruộng có cốt cao độ từ 300 – 750m, địa hình càng lên cao rừng tự nhiên nguyên sinh càng lâu đời, các khu ruộng càng dốc và hòa với thiên nhiên. Tại xã Mỹ Thành có khoảng 320 ha chia làm 2 khu ruộng chính (khu Cỏ và các xóm: Pheo, Riệc, Bờ Cả, Xì). Một phần các khu ruộng chạy dọc theo tỉnh lộ đi Kim Bôi, phần còn lại xen giữa các bản làng và chân núi, các cánh rừng với cốt cao độ 200 – 400m, vẻ đẹp đặc trưng kết hợp bản làng, rừng cây, ruộng lúa tạo thành bức tranh tổng thể.
Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lạc Sơn, nét đặc trưng nổi bật của thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng Mường Vang là hệ thống ruộng rộng và đẹp, các rừng cây xen kẽ, xóm làng của người Mường gần như chưa bị thay đổi bởi đô thị hóa. Nguồn nước dồi dào cung cấp cho ruộng lấy từ các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Vẻ đẹp quần thể ruộng bậc thang còn hòa vào thiên nhiên hoang sơ với nhiều khu núi karst độc đáo, hệ thống thác nước, hang động, thảo nguyên, suối nước nóng… Ngoài vị trí độc đáo, cảnh quan đẹp, nhiều khu ruộng bậc thang có sự kết nối giao thông liên huyện, tuyến đường giao thông khá thuận tiện cho du lịch liên vùng.
Ruộng bậc thang cũng được xác định là một hợp phần của cảnh quan văn hóa, kết hợp với phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, không gian cư trú của cộng đồng Mường nơi đây. Trên địa bàn có nhiều di tích khảo cổ có thể thành điểm tham quan du lịch như Hang xóm Trại – xã Tân Lập, hình vẽ ở bãi đá xóm Cỏ – xã Mỹ Thành… Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ thắng cảnh ruộng bậc thang; quan tâm phục dựng và trình diễn các lễ hội truyền thống, nhất là các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng, tập quán trồng lúa; quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của danh thắng ruộng bậc thang. Cùng với đó, chú trọng bảo tồn nhằm từng bước xây dựng sản phẩm du lịch, tham quan trải nghiệm.
Cũng với hệ thống ruộng bậc thang tạo điểm nhấn cho vẻ đẹp cảnh quan miền sơn cước, huyện Lạc Sơn đang thu hút du khách và một số doanh nghiệp, tập đoàn đến khảo sát, nghiên cứu, lựa chọn đầu tư loại hình du lịch sinh thái. Tiêu biểu là Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời – Sun Group đã lựa chọn đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Đồi Thung và Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Khả với tổng vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Du khách thích thú với "ruộng bậc thang" màu đỏ cam trên đỉnh Fansipan
Đầu thu, hơn 2.000m2 hoa dơn lúa đang đua nhau khoe sắc, tạo thành một ruộng bậc thang hoa có một không hai nơi đỉnh thiêng Fansipan.
Hoa dơn lúa (tên khoa học crocosmia) là một họ nhỏ của gia đình hoa diên vĩ, vốn dĩ không phải loài hoa sinh trưởng tự nhiên trên đỉnh thiêng Fansipan, nơi điều kiện thời tiết khắc nghiệt chỉ có trúc lùn và đỗ quyên bám trụ. Song với sự kiên trì cùng những đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của nhân viên cảnh quan Sun World Fansipan Legend, sau thời gian dài ươm trồng, dơn lúa giờ đã trở thành loài hoa báo hiệu mùa thu tới nơi đỉnh thiêng Fansipan.
Năm nay, dơn lúa được trồng thành từng bậc thang rộng lớn bên sườn núi. Ảnh: Sungroup
Loài hoa mỏng manh, đến từ Hy Lạp xa xôi song lại hợp với đất trời Fansipan một cách lạ kỳ. Dơn lúa ở đây cho bông to và sắc cam đậm hơn, nở rộ nhiều tháng, thắp sáng cả một khoảng không gian rộng lớn nơi đỉnh Fansipan mây phủ, sương vờn.
Hoa dơn lúa dệt gấm, thêu hoa trên đỉnh trời, kéo dài tới gần Kim Sơn Bảo Thắng Tự, công trình văn hóa tâm linh, tọa lạc ở độ cao 3.000 m so với mực nước biển. Trong không gian bảng lảng huyền ảo của đỉnh thiêng Fansipan, những công trình mang dáng chùa Việt cổ từ thế kỷ 15-16 ẩn hiện, hài hòa cùng thảm dơn lúa đẹp mê mải, khiến du khách ngỡ như đang dạo bước miền tiên cảnh.
Ở bất cứ khu vực nào từ cabin cáp treo, tàu hỏa leo núi Fansipan đến Đại Tượng Phật A Di Đà, Kim Sơn Bảo Thắng Tự... du khách vẫn có thể thấy những triền hoa như nhuộm đỏ cam cho cả một vùng núi, đầy mê hoặc.
Những triền hoa như nhuộm đỏ cam một góc núi rừng. Ảnh: Sungroup
Những triền hoa lạ thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Vì thế thay vì đi qua lối lên đỉnh Fansipan như thường lệ, hàng nghìn du khách đã lựa chọn đường đi qua "ruộng bậc thang" dơn lúa, để lưu lại hình ảnh có một không hai nơi đỉnh trời Tây Bắc với loài hoa mộc mạc song không kém phần kiêu sa này.
Chị Phương Trang, du khách Hải Phòng cho biết đây là lần đầu tiên chị đến Fansipan vào mùa thu, bầu trời cao trong và rất mát mẻ. Đặc biệt chị rất ấn tượng với khu vườn hoa dơn lúa, loài hoa chị vẫn thường mua về trưng bày trong nhà lại xuất hiện bạt ngàn nơi đỉnh cao như thế này. "Dơn lúa là loài hoa tượng trưng cho sự đủ đầy, may mắn và hạnh phúc, vì vậy được gặp chúng ở đây cũng giống như mình được nhận một lời chúc phúc rất ý nghĩa", chị nói.
Triền hoa trải tầng tầng lớp lớp như ruộng bậc thang. Ảnh: Sungroup
Dơn lúa tại Fansipan nở rộ từ tháng 8 đến hết tháng 11, cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm để săn lúa, săn mây nơi rẻo cao. Lúc này đây, nắng vàng như rót mật cũng gọi mùa lúa chín dần khắp bản làng Tả Van, Ý Linh Hồ và thung lũng Mường Hoa. Từ tuyến cáp treo lên đỉnh thiêng Fansipan băng qua thung lũng Mường Hoa, du khách được thu vào tầm mắt bức tranh thiên nhiên ngoạn mục, nơi dãy núi hùng vỹ đang ôm ấp biển lúa vàng nối đuôi nhau tận chân trời.
Mùa thu cũng là mùa của đủ đầy và ấm no khắp những bản làng vùng cao. Không khí reo vui ấy cũng hòa chung ở Bản Mây tại nhà ga đi cáp treo Fansipan, nơi quy tụ không gian văn hóa của 5 đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa như H'Mong, Tày, Giáy, Dao, Xa Phó. Tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm mùa thu hoàn toàn mới lạ, khi cùng bà con tự tay đồ xôi, giã gạo, nặn bánh dày hay làm bánh chưng. Đừng quên ghé thăm từng nhà, tựu lại bên bếp lửa, cùng họ trò chuyện, nghe những làn điệu truyền thống và thưởng thức những món ăn nóng sốt trong tiết trời se se lạnh.
Mùa lúa chín vàng ở Sa Pa. Ảnh: Sungroup
Mùa thu vẽ lên Sa Pa những thửa ruộng bậc thang chín vàng, nắng hanh hao khắp núi rừng. Mùa thu cũng không quên điểm lên bức tranh thi vị ấy ngàn sắc hoa tươi nơi đỉnh thiêng Fansipan, được ươm trồng bởi những người làm du lịch tâm huyết. Vì thế đến Sa Pa trong mùa vàng đẹp nhất năm, đừng bỏ lỡ cơ hội hòa trong biển hoa dơn lúa đổ sắc cam vàng, để được nhận những lời chúc may mắn, hạnh phúc từ "Nóc nhà Đông Dương"
Du lịch Tây Bắc: Ngắm ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp như tranh Mùa nước đổ, những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp khoác chiếc áo mới lấp lánh in hình đất trời, khiến khách du lịch Tây Bắc ngỡ ngàng. Đẹp mơ màng mùa nước đổ nơi vùng cao Tây Bắc. Ảnh: Nguyễn Tuấn Khoa Ở vùng núi Tây Bắc bà con chỉ cấy duy nhất một vụ trong năm. Mùa cấy vào...